YOMEDIA

Đề thi thử Đánh giá năng lực năm 2023 ĐH Quốc gia Hà Nội lần 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 đã sưu tầm và biên soạn Đề thi thử Đánh giá năng lực năm 2023 ĐH Quốc gia Hà Nội lần 1 có đáp án. Bài thi là một trong những bài thi thử uy tín và chất lượng nhất hiện nay, bao gồm các môn học cơ bản như Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, và Sinh học. Bài thi sử dụng hình thức trắc nghiệm 150 câu, với thời gian làm bài 195 phút, đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng quản lý thời gian và tập trung cao độ để đạt được kết quả tốt nhất. Bài thi thử đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội này là một cơ hội tuyệt vời để các thí sinh có thể đánh giá khả năng của mình, rèn luyện kỹ năng làm bài thi và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi tuyển sinh Đại học quốc gia. Từ đó giúp các thí sinh nâng cao khả năng và tự tin hơn khi tham gia kỳ thi tuyển sinh quan trọng này.

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

NĂM 2023 LẦN 1

(Thời gian làm bài: 195 phút)

 

Phần I - Tư duy định lượng

Câu 1. Một đại lí thống kê số lượng quạt máy bán được trong sáu tháng đầu năm 2022 như biểu đồ sau

Tháng nào đại lí bán được 30 quạt máy?

A. 2. 

B. 3. 

C. 4.

D. 5.

Câu 2. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m trên [−2019;2019] để hàm số

 y = ln(x2+2x−m+2) có tập xác định là R?

A. 2019 

B.  2021 

C. 2020 

D.  2018

Câu 3. Phương trình \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( 2x-4 \right)=-4\) có nghiệm là

A. x=10.

B. x=6532.

C. x=3.

D. x=74.

Câu 4. Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{align} & {{x}^{3}}+5x=3y \\ & {{y}^{3}}+5y=3x \\ \end{align} \right.\)

A. 0. 

B. 3.

C. 1. 

D. 2.

Câu 5. Gọi z2 là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình z2+4z+7=0. Tọa độ điểm A biểu diễn số phức \(w=\left( \sqrt{3}+i \right){{z}_{2}}\) là

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 6. Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(−2;5;−1),N(4;−7;3). Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng MN có phương trình là

A. 3x−6y+2z+38=0.

B. 3x+6y+2z+11=0.

C. 3x−6y+2z−11=0.

D. 3x−6y+2z−38=0.

Câu 7. Trong không gian Oxyz, cho điểm A(3;2;6). Gọi B là điểm đối xứng của A qua trục Ox. Khi đó độ dài đoạn thẳng AB là

A. 160.

B. 4√10.

C. 3.

D. 13.

Câu 8. Tập nghiệm của bất phương trình \(\sqrt{3x+4}<4-x\) là

A. \(\left[ -\frac{4}{3};\frac{11-\sqrt{73}}{2} \right)\)

B. \(\left( -\infty ;\frac{11-\sqrt{73}}{2} \right)\cup \left( \frac{11+\sqrt{73}}{2};+\infty  \right)\)

C. \(\left( -\frac{4}{3};\frac{11-\sqrt{73}}{2} \right)\)

D. \(\left( \frac{11-\sqrt{73}}{2};4 \right)\)

Câu 9. Số nghiệm của phương trình \(4{{\sin }^{2}}x-3\sin x\cos x+5{{\cos }^{2}}x=3\) trên đoạn [−2π;2π] là

A. 16.

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Câu 10. Cho tứ giác ABCD, biết bốn góc theo thứ tự A,B,C,D của tứ giác lập thành một cấp số cộng và A=15. Số đo của C bằng

A. 65

B. 115

C. 15

D. 165.

Câu 11. Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=\frac{3}{{{x}^{2}}-x-2}\) là

A. \(-\ln \left| \frac{x+1}{x-2} \right|+C\).

B. \(\ln \left| \frac{x+1}{x-2} \right|+C\).

C. \(-\ln \left| \frac{x-2}{x+1} \right|+C\).

D. \(\ln \left| \frac{x-2}{x+1} \right|+C\).

Câu 12. Cho hàm số f(x) liên tục trên R và có đồ thị như sau

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(f\left( \frac{30{{x}^{2}}}{{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}+16}+1 \right)+3=m\) có nghiệm?

A. 3.

B. 5. 

C. 7. 

D. Vô số.

Câu 13. Tổng số đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-x+1}{{{x}^{2}}-x-2}\) là

A. 3 

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 14. Bác Minh dự định gửi vào ngân hàng một số tiền với lãi suất 7,5%/năm. Biết rằng cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu. Bác Minh cần gửi vào ngân hàng tối thiểu là bao nhiêu tiền để 2 năm sau bác nhận được số tiền lãi đủ để mua một chiếc laptop trị giá 25 triệu đồng? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

A. 160,6 triệu đồng.

B. 160,8 triệu đồng.

C. 160,9 triệu đồng.

D. 160,7 triệu đồng.

Câu 15. Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{\frac{1}{3}}}\left( 3x-6 \right)>-1\) là

A. S=[2;3].

B. S=(2;3).

C. S=(−∞;3).

D. S=(−3;−2).

Câu 16. Cho a,b,c là các số thực dương khác 1. Hình vẽ bên là đồ thị của ba hàm số \(y={{\log }_{a}}x,y={{\log }_{b}}x,y={{\log }_{c}}x\). Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. b > a > c

B. a < b < c

C. a < c < b

D. b < a < c

Câu 17. Với các giá trị nào của m thì hàm số \(y=\frac{m+1}{3}{{x}^{3}}+2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+\left( m-2 \right)x+2022\) nghịch biến trên R?

A. −2 ≤ m ≤ −1.

B. m < −1.

C. −2 ≤ m < −1.

D. m ≤ −1.

Câu 18. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AC = 2a, tam giác SAB là tam giác SCB lần lượt vuông tại A,C. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng (ABC) bằng 2a. Côsin của góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SCB) bằng

A. \(\frac{1}{3}\). 

B. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\).

C. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\).

D. \(\frac{1}{2}\).

Câu 19. Một người gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 0,5% mỗi tháng theo cách sau: mỗi tháng (vào đầu tháng) người đó gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng và ngân hàng tính lãi suất (lãi suất không đổi) dựa trên số tiền tiết kiệm thực tế của tháng đó. Hỏi sau 5 năm, số tiền của người đó có được gần nhất với số tiền nào dưới đây (cả gốc và lãi, đơn vị triệu đồng)?

A. 701,19

B. 701,47

C. 701,12

D. 701

Câu 20. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm P(1;2) và đường thẳng d:x−4y+1=0. Tọa độ điểm P′ đối xứng với P qua d là

A. \({P}'\left( \frac{29}{17};\frac{14}{17} \right)\).

B. \({P}'\left( \frac{29}{17};-\frac{14}{17} \right)\).

C. \({P}'\left( \frac{23}{17};\frac{10}{17} \right)\).

D. \({P}'\left( -\frac{14}{17};\frac{29}{17} \right)\).

 

---(Để xem tiếp Phần I vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Phần II - Tư duy định tính

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau - ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

 

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

 

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

 

Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.

(Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003)

Câu 51. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 52. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do 

B. Thể thơ 5 chữ 

C. Thể thơ lục bát 

D. Thể thơ 4 chữ

Câu 53. Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau - ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng

 

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giải thích

C. Đối lập

D. Đồng nghĩa

Câu 54. Câu thơ: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hoá

B. Ẩn dụ 

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 55. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.

A. Nhân hoá

B. Câu hỏi tu từ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

“Anh biết không, một ngày nọ tôi đã ngồi làm thử một bài toán nhỏ. Mỗi người trung bình sống được khoảng 75 năm. Tôi biết cũng có người sống thọ hơn và cũng có người chết sớm hơn nhưng về trung bình, người ta có thể sống được khoảng 75 năm”.

“Sau đó, tôi nhân 75 năm đó với 52 tuần thì được 3900, đó chính là số ngày thứ bảy mỗi người bình thường có được trong cả cuộc đời của họ. Nào tập trung vào câu chuyện của tôi đi Tom, tôi đang chuyển sang phần quan trọng rồi đây”.

“Phải đến năm 55 tuổi tôi mới có thể suy nghĩ về mọi việc kỹ càng như vậy”, ông tiếp tục, “và cho tới lúc đó, tôi hiểu mình chỉ còn 1.000 ngày thứ bảy còn lại nữa mà thôi”.

“Và rồi tôi tới một cửa hàng đồ chơi, mua tất cả những viên bi họ có. Phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua đủ 1000 viên bi cho mình. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vào chiếc hộp nhựa lớn, rỗng trong xưởng làm việc, ngay cạnh chiếc đài. Từ đó, khi mỗi ngày thứ bảy qua đi, tôi lại lấy ra một viên bi ra và ném đi”.

“Tôi nhận ra rằng, khi nhìn số lượng những viên bi ngày một giảm dần, tôi đã biết tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Không gì giống như việc nhìn thời gian tồn tại của mình trên trái đất này cứ vơi dần và nó giúp bạn biết ưu tiên mọi việc thật mau chóng”.

(Trích “Bài học về 1000 viên bi - Những câu chuyện Quà tặng cuộc sống)

Câu 56. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là gì?

A. Báo chí 

B. Chính luận      

C. Nghệ thuật      

D. Sinh hoạt 

Câu 57. Em hiểu như thế nào về thông điệp của đoạn trích?

A. Giúp ta hiểu mối quan hệ giữa các phép tính về số tuổi và viên bi.

B. Giúp ta hiểu được tầm quan trọng của việc sắp xếp thời gian.

C. Giúp ta nhận ra được giá trị của bản thân mình và tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống.

D. Giúp ta nhận ra ý nghĩa của việc yêu thương, giúp đỡ người khác.

Câu 58. Xét theo cấu tạo, câu “Từ đó, khi mỗi ngày thứ bảy qua đi, tôi lại lấy ra một viên bi ra và ném đi” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu ghép

B. Câu đơn

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Câu 59. Trong câu “Nào tập trung vào câu chuyện của tôi đi Tom, tôi đang chuyển sang phần quan trọng rồi đây”, cụm từ ‘’phần quan trọng” in đậm trong đoạn trích nói đến điều gì?

A.  Tính theo số viên bi, cuộc đời ông chỉ còn 1000 ngày thứ 7.

B.  Ông mua hộp đựng viên bi và mỗi ngày vứt đi 1 viên.

C.  Phải đến 3 cửa hàng ông mới mua được 1000 viên bi.

D.  Cuộc đời con người rất ngắn ngủi.

Câu 60. Câu “Phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua đủ 1000 viên bi cho mình. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vào chiếc hộp nhựa lớn, rỗng trong xưởng làm việc, ngay cạnh chiếc đài.” sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

(1) “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

(2) Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

(3) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

(4) Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(5) Gió theo lối gió mây đường mây

(6) Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

(7) Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

(8) Có chở trăng về kịp tối nay?”

(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu 61. Nhận định nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về câu thơ (1) trong đoạn trích trên?

A. Câu thơ như một lời mời gọi của người con gái dành cho chàng trai về thăm quê hương của mình.

B. Câu thơ như một lời trách nhẹ nhàng của người con gái khi chàng trai đã lâu không ghé thăm mình.

C. Câu thơ như một sự nuối tiếc của tác giả khi dự cảm mình không còn cơ hội trở về thăm thôn Vĩ Dạ.

D. Câu thơ như một lời oán thán của người vợ khi thấy chồng bỏ đi lâu ngày mà không về nhà.

Câu 62. Khổ thơ đầu tiên của đoạn trích gợi đến thời điểm nào trong ngày?

A. Buổi sáng tinh mơ khi mặt trời chưa kịp lên.

B. Buổi sớm ban mai của một ngày nắng đẹp.

C. Giữa trưa khi nắng chói chang khắp khu vườn.

D. Buổi chiều khi nắng đã bớt chói chang.

Câu 63. Phương thức biểu đạt chính ở khổ thơ đầu tiên của đoạn trích là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Thuyết minh.

D. Nghị luận

Câu 64. Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất dự cảm chia xa của tác giả?

A. “Gió theo lối gió mây đường mây”

B. "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"

C. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”

D. "Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu 65. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu (6) của đoạn trích trên?

A. Nhân hóa.

B. Nói quá.

C. Điệp ngữ.

D. Câu hỏi tu từ.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

“(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến với lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy.

(2) Người ngồi đẩy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình ...”.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 66. Từ “án thư” (in đậm) trong đoạn (1) có nghĩa là gì?

A. Bàn đặt sách vở, giấy bút để đọc và viết.

B. Bản án tử hình của Huấn Cao.

C. Bức thư của Huấn Cao gửi cho viên quan quản ngục.

D. Phòng chứa sách của viên quan quản ngục.

Câu 67. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Ca ngợi bản tính lương thiện của viên quản ngục khi làm việc ở chốn tù giam.

B. Viên quản ngục mang khí chất của một nhà nho thanh tao, trang nhã.

C. Hoàn cảnh éo le và bản chất lương thiện trong con người viên quản ngục.

D. Khẳng định quan điểm về “cái đẹp” là trong sáng, thánh thiện của tác giả.

Câu 68. Hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đảo và êm nhẹ” trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?

A. Sự thay đổi tính cách của viên quản ngục so với trước kia.

B. Sự lo lắng của viên quản ngục khi nghĩ về cuộc đời mình.

C. Sự thờ ơ của viên quản ngục trước hiện thực cuộc sống.

D. Sự trầm ngâm, suy tư của viên quản ngục về công việc mình đang làm.

Câu 69. Các đại từ “hắn” và “mình” trong đoạn (5) chỉ nhân vật nào?

A. Huấn Cao và viên quản ngục.

B. Huấn Cao và thầy thơ lại.

C. Thầy thơ lại và viên quản ngục.

D. Viên quản ngục và cai ngục.

Câu 70. Theo đoạn trích, chi tiết nào dưới đây KHÔNG miêu tả về nhân vật viên quản ngục?

A. “Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”.

B. “Mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đảo và êm nhẹ”.

C. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

D. “Biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài”.

 

---(Để xem tiếp Phần II vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Phần III - Khoa học

Câu 101. Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

Câu 102. Giai đoạn nào sau đây đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Từ năm 1945 đến năm 1959

B. Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX

C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỉ XX

D. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay

Câu 103. Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Xingapo

B. Malaysia

C. Thái Lan

D. Inđônêxia

Câu 104. Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng

B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng

C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn

D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng

Câu 105. Để huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế gì?

A. Kinh tế vĩ mô

B. Kinh tế chỉ huy

C. Kinh tế mới

D. Kinh tế thời chiến

Câu 106. Cách thức cai trị của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) có điểm gì khác so với người Pháp trước đây?

A. Người Mĩ trực tiếp cai trị

B. Cai trị gián tiếp thông qua chính quyền tay sai bản xứ

C. Đứng đầu đất nước là người Mĩ, các cấp phía dưới là người Việt Nam

D. Đứng đầu đất nước là các tướng lĩnh cấp cao của cả Mĩ và Việt Nam

Câu 107. Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?

A. Tinh thần chống cộng quyết liệt

B. Có xuất thân công giáo

C. Không có xu hướng thân Pháp trước đây

D. Không có mối liên hệ với triều đình Huế trước đây

Câu 108. Tại sao chế độ phong kiến đã bị lật đổ nhưng vẫn cần phải tiến hành cải cách ruộng đất ở Việt Nam?

A. Do quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại

B. Do giai cấp địa chủ trở thành tay sai chống đối cách mạng

C. Do ruộng đất là yêu cầu số 1 của nông dân thời thuộc địa

D. Do nhu cầu quốc hữu hóa ruộng đất để sản xuất tập thể

Câu 109. Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

A. Ra đời muộn so với thực tế nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam

B. Chỉ ra một cách toàn diện con đường phát triển của cách mạng miền Nam

C. Kiên định con đường đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang

D. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi

Câu 110. Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt lực lượng phát triển quân đội

B. Lực lượng cộng sản chiếm ưu thế trong nắm dân

C. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách cần nắm dân để thu thuế

D. Lực lượng cộng sản vẫn kiểm soát được các đô thị ở miền Nam

Câu 111. Loại cây trồng chiếm vị trí lớn nhất về diện tích và sản lượng ở Trung Quốc?

A. Cây công nghiệp.   

B. Cây lương thực.    

C. Cây ăn quả.                        

D. Cây thực phẩm.

Câu 112. Tiền thân của liên minh châu Âu là  

A. cộng đồng than và thép châu Âu

B. cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

C. cộng đồng nguyên tử

D. cộng đồng châu Âu (EC)

Câu 113. Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú là do

A. vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. nằm liền kề vành đai sinh khoáng lớn.

C. lãnh thổ hẹp ngang theo chiều Đông – Tây.

D. nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 114. Nước ta giáp với biển Đông nên

A. gió mùa Đông Bắc hoạt động ở mùa đông.

B. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.

C. tổng lượng mưa lớn ,độ ẩm không khí cao.

D. một mùa có mưa nhiều và một mùa mưa ít.

Câu 115.  Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 cho biết Tam Kỳ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Nam 

Câu 116.  Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

A. Thị trường thế giới có nhiều biến động.

B.  Mực nước ngầm hạ thấp vào mùa khô.

C. Lực lượng lao động có chuyên môn ít.

D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

Câu 117. Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh không phải là do

A. sự phục hồi và phát triển của sản xuất.

B. nhu cầu tiêu dùng tăng.

C. đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

D. người dân chỉ dùng hàng nhập ngoại.

Câu 118. Dịch vụ ở đồng Bằng sông Hồng tăng nhanh chủ yếu do

A. dân số đông, hàng hóa phát triển, nhiều trung tâm kinh tế.

B. lao động có chuyên môn cao, đầu tư nước ngoài tăng.

C. nhập cư nhiều, dân đông, chất lượng cuộc sống nâng cao.

D. nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ sở hạ tầng tốt.

Câu 119.  Cho biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng nuôi trồng thủy sản biển nước ta năm 2021

B. Tỉ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản biển nước ta năm 2021

C. Diện tích nuôi trồng thủy sản biển nước ta năm 2021

D. Năng suất nuôi trồng thủy sản biển nước ta năm 2021

Câu 120.  Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.

B.  giữ gìn nguồn gen quý, môi trường sống cho sinh vật.

C. cung cấp lâm sản có giá trị, điều hòa nguồn nước.

D. ứng phó với biến đổi khí hậu,bảo vệ tài nguyên đất.

 

---(Để xem tiếp Phần III vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Phần IV - Bảng đáp án

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử Đánh giá năng lực năm 2023 ĐH Quốc gia Hà Nội lần 1 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF