YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập củng cố Khái niệm loài sinh học Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về loài sinh học trong chương trình Sinh học 12 thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố Khái niệm loài sinh học Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC

I. Kiến thức trọng tâm

1. Khái niệm loài:

- Có chung tính trạng hình thái, sinh lí

- Có khu phân bố xác định

- Giao phối sinh con có sức sống, sinh sản và cách li sinh sản với loài khác

2. Các tiêu chuẩn phân biệt loài:

- Hình thái

- Địa lí – Sinh thái

- Sinh lí – Sinh hoá

- Cách ly sinh sản

3. Cấu trúc loài:

Cá thể - quần thể - nòi – loài – chi – họ - bộ - lớp – ngành – giới – sinh giới

II. Bài tập

Câu 1. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là

A.  chúng cách li sinh sản với nhau.               B .chúng sinh ra con bất thụ.

C. chúng không cùng môi trường.                  D.  chúng có hình thái khác nhau.

Câu 2. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen.

B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.

D.củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.

Câu 3. Cách li trước hợp tử là

A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển.                      B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.                                 D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 4. Cách li sau hợp tử không phải là

A.trở ngại ngăn cản con lai phát triển.           B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.                     D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 5. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho

A. cách li trước hợp tử.           B. cách li sau hợp tử.

C. cách li tập tính.                   D. cách li mùa vụ.

Câu 6. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là

A.cách li địa lí.                          B. cách li sinh sản.    C. cách li sinh thái.     D.cách li cơ học.

Câu 7. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 lòai là tiêu chuẩn

A. địa lý – sinh thái.    B. hình thái.                C.sinh lí- sinh hóa.                  D.di truyền.

Câu 8. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li

A. sinh thái                  B. tập tính                   C. địa lí                        D. sinh sản.

Câu 9. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là

A. tiêu chuẩn hoá sinh                        B. tiêu chuẩn sinh lí

C. tiêu chuẩn sinh thái.                       D. tiêu chuẩn di truyền.

Câu 10. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 11. Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường

A. địa lí.          B. sinh thái.                 C. lai xa và đa bội hoá.           D. các đột biến lớn.

Câu 12. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng

A. cách li tập tính        B. cách li sinh thái      C. cách li sinh sản       D. cách li địa lí.

Câu 13. Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Cách li sinh sản      B. Hình thái                C. Sinh lí,sinh hoá                  D. Sinh thái

Câu 14. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế

A. Cách li sinh cảnh                B. Cách li cơ học   C. Cách li tập tính                        D. Cách li trước hợp tử           

Câu 15. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh

B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau

Câu 16. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể  giao phối với nhau.Đó là dạng cách li

A. tập tính                   B. cơ học                                             C. trước hợp tử                                   D. sau hợp tử

Câu 17. Cách li trước hợp tử gồm:

1: cách li không gian               2: cách li cơ học                      3: cách li tập tính

4: cách li khoảng cách            5: cách li sinh thái                   6: cách li thời gian.

Phát biểu đúng là:

A. 1,2,3                                   B. 2,3,4                                   C. 2,3,5                                   D. 1,2,4,6

Câu 18: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?

A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.

B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.

C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.

D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.

Câu 19: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là

A. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.      B. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.

C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.          D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.

Câu 20: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:

A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.

B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.

C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

Câu 21: Cho một số hiện tượng sau :

    (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á

    (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

    (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

    (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.

    Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?

    A. (1), (2)                      B. (3), (4)                            C. (2), (3)                          D. (1), (4)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố Khái niệm loài sinh học Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON