Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về ADN tái tổ hợp thông qua nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Quy trình tạo ADN tái tổ hợp Sinh học 12 để giúp các em chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
QUY TRÌNH TẠO ADN TÁI TỔ HỢP
I. Kiến thức trọng tâm
Tạo ADN tái tổ hợp
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
- Xử lí bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính.
- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp.
Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- Dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Để nhận biết được các tế bào vi khuẩn nào nhận được ADN tái tổ hợp thì các nhà khoa học thường sử dụng thể truyền là các gen đánh dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu nhờ đó ta có thể dễ dàng nhận biết được sự có mặt của các ADN tái tổ hợp trong tế bào.
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu.
Công nghệ chuyển gen
II. Bài tập
Câu 1: Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền?
A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
B. Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện.
C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với axit nucleic.
D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Đáp án:
Trong kĩ thuật chuyển gen, thường sử dụng thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết
(mang gen đánh dấu, hoặc phát sáng) nhằm có thể nhận biết các dòng tế bào mang ADN tái tổ hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây là không cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen
A. Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B. Kích thước càng lớn càng tốt để mang gen.
C. Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn
D. Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
Đáp án:
vecto chuyển gen là phân tử ADN đặc biệt có khả năng gắn kết được với các phân tử ADN khác.
Điều kiện cần và đủ để có thể là một vecto chuyển gen là:
- Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
- Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn.
- Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
→ Kích thước không là yếu tố quan trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen:
A. Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B. Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
C. Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án:
1 vecto chuyển gen là phân tử ADN đặc biệt có khả năng gắn kết được với các phân tử ADN khác.
Điều kiện cần và đủ để có thể là một vecto chuyển gen là:
- Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
- Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn.
- Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Đáp án:
C - sai có nhiều loại enzime cắt giới hạn khác nhau → và được phân lập từ nhiều nguồn tế bào khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền chỉ có thể được phân lập từ những nguồn tự nhiên.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza có vai trò giống nhau trong kỹ thuật di truyền nên được sử dụng tùy vào từng quy trình.
Đáp án:
A sai- ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
C sai - Có có nhiều loại enzime cắt giới hạn khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này được phân lập từ nhiều nguồn tế bào khác nhau.
D sai - Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Người ta sử dụng CaCl2 hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm:
A. Tạo lực đẩy ADN tái tổ hợp vào bên trong.
B. Làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong
C. Làm dấu hiệu để nhận biết ADN tái tổ hợp trong tế bào nhận
D. Tạo các kênh Protein vận chuyển ADN vào bên trong.
Đáp án:
Người ta sử dụng CaCl2 hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Người ta cắt đoạn ADN mang gen qui định tổng hợp insulin từ gen của người rồi nối vào một phân tử plamit nhờ các enzim cắt và nối. Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. Phân tử ADN được tạo ra sau khi ghép gen được gọi là AND tái tổ hợp
B. ADN tái tổ hợp này có khả năng xâm nhập vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp
C. ADN tái tổ hợp này thường được đưa vào tế bào nhận là tế bào vi khuẩn
D. ADN tái tổ hợp này có khả năng nhân đôi độc lập với AND NST của tế bào nhận
Đáp án:
Phát biểu sai là B, các ADN tái tổ hợp này thường được đưa vào tế bào bằng cách dùng CaCl2 hoặc xung điện để làm giãn màng tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Trong kĩ thuật di truyền, trật tự các bước nhằm tạo một plasmit ADN tái tổ hợp là:
A. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - gắn ADN mang gen vào ADN của plasmit.
B. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - cắt ADN mang gen và ADN của plasmit bởi cùng một enzyme - dùng enzyme gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit, đóng vòng ADN plasmit
C. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - đưa đoạn ADN này vào tế bào chất của vi khuẩn - dùng enzyme gắn đoạn ADN này với ADN vi khuẩn.
D. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - trộn các đoạn ADN đã phân lập với vi khuẩn chủ đã xử lí bằng CaCl2 - gắn đoạn ADN mang gen vào plasmit có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn.
Đáp án:
Các bước tạo ra ADN tái tổ hợp là:
- Tinh sạch ADN mang gen mong muốn.
- Cắt ADN mang gen vào ADN của plasmit bởi cùng một enzyme.
- Dùng enzyme gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit, đóng vòng ADN plasmit.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong các phát biểu về kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thể truyền thường dùng là plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo.
(2) Để tạo ADN tái tổ hợp, cần phải tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Gồm 3 bước là tách, cắt và nối AND.
(4) Sử dụng 2 loại enzim cắt giới hạn khác nhau để cắt thể truyền và gen cần chuyển.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án: C
Câu 10: Để chuyển gen mã hóa hoocmon somatostatin vào vi khuẩn E. coli, người ta dùng thể truyền là plasmit có gắn gen kháng thuốc kháng sinh ampixilin. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong moi trường có nồng độ ampixilin diệt khuẩn. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường
B. tồn tại 1 thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác
D. bị tiêu diệt hoàn toàn
Đáp án: A
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Quy trình tạo ADN tái tổ hợp Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !