YOMEDIA

Đề ôn tập Chương 6 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thanh Bình

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề ôn tập Chương 6 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thanh Bình. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT THANH BÌNH

ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 6 NAM 2020

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1 (Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X. Giá trị của V là:                         

A. 2,24 lít.                                 B. 4,48 lít.                           C. 3,36 lít.                         D. 1,12 lít.

Câu 2: Cho từ từ 150 ml dung dịch Na2CO3 vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho BaCl2  dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 9,85 gam                             B. 23,3 gam                        C. 29,55 gam                   D. 33,15 gam

Câu 3: Cho từ từ dung dịch X chứa 31,3 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 9,85 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm là:

A. Li, Na                                 B. Na, K                             C. K, Rb                                 D. Li, K

Câu 4: Dung dịch X gồm 2 muối Na2CO3 và K2CO3. Khi cho dung dịch X vào dung dịch Y chứa CaCl2  ta thu được 50 gam kết tủa. Mặt khác khi thêm từ từ và khuấy đều 0,3 lít dd  H SO2 0,5M vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y chứa 6 muối. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m(gam) kết tủa A. Giá trị của m là:

A.98,5 gam                               B. 39,4 gam                        C. 133,45 gam                 D. 74,35 gam

Câu 5: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình đựng dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:

A. 3,94 gam                             B. 7,88 gam                         C. 11,28 gam                 D. 9,85 gam

Câu 6:  Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO30,2M và NaHCO3  0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,02                                    B. 0,03                                C. 0,015                           D. 0,01

Câu 7: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl vào 100ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M), thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:

A. 1,25M                                 B. 0,5M                              C. 1,0M                           D. 0,75M

Câu 8: Nhỏ từ từ đến hết dung dịch A chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào 150 ml dung dịch B chứa H2SO4 1M thu được khí CO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được kết tủa có khối lượng là:

A. 34,95 gam.                          B. 66,47 gam.                     C. 74,35 gam.                  D. 31,52 gam.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm MO; M(OH)2 ;MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là:

A. Zn                                        B. Ca                                  C. Cu                               D. Mg

Câu 10: Hòa tan a gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch X,thu được dung dịch Y 1,008 lít (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2  dư vào dung dịch Y thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 20,13                                   B. 18,7                                C. 12,4                             D. 32,4

Câu 11: Dung dịch X có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ 0,3 mol HCl đến hết vào dung dịch X thì sau phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra 0,1 mol khí CO2. Nhỏ nước vôi trong đến  dư vào dung dịch Y thì được 40 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 48,6.                                    B. 39,1.                               C. 38,0.                            D. 46,4.

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì khối lượng muối khan là:

A. 13g                                      B. 15g                                 C. 26g                              D. 30g

Câu 13: Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch  B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch  Ba(OH)2  dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của  Na2CO3 và NaHCO3  trong dung dịch A lần lượt là:

A. 0,21M và 0,18M               B. 0,18M và 0,26M           C. 0,2M và 0,4M              D. 0,21M và 0,32

Câu 14: Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol  Na2CO3 thu được V lít khí  CO2   (đktc). Ngược lại khi cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol  Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí  CO2 (đktc). Mối quan hệ giữa a và b là:

A. a=0,75b                              

B. a=0,8b                           

C. a=0,35b                      

D. a=0,5b

Câu 15: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là:

A. 12,35%.                              

B. 3,54%.                           

C. 10,35%.                     

D. 8,54%

Câu 16: Dung dịch Z gồm Na2CO3 0,4M; KHCO3 xM. Thêm từ từ 0,5 lít dung dịch Z vào 500ml dung dịch HCl 1M  sau phản  ứng hoàn toàn thu được  khí  và dung dịch Y. Cho dung dịch  Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y  sau phản ứng hoàn toàn thu được 78,8g kết tủa. Giá trị x là

A. 1,2                                      

B. 1,6                         

C. 0,8                                     

D. 2

Câu 17: Cho từ từ 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 2M, Na2CO31M vào 100ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 2M và NaOH 0,75M vào dung dịch X thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m, V là:

A. 45 gam và 2,24 lít              

B. 43 gam và 2,24 lít         

C. 41,2 gam và 3,36 lít   

D. 43 gam và 3,36 lít

Câu 18: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc).

A. 2,24                                   

B. 4,48                                               

C. 3,36                                   

D. 1,12

Câu 19: Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2(đktc) thoát ra, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A thu được 4g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2 (đktc). Biết trong hỗn hợp đầu có tỉ lệ . Khối lượng chất rắn B1  và nguyên tố R là

A. 27,85g và Ba.                     

B. 26,95g và Ca.                

C. 27,85g và Ca.            

D. 26,95g và Ba.

Câu 20: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí ở đktc. M là:

A. Na.                                     

B. K.                                  

C. Rb.                             

D. Li.

Câu 21 Khi nung 40g quặng đôlômit thu được 11,2 lít khí CO2 (0oC; 0,8 atm). Thành phần % theo khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong quặng là

A. 92%.                 

B. 50%.                        

C. 40%.                    

D. 100%.

Câu 22 Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% (theo thể tích) đi qua dung dịch  chứa 7,4g Ca(OH)2 . Số g chất kết tủa sau phản ứng là

A. 4,05g.                

B. 14,65g.                

C. 2,5g.                       

D. 12,25g.

Câu 23 Một loại nước có chứa nhiều muối Ca(HCO3)2 thuộc loại

A. Nước cứng vĩnh cửu     

B. Nước cứng toàn phần.             

C. Nước cứng tạm thời.     

D. Nước khoáng.

Câu 24  Dung dịch làm mềm nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là

A. Ca(OH)2.                       

B. HCl.                       

C. Na2CO3.                

D. NaNO3.

Câu 25 Trong một bình nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3; 0,02 mol Cl . Nước trong bình có

A.  Tính cứng tạm thời.     

B. Tính cứng vĩnh cửu.       

C.  Tính cứng toàn phần.     

D. Tính mềm.

Câu 26 Đun sôi nc chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3; 0,02 mol Cl ta đc nc cứng

A. tạm thời.                       

B. vĩnh cửu.     

C. toàn phần.            

D. nước mềm.               

Câu 27 Một phương trình phản ứng hoá học giải thích việc dùng dd Na2CO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu là     

A.  Na2CO3 + CaCl2  → CaCO3 + 2NaCl.                    

B.  Na2CO3 + Ca(HCO3)2  → CaCO3 + 2NaHCO3.

C.  Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2.                   

D.  Na2CO3 + Ca(OH)2   →  CaCO3 + 2NaOH.

Câu 28 Trong phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước cứng người ta dùng

A. Zeolít.                B. Na2CO3.                   C. Na3PO4.                 D. Ca(OH)2.

Câu 29 Ion Al3+ bị khử trong trường hợp

A. Đphân dd AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.                   

B. Điện phân Al2O3 nóng chảy.           

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.                                         

D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 30 Phương trình phản ứng hoá học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là

A. Al(OH)3 + 3HCl →  AlCl3 + 3H2O.                         

B. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O.

C. Al(OH)3 + NaOH →  Na[Al(OH)4].                        

D. 2Al(OH)3  → 2Al + 3H2O  + O2.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề ôn tập Chương 6 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thanh Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF