YOMEDIA

Giải Hóa 12 SGK nâng cao Chương 7 Bài 39 Một số hợp chât của Crom

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 12 SGK nâng cao Chương 7 Bài 39 Một số hợp chất của Crom được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 12 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ATNETWORK

Bài 1 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.

Hướng dẫn giải:

Cr (II) có tính khử mạnh:

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

Cr (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2CrCl+ 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh.

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O


Bài 2 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Có các sơ đồ phản ứng sau:

a. K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O + S

b. K2Cr2O7 + HCl → CrCl+ Cl2 + KCl + H2O

c. K2Cr2O+ FeSO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O+ Fe2(SO4)3

1) Lập các phương trình phản ứng hóa học cho những phản ứng trên.

2) Cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

K2Cr2O7 + 3H2S + 4H2SO→ Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O + 3S

K2Cr2O7: chất oxi hóa

H2S: chất khử

H2SO4: môi trường

Câu b:

K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O

K2Cr2O7: Chất oxi hóa

HCl: Chất khử + môi trường

Câu c:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O + 3Fe2(SO4)3

K2Cr2O7: Chất oxi hóa

Fe2+: chất khử

H2SO4: môi trường


Bài 3 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Người ta có thể điều chế Cr(III) oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao:

(NH4)2Cr2O→ N2 + Cr2O3 + 4H2O

Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học

Hướng dẫn giải:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

2N-3 → N2o + 6e

N-3 là chất khử

2Cr+6 + 6e → 2Cr+3

Cr+6 là chất oxi hóa


Bài 4 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicròmat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric. Biết rằng trong phản ứng này có sự biến đổi số oxi hóa như sau:

Hướng dẫn giải:

K2Cr2O7 + 3Na2S + 7H2SO4 → K2SO+ Cr2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3S + 7H2O

Phương trình ion:

Cr2O72- + 3S2- + 14H+ → 2Cr3+ + 3S + 7H2O


Bài 5 trang 194 SGK Hóa 12 nâng cao

Muối Cr(III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI)

a. Hãy lập phương trình hóa học của phán ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Và cho biết vai trò các chắt CrCl3 và Cl2 trong phản ứng. Giải thích?

b. Muối Cr(III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr(II). Hãy lập phương trình của phản ứng sau:

CrCl3 + Zn → CrCl+ ZnCl2

Và cho biết vai trò các chất CrCl3 và Zn.

c. Hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr(III).

Hướng dẫn giải:

Câu a:

2CrCl3 + 3Cl2 + 6NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Cr3+  → Cr+6 + 3e : Cr3+ là chất khử

2Cl2 + 2e → 2Cl : Cl2 là chất oxi hóa

Câu b:

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

Cr3+ → Cr2+ + e   : Cr3+ là chất oxi hóa

2Zn - 2e → 2Zn2+

Muối Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sản phẩm oxi hóa Cr(III) là Cr(VI)

Sản phẩm khử Cr(III) là Cr(II)

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 12 Chương 7 Một số hợp chất của Crom, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON