YOMEDIA

Phương pháp sử dụng toán xác suất trong bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Phương pháp sử dụng toán xác suất trong bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12 bao gồm các phương pháp sử dụng toán xác suất vào đột biến NST trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỬ DỤNG TOÁN XÁC SUẤT TRONG BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

* Xác định giao tử đột biến

  • B1: Tách riêng từng cặp NST để xác định giao tử (chú ý: tỉ lệ cặp NST xảy ra rối loạn giảm phân)
  • B2: Giao tử chung bằng tích các giao tử riêng từng cặp.
  • B3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

 Ví dụ: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 12% số tế bào đã rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong các giao tử sinh ra, lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để được 1 giao tử mang gen ABbD là bao nhiêu?

Giải:

B1:

  • Cặp gen Aa giảm phân bình thường cho 2 giao tử A và a, trong đó A = \(\frac{1}{2}\).
  • Cặp gen Dd giảm phân bình thường cho 2 giao tử D và d, trong đó D = \(\frac{1}{2}\).
  • Cặp Bb giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử Bb và O, trong đó Bb = \(\frac{1}{2}\). Nhưng có 12% tế bào giảm phân đột biến. Nên Bb = 6%

B2: Giao tử ABbD = \(\frac{1}{2}\)x\(\frac{1}{2}\)x6% = 1,5% → giao tử còn lại là 100% - 1,5% = 98,5%

B3: lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để được giao tử mang gên ABbD là:

\(C_2^1 \times 0.015 \times 0.985 = 2,955\% \)

*  Xác định hợp tử đột biến

  • B1: Tách riêng phép lai từng cặp NST để xác định hợp tử (chú ý: tỉ lệ cặp NST xảy ra rối loạn giảm phân).
  • B2: Hợp tử chung bằng tích các hợp tử riêng từng cặp.
  • B3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Ví dụ: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai con đực có kiểu gen AaBb lai với con cái có kiểu gen AaBB sinh ra F1. Lấy ngẫu nhiên 1 các thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb là bao nhiêu?

Giải:

Hợp tử có kiểu gen aaBb là hợp tử không đột biến, nó được sinh ra do sự thụ tinh giữa giao tử đực không đột biến ab với giao tử cái không đột biến aB. Hoặc hợp tử aa của cặp NST (A, a) với hợp tử Bb của cặp NST(B, b).

Cơ thể đực có 16% số tế bào có đột biến → 84% số tế bào bình thường.

  • Phép lai Aa với Aa sẽ sinh ra aa = \(\frac{1}{4}\)x0,84 = 0,21
  • Phép lai Bb x BB sẽ sinh ra Bb = \(\frac{1}{2}\)

→ hợp tử aaBb = \(\frac{1}{2}\)x0,21 = 0,105

Xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb là 0,105

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp sử dụng toán xác suất trong bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON