Tài liệu Tổng ôn Các vấn đề về Biển Đông và các đảo, quần đảo Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về khu vực biển đảo ở nước ta trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH,
QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
A. Lý thuyết
1. Vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng cần bảo vệ
- Nước ta có vùng biển rộng lớn với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
- Biển và đảo nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Nguồn lợi sinh vật
+ Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên
+ Biển và vùng ven biển có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển
+ Có nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển-đảo
- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
2. Tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo
a) Lí do phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo:
- Hoạt động kinh tế đa dạng. Khai thác tổng hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Khi vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại đến các vùng nước và đảo xung quanh
- Môi trường đảo rất nhạy cảm với tác động của con người
b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Hiện trạng: khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo phát triển nhanh (dẫn chứng)
- Biện pháp:
+ Tránh khai thác quá mức các đối tượng ven bờ, các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
+ Cấm sử dụng phương tiện đánh bắt hủy diệt. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
c) Khai thác tài nguyên khoáng sản
- Hiện trạng:
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều nơi, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
- Biện pháp: Tránh làm ô nhiễm môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí.
d) Phát triển du lịch biển
- Hiện trạng:
+ Nhiều trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển mới được đưa vào khai thác.
+ Các khu du lịch tiêu biểu: Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu...
- Biện pháp:
+ Đa dạng hóa các loại hình du lịch biển-đảo.
+ Tránh làm tổn hại đến môi trường, ....
e) Giao thông vận tải biển
- Hiện trạng :
+ Hàng loạt cảng được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sai Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng…
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Án, Dung Quất, ...
+ Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
+ Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền
- Biện pháp: Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảng và phương tiện vận tải, ...
f) Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa.
- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan.
- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
B. Bài tập
Câu 1: Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như sau:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.
B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Đáp án: Các vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình.
B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.
C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
Đáp án: Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Bộ.
Đáp án: Nam Trung Bộ có nhiều chim yến - tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta là:
A. Titan.
B. Cát trắng.
C. Muối.
D. Dầu khí.
Đáp án: Vùng thềm lục địa nước ta có tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 , hãy cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là:
A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.
Đáp án: B2. Đọc tên các bãi biển từ Bắc vào Nam, gồm: Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây
A. Bắc Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Nam Bộ.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cảng biển ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Kí hiệu cảng biển tập trung nhiều nhất ở khu vực duyên hải miền Trung.
⇒ các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực Duyên hải miền Trung.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?
A. Quần đảo Cô Tô.
B. Đảo Lý Sơn.
C. Đảo Phú Quý.
D. Quần đảo Côn Sơn.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là quần đảo Côn Sơn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?
A. Cái Bầu. B. Cát Bà. C. Lý Sơn. D. Cồn Cỏ.
Đáp án: Các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
⇒ Đảo đông dân thuộc vùng biển nước ta là đảo Cồn Cỏ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:
A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
Đáp án: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là: cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có
Đáp án: Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.
- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa
⇒ Các phát biểu B, C, D đúng.
⇒ Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
Đáp án cần chọn là: A
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các vấn đề về Biển Đông và các đảo, quần đảo Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !