Nhằm giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi Học kì 1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 9 năm 2023-2024 dưới đây. Tài liệu được biên soạn chi tiết với phần tóm tắt lý thuyết và bài tập giúp các em tiếp cận và dễ dàng chinh phục đề thi. Chúc các em học tốt nhé!
1. Ôn tập lý thuyết
1.1. Phát biểu định luật ohm
* Định luật Ohm:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hệ thức: \(\text{I}=\frac{\text{U}}{\text{R}}\)
Trong đó:
I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đo bằng ampe (A).
U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đo bằng vôn (V).
R là điện trở của dây dẫn, đo bằng ôm (Ω).
1.2. Công thức định luật ôm với đoạn mạch nối tiếp
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I=I1=I2
- Hiệu điện giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:
U = U1+ U2
- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: Rtđ = R1+R2
- Hệ quả:Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận với điện trở điện trở đó
\(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\)
1.3. Công thức định luật ôm với đoạn mạch song song
- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:
I = I1 + I2
- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. U = U1 = U2
- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
\(\frac{1}{{{R}_{t}}}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}\to {{R}_{td}}=\frac{{{R}_{1}}.{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}\)
- Hệ quả: Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở đó:
\(\frac{{{I}_{1}}}{{{I}_{2}}}=\frac{{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}}\)
1.4. Công thức tính điện trở
* Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài (l )của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện( S) của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Công thức điện trở: \(R=\rho \frac{l}{\text{S}}\)
Trong đó:
R là điện trở, có đơn vị là .
l là chiều dài dây, có đơn vị là m.
S là tiết diện dây, có đơn vị là m2 .
là điện trở suất, có đơn vị là .m.
1.5. Công thức tính công suất điện của đoạn mạch
Công thức: = U.I= I2.R= \(\frac{{{U}^{2}}}{R}\)
Trong đó:
là công suất của đoạn mạch (W)
I là cường độ dòng điện trong mạch (A)
U là hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch (V)
1.6. Công của dòng điện
- Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
- Công thức: A = P.t = U.I.t
Trong đó:
A là công của dòng điện (J)
là công suất của đoạn mạch (W);
t thời gian dòng điện chạy qua (s)
1.7. Định luật jun-lenxơ
- Định luật Jun – Len-xơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
- Hệ thức: Q = I2.R.t
Trong đó:
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (J)
I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
R là điện trở của dây dẫn (Ω)
t thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn (s)
1.8. Qui tắc nắm tay phải và Qui tắc nắm tay trái
- Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
- Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
2. Trắc nghiệm tự luyện
Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây
Câu 2. Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đây là đúng:
A. \(\frac{{{\text{U}}_{\text{1}}}}{{{\text{U}}_{\text{2}}}}\text{=}\frac{{{\text{R}}_{\text{1}}}}{{{\text{R}}_{\text{2}}}}\)
B. \(\frac{{{\text{R}}_{\text{1}}}}{{{\text{U}}_{\text{2}}}}\text{=}\frac{{{\text{R}}_{\text{2}}}}{{{\text{U}}_{\text{1}}}}\)
C. U1R1 = U2R2
D. \(\frac{{{\text{U}}_{\text{1}}}}{{{\text{U}}_{\text{2}}}}\text{=}\frac{{{\text{R}}_{\text{2}}}}{{{\text{R}}_{\text{1}}}}\)
Câu 3. Mắc hai điện trở R1 và R2 song song với nhau vào một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ I1 = 0,5A, I2 = 0,7A. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là
A. 0,2A B. 0,5A C. 0,7A D. 1,2A
Câu 4. Điện trở của dây dẫn:
A. chỉ phụ thuộc vào chiều dài của dây
B. chỉ phụ thuộc vào tiết diện của dây
C. chỉ phụ thuộc vào vật liệu làm dây
D. phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây
Câu 5. Từ trường không tồn tại ở:
A. chung quanh một nam châm.
B. chung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. chung quanh điện tích đứng yên.
D. mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 6. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều dòng điện trong ống dây, ta phải nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây của ống dây theo chiều
A. từ cổ đến ngón tay B. của 4 ngón tay
C. xuyên vào lòng bàn tay D. của ngón tay cái.
Câu 7. Điện trở tương đương đương Rtđ của đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = R2 = R3 = R mắc song song với nhau có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. Rtđ = R B. Rtđ = 2R C. Rtđ = 3R D. Rtđ = \(\frac{R}{3}\)
Câu 8. Biết rằng điện trở suất của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: bạc, đồng, nhôm, vonfam. Chất dẫn điện tốt nhất là:
A. vonfam B. Nhôm C. bạc D. đồng
Câu 9. Một bóng đèn sợi đốt có ghi 110V-55W, điện trở của dây tóc bóng đèn là
A. 0,5 W B. 2W C. 27,5W D. 220W
Câu 10. Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ:
A. giảm đi 2 lần B. tăng 4 lần
C. tăng 8 lần D. giảm đi 16 lần
Câu 11. Đặt hiệu điện thế không đổi 36V vào hai đầu một mạch điện gồm một biến trở con chạy mắc nối tiếp với một bóng đèn có điện trở 12W, khi đó dòng điện qua mạch có cường độ là 0,4A. Điện trở phần biến trở tham gia trong mạch là:
A. 30 W B 36W C. 78W D. 90W
Câu 12. Mắc một điện trở R = 40W vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện qua là 0,5 A. Công suất tiêu thụ của điện trở này là:
A. 5W B. 10W C. 20W D. 40W
Câu 13. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, từ trường của ống dây mạnh nhất ở vị trí nào?
A. hai đầu ống dây
B. đầu ống dây là cực Bắc
C. đầu ống dây là cực Nam
D. trong lòng ống dây
Câu 14. Nam châm điện có:
A. dòng điện chạy qua càng nhỏ thì nam châm càng mạnh
B. số vòng dây càng ít thì nam châm càng mạnh
C. dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm càng mạnh
D. dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng ít thì nam châm càng mạnh
Câu 15. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ bên có chiều:
A. từ dưới lên trên
B. từ phải sang trái
C. từ trái sang phải
D. từ trên xuống dưới
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đáp án |
C |
A |
D |
D |
C |
B |
D |
C |
D |
D |
C |
B |
D |
C |
A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 9 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.