Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Lý thuyết ôn tập Cách viết giao tử và xác định kết quả lai thể đột biến của đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 bao gồm các phương pháp viết giao tử đột biến NST trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!
CÁCH VIẾT GIAO TỬ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI THỂ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ.
* Cách viết giao tử thể ba 2n+1
Cơ thể 2n+1 giảm phân cho giao tử n+1 mang 2 NST của cặp đó và giao tử n mang 1 NST của cặp đó, sử dụng sơ đồ hình tam giác.
- Ví dụ 1 : KG aaa và Aaa ở hoa cái theo sơ đồ sau
- Ví dụ 2: Ở một loài cây, gen A trội hoàn toàn quy định hoa đỏ, gen lặn a - hoa trắng, Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn cây hoa đỏ. Dùng phấn của một cây F1 thụ phấn hoàn toàn cho một cây F1 khác, được F2 có tỷ lệ 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Hướng dẫn
- Tỷ lệ cây hoa trắng ở F2 là \(\frac{1}{{12}} = \frac{1}{2} \times \frac{1}{6}\) suy ra cây F1 cho phấn có kiểu gen Aa, cây nhận phấn là cây 3 nhiễm có kiểu gen AAa phát sinh do tế bào noãn n+1 (AA) của cây hoa đỏ t/c AA kết hợp với hạt phấn n của cây aa (hoa trắng).
- Cây F1 (Aa) tạo 2 loại hạt phấn với tỷ lệ \(\frac{1}{2}\)A:\(\frac{1}{2}\)a khi thụ phấn cho cây 3 nhiễm AAa có 6 kiểu giao tử đều thụ tinh được với tỉ lệ \(\frac{1}{6}\)AA: \(\frac{2}{6}\) Aa : \(\frac{2}{6}\) A : \(\frac{1}{6}\) a đã tạo ra F2 có tỉ lệ \(\frac{11}{12}\) số cây có gen A (hoa đỏ) và \(\frac{1}{12}\) số cây kiểu gen aa (hoa trắng)
Sơ đồ lai: Pt/c: AA(Đỏ) × aa(Trắng)
GP: A và AA a
F1: Aa(2n) và AAa(2n+1). Tất cả đều hoa đỏ.
F1 x F1 : ♂ Aa( 2n) × ♀ AAa(2n+1)
GF! 1A : 1a 1AA : 2Aa : 2A : 1a
F2 KG: 1AAA : 3AAa : 2Aaa : 2AA : 3Aa : 1aa
KH: 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
* Xác định kết quả lai ở thể lệch bội:
Trường hợp 1: Các giao tử sinh ra đều có khả năng sinh sản
Xác định kết quả phân tính của F và tính trội, lặn khi biết kiểu gen P.
Cách giải:
- Xác định tính trội, lặn.
- Quy ước gen và viết sơ đồ lai.
- Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.
Ví dụ : Ở đậu, Gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu so với gen a quy định màu hạt trắng. Cây đậu mang đột biến lệch bội 2n + 1 giảm phân cho loại giao tử chứa 2 NST, có loại giao tử chỉ mang 1 NST của cặp, cây đậu 2n giảm phân bình thường. Xác định kiểu gen và KH của F1 từ phép lai sau: Aaa x Aa.
Giải:
- Bước 1: Xác định tính trội, lặn.
Theo bài ra: Hạt nâu là trội hoàn toàn so với hạt trắng.
- Bước 2: Quy ước gen và viết sơ đồ lai
gen A trội hoàn toàn quy định hạt nâu.
gen a quy định màu hạt trắng.
Sơ đồ lai: P Aaa x Aa
Gp: \(\frac{1}{6}\) A; \(\frac{2}{6}\) Aa ; \(\frac{1}{6}\) aa; \(\frac{2}{6}\) a \(\frac{1}{2}\) A ; \(\frac{1}{2}\) a
- Bước 3: Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.
- Kiểu gen: \(\frac{1}{12}\) AA ; \(\frac{3}{12}\) Aa; \(\frac{3}{12}\) Aaa; \(\frac{2}{12}\) AAa ; \(\frac{1}{12}\) aaa; \(\frac{2}{12}\) aa.
- Kiểu hình: \(\frac{9}{12}\) Hạt nâu : \(\frac{3}{12}\) Hạt trắng.
Trường hợp 2: Giao tử đột biến không có khả năng sinh sản
Xác định kết quả phân tính của F và tính trội, lặn khi biết kiểu gen P.
Cách giải:
- Xác định tính trội, lặn.
- Quy ước gen và viết sơ đồ lai (chú ý giao tử đột biến không có khả năng sinh sản vậy viết lại tỉ lệ giao tử trước khi viết hợp tử)
- Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F
Ví dụ: Ở cà độc dược alen A quy định quả tròn, a quy định quả bầu dục. Tế bào noãn thừa 1 NST mới thụ tinh được còn hạt phấn thừa 1 NST bị teo hoặc không nảy mầm trong ống phấn để thụ tinh được. Cho cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau.
Bước 1: Xác định tính trội, lặn.
Theo bài ra: quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục.
Bước 2: Quy ước gen và viết sơ đồ lai
gen A trội hoàn toàn quy định quả tròn.
gen a quy định màu quả bầu dục.
Sơ đồ lai: P Cơ thể cái Aaa x Cơ thể đực Aaa
Gp: \(\frac{1}{6}\) A; \(\frac{2}{6}\) Aa ; \(\frac{1}{6}\) aa; \(\frac{2}{6}\) a \(\frac{1}{6}\) A; \(\frac{2}{6}\) Aa ; \(\frac{1}{6}\) aa; \(\frac{2}{6}\) a
Giao tử đực thừa NST không thụ tinh được nên viết lại: \(\frac{1}{3}\) A: \(\frac{2}{3}\) a
Bước 3: Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của F.
- Kiểu gen: \(\frac{1}{18}\) AA : \(\frac{2}{18}\) AAa: \(\frac{5}{18}\) Aaa:\(\frac{4}{18}\) Aa: \(\frac{2}{18}\) aaa:\(\frac{4}{18}\) aa.
- Kiểu hình: \(\frac{12}{18}\) quả tròn: \(\frac{6}{18}\) quả bầu dục.
* Cách viết giao tử của thể đa bội:
Thể tứ bội (4n): Giảm phân tạo ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Do đó phương pháp xác định giao tử nhanh nhất là sơ đồ hình chữ nhật:
Ví dụ :
- Đối với kiểu gen AAAa: cá thể này tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ.
- Đối với kiểu gen AAaa: cá thể này tạo 3 loại giao tử với tỉ lệ.
* Tứ bội (4n) :
AAAA → 100% AA
AAAa → \(\frac{1}{2}\)AA : \(\frac{1}{2}\)Aa
AAaa → \(\frac{1}{6}\)AA :\(\frac{4}{6}\)Aa : \(\frac{1}{6}\)aa
Aaaa → \(\frac{1}{2}\)Aa : \(\frac{1}{2}\)aa
aaaa → 100 % aa
* Cơ thể tứ bôi (4n) xét có 2 cặp gen:
{-- Nội dung phần cơ thể tứ bôi (4n)xét có 2 cặp gen của Cách viết giao tử và xác định kết quả lai thể đột biến của đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
* Xác định kết quả phép lai ở đột biến đa bội:
{-- Nội dung phần xác định kết quả phép lai ở đột biến đa bội của Cách viết giao tử và xác định kết quả lai thể đột biến của đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !