YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập củng cố Vùng biển và thềm lục địa nước ta Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố Vùng biển và thềm lục địa nước ta Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về vùng biển của nước ta trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC TA

I. Lý thuyết

a. Nước ta có vùng biển rộng lớn

– Diện tích trên 1 triệu km2

– Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.

b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển

– Nguồn lợi sinh vật: biển nước ta có độ sâu trung bình, ấm quanh năm, độ muối trung bình 30-330/00. Sinh vật biển rất phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao: cá, tôm, mực, cua, đồi mồi, bào ngư…trên các đảo ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến.

– Tài nguyên khoáng sản:

+ Dọc bờ biển là các cánh đồng muối, cung cấp khoảng 900.000 tấn hàng năm.

+ Titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thuỷ tinh…

+ Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu, khí lớn.

– Có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.

– Phát triển du lịch biển-đảo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như sau:

A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.

B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hướng dẫn giải

Các vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Biển có độ sâu trung bình.

B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.

D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Hướng dẫn giải

Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Bắc Bộ.

Hướng dẫn giải

Nam Trung Bộ có nhiều chim yến - tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.       

B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ       

D. Đông Nam Bộ

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 5:  Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ?

A.  Là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

B. Có nhiều điều kiện phát triển kinh tế liên hoàn biển - đảo - đất liền.

C. Vùng có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển cao nhất cả nước.

D. Vùng có số lượng và chất lượng lao động tốt vào loại hàng đầu của cả nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 6:  Vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm các tỉnh

A. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

B. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 7:  Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.

A. Vì chưa có các giải pháp xử lí ô nhiễm.

B. Vì môi trường biển là không thể chia cắt được.

C. Vì thiếu lực lượng để xử lí ô nhiễm.

D. Vì môi trường biển có sự biệt lập nhất định.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8:  Thảm thực vật rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 9:  Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta được xác định :

A. Có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

B. Có chiều rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.

C. Là vùng biển được quy định nhằm bảo đảm chủ quyền trên biển.

D. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 10:  Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Vĩnh Phúc

B.  Thái Nguyên

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 11:  Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?

A. Biển có độ sâu trung bình.

B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu.

C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi.

D. Độ muối trung bình khoảng 30-33%.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 12:  Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta không thuận lợi cho việc :

A. Phát triển các ngành khai thác hải sản.

B. Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.

C. Khai thác khoáng sản

D. Giao thông vận tải, du lịch biển

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 13:  Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :

A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.

B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.

C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.

D. Được phép khai thác hải sản và áp dụng các biện pháp chống gây ô nhiễm biển

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 14:  Nhân tố quan trọng gây nên tính chất ẩm của khí hậu nước ta là :

A. Biển Đông.     

B. Vị trí địa lí. 

C. Phân mùa của khí hậu.

D. Bức chắn của địa hình.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố Vùng biển và thềm lục địa nước ta Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON