Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 CTST năm 2022-2023 được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, kỹ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng, chúc các em có kết quả học tập tốt trong kì thi học kì 1 sắp tới.
A. LÝ THUYẾT
a. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
- Lông và roi: Lông giúp bám lên các bề mặt, roi để đi chuyển.
- Vỏ nhầy: Bảo vệ tế bào
- Thành tế bào: Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
b. Màng sinh chất
Màng sinh chất có vai trò: Vận chuyển các chất, truyền tín hiệu, nhận biết tế bào
c. Tế bào chất
Chứa ribosome có chức năng tổng hợp protaler là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất
d. Vùng nhân
- Chứa DNA, điều khiển mọi hoạt động của tế bào
a. Màng sinh chất
- Màng sinh chất có vai trò: Vận chuyển các chất, truyền tín hiệu, nhận biết tế bào
b. Tế bào chất
- Ribosome: Tổng hợp protêin cho tế bào
- Bộ máy Golgi: Tiếp nhận, biên đối, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào
- Ti thể: Là nhà máy năng lượng của tế bào
- Lục lạp: Thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào.
- Khung xương tế bào: Nơi neo đậu của nhiều bào quan.
- Không bào: Nơi dự trữ nước và muối khoáng cho tế bào.
- Lysosome: Chứa nhiều enzim thủy phân các chất
- Lưới nội chất
+ Lưới nội chất trơn tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc
+ Lười nội chất hạt (có đính ribosome) tổng hợp protein
c. Nhân
Nhân chứa chất nhiễm sắc, điều khiển hoạt động của tế bào.
- Vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng đô thảo, không tiêu tốn năng lượng
- Vận chuyển chủ động: Vận chuyên các chất từ nơi có nồng đô thấp sang nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng
- Xuất, nhập bào: Vận chuyển các chất nhờ sự biến dạng màng sinh chất
Năng lượng
+ Nhiệt năng
+ Điện năng
+ Hóa năng: ATP
- Enzyme: Chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng.
- Quang tổng hợp: Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng và sắc tổ quang hợp
+ Quang hợp (Thải O2): Gồm pha sáng và pha tối. Có ở thực vật, vi khuẩn lam....
+ Quang khử (không thải O2): Có vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía
- Hoá tổng hợp: Tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 nhờ năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử
+ Oxi hóa lưu huỳnh
+ Oxi hóa nitrogen
+ Oxi hóa sắt
- Phân giải hiếu khí: Quá trình phân giải chất hữu cơ thành H2O và CO2 khi có nhiều ATP.
+ Đường phân
+ Chu trinh Krebs
+ Chuỗi chuyền electron
- Phân giải kị khí: Quá trình phân giải chất hữu cơ thành H2O và CO2 khi không có O2 và ít ATP
+ Đường phân
+ Lên men
- Các kiểu truyền tin: Qua mối nối, tiếp xúc trực tiếp, cục bộ, qua khoảng cách xa
- Cơ chế truyền tin: Tiếp nhận → Dẫn truyền → Tiếp xúc
B. BÀI TẬP
Câu 1. Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?
A. Glucose. B. Protein. C. Steroid. D. Tinh bột.
Câu 2. Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết:
A. liên kết ion. B. liên kết hydrogen.
C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết disunfit.
Câu 3. Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?
A. Glucose. B. Sucrose. C. Maltose. D. Cellulose.
Câu 4. Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là:
A. Lipid. B. Carbohydrate. C. Protein. D. Cellulose.
Câu 5. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
A. Trung thể. B. Ti thể.
C. Nhân. D. Bộ máy Golgi.
Câu 6. Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là:
A. Truyền tin cận tiết. B. Truyền tin nội tiết.
C. Truyền tin synapse. D. Truyền tin trực tiếp
Câu 7. Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra:
A. 2 ATP. B. 30 - 32 ATP. C. 10 - 12 ATP. D. 36 - 38 ATP.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.
B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.
C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
Câu 9. Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là:
A. Trung tâm điều hòa. B. Trung tâm hoạt động.
C. Trung tâm ức chế. D. Vùng gắn cơ chất.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?
A. Không có chuỗi truyền electron.
B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.
C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.
D. Có sự tham gia của oxygen.
Câu 11. Lông và roi có chức năng là:
A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.
C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.
D. Lông có tính kháng nguyên.
Câu 12. Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành:
A. động năng và thế năng. B. động năng và nhiệt năng.
C. thế năng và nhiệt năng. D. thế năng và hóa năng.
Câu 13. Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại:
A. tế bào chất. B. màng thylakoid.
C. chất nền lục lạp. D. màng trong ti thể.
Câu 14. Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ:
A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.
C. năng lượng ánh sáng.
D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.
Câu 15. Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?
A. Màu sắc của tế bào.
B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.
C. Trạng thái hoạt động của tế bào.
D. Hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 16. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại?
A. chất nền lục lạp. B. màng trong ti thể.
C. màng thylakoid. D. chất nền ti thể.
Câu 17. Cho các loại lipid sau:
(1) Estrogen. (2) Vitamine E. (3) Dầu.
(4) Mỡ. (5) Phospholipid. (6) Sáp.
Lipid đơn giản gồm
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (6). D. (1), (4), (5).
Câu 18. Trong quá trình quang hợp, O2 được giải phóng có nguồn gốc từ:
A. nước. B. glucose. C. Carbon dioxide. D. ATP.
Câu 19. Vì sao người ta nói “ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào”?
Câu 20. Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
B |
A |
C |
D |
C |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
B |
A |
B |
B |
C |
A |
|
|
Câu 19.
ATP là đồng tiền năng lượng tế bào vì:
- ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: bazơ nitơ ađênin, đường ribose và 3 nhóm phosphate. Liên kết giữa 2 nhóm phosphate là liên kết cao năng.
- ATP dễ truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phosphate để trở thành ATP.
Câu 20.
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống: các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và nước giải phóng năng lượng tích lũy trong phân tử ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 10 KNTT năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 10 Cánh diều năm 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập