Dưới đây là Lý thuyết và bài tập Chương III Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020 được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm chia làm 2 phần có đáp án sẽ giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 12 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG III AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
A. LÝ THUYẾT
1. Cấu tạo phân tử
amin bậc I: R–NH2.
α–amino axit: R–CH(NH2)COOH
Một số amino axit quan trọng:
H2N–CH2COOH: axit aminoetanoic, axit aminoaxetic, Glyxin (Gly)
CH3CH(NH2)COOH: axit 2–aminopropanoic, axit α–aminopropionic, Alanin (Ala)
(CH3)2CHCH(NH2)COOH: axit 2–amino–3–metylbutanoic, axit α–aminoisovaleric, Valin (Val)
p–HO–C6H4–CHCH(NH2)COOH: Axit–2–amino–3 (4–hiđroxiphenyl)– propanoic, axit α–amino–β (p–hidroxi phenyl) – propionic, Tyrosin (Tyr)
HOOC–[CH2]2CH(NH2)COOH: axit 2–aminopentan–1,5–đioic; axit α–amino glutamic, axit glutamic (Glu)
H2N–[CH2]4–CH(NH2)COOH: axit–2,6–điamino hexanoic; axit α,ε–điamino caproic, Lysin (Lys)
peptit: ...HN–CH(R)–CO–NH(R’)–CO...
2. Tính chất
a. Tính chất của nhóm amino NH2:
Tính bazơ: R–NH2 + H2O → [R–NH3]+ + OH–.
Tác dụng với axit cho muối: R–NH2 + HCl → [R–NH3]+Cl–.
Mọi yếu tố làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ trong phân tử amin thường làm tăng tính bazơ. Những nhóm đẩy electron, chẳng hạn như các gốc ankyl sẽ làm cho tính bazơ tăng lên. Ngược lại nhóm phenyl sẽ làm tính bazơ yếu đi.
Vì vậy các amin mạch hở có tính bazơ mạnh hơn (dung dịch của chúng có thể làm xanh giấy quỳ) so với amin thơm (Anilin không làm xanh giấy quỳ).
(CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Tác dụng với HNO2: Dựa vào khả năng phản ứng khác nhau đối với HNO2 của các amin mỗi bậc, người ta có thể phân biệt được chúng. Thực tế HNO2 không bền, nên dùng hỗn hợp NaNO2 + HCl.
Amin béo bậc 1: Tác dụng với axit nitrơ tạo ancol tương ứng và giải phóng khí nitơ.
R–NH2 + HNO2 → R–OH + N2 + H2O.
Thí dụ: C2H5–NH2 + HONO → C2H5–OH + N2 + H2O.
Amin thơm bậc 1: Tác dụng với axit nitrơ trong môi trường axit ở nhiệt độ thấp tạo ra muối điazoni, đun nóng dung dịch muối điazoni sẽ tạo ra phenol và giải phóng nitơ.
Thí dụ: C6H5–NH2 (anilin) + HONO + HCl → C6H5N2+Cl– (phenylđiazoni clorua) + 2H2O.
C6H5N2+Cl– + H2O → C6H5OH + N2 + HCl.
Các amin bậc 2 thuộc dãy thơm hay dãy béo đều dễ dàng phản ứng với HNO2 tạo thành nitrozamin (Nitroso) màu vàng:
R–NH–R’ + HONO → R–N(R’)–N=O + H2O.
Amin bậc 3: Không phản ứng.
Tác dụng với dẫn xuất halogen: R–NH2 + CH3–I → R–NH–CH3 + HI.
b. Amino axit có tính chất của nhóm COOH
Tính axit thông thường: tác dụng với oxit kim loại, bazo, kim loại đứng trước hidro, muối của axit yếu hơn.
Phản ứng este hóa: RCH(NH2)COOH + R’OH → RCH(NH2)COOR’ + H2O.
c. Amino axit có phản ứng giữa nhóm COOH và nhóm NH2:
Trong dung dịch amino acid tạo ion lưỡng cực: H3N+–CH(R)–COO– → H2N–CH(R)–COOH.
Phản ứng trùng ngưng của các amino axit tạo poliamit:
nH2N–[CH2]5–COOH → (–NH–[CH2]5–CO–)n + nH2O.
d. Phản ứng của nhóm peptit CO–NH
Phản ứng thủy phân: H2N–CH(R)–CO–NH–CH(R’)–COOH + H2O → H2NCH(R)COOH + H2NCH(R’)COOH
Phản ứng màu với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh tím đặc trưng đối với các protein có từ 2 liên kết peptit trở lên.
e. Anilin và nhiều protein có phản ứng thế dễ dàng nguyên tử H của vòng benzen
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 (kết tủa trắng) + 3HBr.
B. MỘT SỐ PHẢN ỨNG HÓA HỌC THƯỜNG GẶP
1. C2H5–NH2 + HONO → C2H5–OH + N2 + H2O
2. C6H5–NH2 + HONO + HCl → C6H5N2Cl + 2H2O.
3. C6H5N2Cl + H2O → C6H5OH + N2 + HCl.
4. R–NH–R’ + HONO → R–N(R’)–N=O + H2O.
5. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH–.
6. CH3NH2 + HCOOH → HCOOH3NCH3.
7. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
8. CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
9. C6H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3C6H5.
10. C6H5NH2 + H2SO4 → C6H5NH3HSO4.
11. 2C6H5–NH2 + H2SO4 → [C6H5–NH3]2SO4.
12. H2N–C6H5 + H2SO4 → H2N–C6H4SO3H + H2O.
13. C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 (kết tủa trắng) + 3HBr.
14. R–NO2 + 6H+ → R–NH2 + 2H2O
15. C6H5–NO2 + 6H+ → C6H5–NH2 + 2H2O
16. R–NO2 + 6HCl + 3Fe → R–NH2 + 3FeCl2 + 2H2O
17. R–OH + NH3 → R–NH2 + H2O
18. 2R–OH + NH3 → (R)2NH + 2H2O
19. 3R–OH + NH3 → (R)3N + 3H2O
20. R–Cl + NH3 → R–NH3Cl.
21. R–NH2 + HCl → R–NH3Cl.
22. R–NH3Cl + NaOH → R–NH2 + NaCl + H2O
23. H2NR(COOH)a + aNaOH → H2N(COONa)a + aH2O
24. 2H2N–R–COOH + 2Na → 2H2N–R–COONa + H2.
25. H2N–R–COOH + R’–OH → H2N–R–COOR’ + H2O
26. H2N–R–COOH + HCl → ClH3N–R–COOH
27. ClH3N–R–COOH + 2NaOH → H2N–R–COONa + NaCl + H2O.
28. H2N–RCOOH + HNO2 → HO–RCOOH + N2 + H2O
29. nH2N–[CH2]5–COOH → (–NH–[CH2]5–CO–)n + nH2O.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Sự sắp xếp theo trật tự tăng dần tính bazơ giữa etylamin, phenylamin và amoniac đúng là
A. amoniac < etylamin < phenylamin.
B. etylamin < amoniac < phenylamin.
C. phenylamin < amoniac < etylamin.
D. phenylamin < etylamin < amoniac.
Câu 2 Cho 3,04g hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 5,96g muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là
A. CH5N; C2H7N.
B. C3H9N; C2H7N.
C. C3H9N; C4H11N.
D. C4H11N; C5H13N.
Câu 3 X là một α–amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 15,1g X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 18,75g muối của X. Công thức của X là
A. CH3CH(NH2)–COOH.
B. H2N–CH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)–COOH.
D. C6H5CH2CH(NH2)–COOH.
Câu 4 X là một axit α–monoamino monocacboxylic, có tỉ khối hơi so với không khí là 3,07. X là
A. glyxin. B. alanin.
C. axit α–aminobutiric. D. axit glutamic.
Câu 5 Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6 Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52g X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl thu được 2,98g muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,04 mol; 0,2M. B. 0,02 mol; 0,1M. C. 0,06 mol; 0,3M. D. 0,05 mol; 0,4M.
Câu 7 Có 3 chất hữu cơ gồm NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH/HCl. D. quỳ tím.
Câu 8 Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9g este A thu được 13,2g CO2, 6,3g H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần lượt là
A. CH(NH2)2COOCH3; CH(NH2)2COOH.
B. CH2(NH2)COOH; CH2(NH2)COOCH3.
C. CH2(NH2)COOCH3; CH2(NH2)COOH.
D. CH(NH2)2COOH; CH(NH2)2COOCH3.
Câu 9 Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng là
A. NaOH. B. AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2. D. HNO3.
Câu 10 Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất khử nào sau đây?
A. NH3. B. khí H2. C. cacbon. D. Fe + HCl.
Câu 11 Chất nào sau đây không có phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. quỳ tím.
Câu 12 Cho 15g hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
A. 16,825g. B. 20,18g. C. 21,123g. D. Đáp án khác.
Câu 13 Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
A. H2NCH2COOH. B. C2H5NO2. C. HCOONH3CH3. D. CH3COONH4.
Câu 14 Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H7O2N, A tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo đúng của A là
A. CH3CH(NH2)COOH. B. CH2=CH–COONH4.
C. HCOOCH2CH2NH2. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 15 Cho các chất: etylen glicol (1), axit aminoaxetic (2), axit oxalic (3), axit acrylic (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. chỉ có (2). D. Cả bốn chất.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập Chương III Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!