YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Vấn đề khai thác thế mạnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Vấn đề khai thác thế mạnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức vùng miền núi Bắc Bộ. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

A. Lý thuyết

1. Vị trí địa lí

a) Phạm vi lãnh thổ

b) Tên các tỉnh

c) Ý nghĩa của vị trí địa lí

2. Sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặc ra và biện pháp khắc phục.

a) Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

* Khai thác, chế biến khoáng sản:

- Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các loại khoáng sản chính: (xem Atlat)

- Vùng than Quảng Ninh có trữ lượng và chất lượng tốt nhất. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm.

- Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như quặng đồng-niken, đất hiếm... Đông Bắc nhiều mỏ kim loại như sắt,  thiếc,…Sản xuất 1000 tấn thiếc/năm.

- Khoáng sản phi kim loại có apatit. Khai thác 600.000 tấn thiết/năm.

* Thủy điện:

- Có trữ năng khá lớn. Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng cả nước.

- Nguồn thủy năng đã và đang được khai thác:

+ Các nhà máy đã xây dựng: (xem Atlat)

+ Các nhà máy đang xây dựng: (xem Atlat)

b) Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

* Tiềm năng:

- Đất đai: phần lớn diện tích của vùng là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ở trung du.

- Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và độ cao địa hình nên có mùa đông lạnh nhất nước ta; trồng được cây cận nhiệt và ôn đới.

* Thực trạng:

- Là vùng chè lớn nhất cả nước, các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, ...

- Các cây thuốc quý như tam thất, đương quy…, các cây ăn quả như mận, đào,…được trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn

- Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn.

- Hiện tượng rét đậm, rét hại, thiếu nước …công nghiệp chế biến chưa phát triển là những trở ngại lớn.

* Biện pháp:

- Khắc phục thiếu nước trong mùa khô

- Phát triển công nghiệp chế biến …

c) Chăn nuôi gia súc

*  Tiềm năng:

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên 600-700 m, thuận lợi chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa

- Vấn đề lương thực cho người dân được giải quyết tốt, phần hoa màu dành cho nuôi lợn ngày càng nhiều.

*  Thực trạng:

- Trâu bò thịt nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu của vùng chiếm hơn 50% cả nước, đàn bò chiếm 16% đàn bò cả nước. Bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.

- Đàn lợn trong vùng tăng nhanh, chiếm 21% cả nước.

- Khó khăn trong việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ, các đồng cỏ có năng suất thấp.

* Biện pháp:

- Cải tạo các đồng cỏ có năng suất thấp.

- Phát triển giao thông vận tải.

- Phát triển công nghiệp chế biến …

d)  Kinh tế biển

* Tiềm năng:

- Vùng biển Quảng Ninh giàu nguồn lợi hải sản

- Quần thể du lịch Hạ Long, xếp hạng di sản thế giới

- Bờ biển có điều kiện xây dựng cảng biển và cảng nước sâu

- Ven bờ cho phép đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

* Thực trạng:

- Đánh bắt xa bờ và nuôi thủy sản đang phát triển mạnh

- Du lịch biển-đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế của vùng.

- Cảng Cái Lân đang nâng cấp và xây dựng, tạo đà hình thành khu công nghiệp Cái Lân

* Biện pháp: Kể tên một số biện pháp

B. Bài tập

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Thượng Lào.

C. Campuchia.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Loại đáp án A, B, D

⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Lào Cai.

D. Lạng Sơn.

Đáp án: Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

⇒ Loại đáp án A, C, D

⇒ Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Lao Bảo.

D. Cầu Treo.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu quốc tế ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung)

B2. Xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

⇒ Móng Cái (thuộc Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên),  Lao Bảo và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

⇒ Loại đáp án B, C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng?

A. Cẩm Phả.

B. Thái Nguyên.

C. Hạ Long.

D. Việt Trì.

Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

⇒ có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)

- Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất)

⇒ Loại đáp án A, B, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Than antraxit.

B. Apatit.

C. Bôxít.

D. Sắt.

Đáp án: Vùng có Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á ( than antraxit) .

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

A. Sông Gâm.

B. Sông Chảy.

C. Sông Đà.

D. Sông Hồng.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

→ kí hiệu ngôi sao màu xanh.

B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26

⇒ Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển  các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?

A.  ôn đới, nhiệt đới.

B. cận nhiệt, ôn đới.

C. cận nhiệt, nhiệt đới.

D. cận nhiệt, cận xích đạo.

Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Mùa đông, vùng đón gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh

- Vùng núi Tây Bắc có núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn) với đầy đủ 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)

⇒ Điều này tạo thuận lợi cho vùng phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, thảo quả, mơ mận...)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?

A. Tả Phình.                B. Nghĩa Lộ.               C. Mộc Châu.              D. Than Uyên.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có bò sữa được nuôi nhiều ở Mộc Châu (Sơn La).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh?

A. Đánh bắt xa bờ.

B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: - Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển:

+ đánh bắt, nuôi trồng , chế biến thuỷ sản.

+ giao thông vận tải biển   (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông..

+ du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ).

Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển, tuy nhiên ngành này phát triển không đáng kể.

⇒ Khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.

Đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước. Hơn nữa, đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi địa hình hiểm trở, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển hoặc ở sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao, và kĩ thuật khai thác hiện đại mới đem lại hiệu quả.

Đáp án cần chọn là: B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-19 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Vấn đề khai thác thế mạnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF