YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 KNTT năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mong muốn giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức Công nghệ 10 Kết nối tri thức đồng thời rèn luyện kĩ năng làm trắc nghiệm Công nghệ 10 và giải bài tập tự luận góp phần ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

A. LÝ THUYẾT

a. Khái niệm

Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,... Chúng làm lá bị khuyết, thùng, cuốn, quả, thân, cảnh bị gãy, thổi, rụng.... Một số sâu hại cây trồng thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh

b. Tác hại

Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

c. Các biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác là việc áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng.... nhằm mục đích loại bỏ mầm sâu, bệnh; hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, tăng khả năng chống sâu, bệnh.

Biện pháp cơ giới, vật li là việc dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

Biện pháp sinh học là việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.

Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc hoả học để phòng trừ sâu, bệnh hại. dụng các thuốc hoá học để phòng trừ sài

Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong đó chú trọng biện pháp sinh học nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế.

a. Sâu tơ hại rau

- Đặc điểm hình thái, sinh học

- Đặc điểm gây hại

- Biện pháp phòng trừ

b. Rầy nâu hại lúa

- Đặc điểm hình thái, sinh học

- Đặc điểm gây hại

- Biện pháp phòng trừ

c. Sâu keo mùa thu

- Đặc điểm hình thái, sinh học

- Đặc điểm gây hại

- Biện pháp phòng trừ

d. Ruồi đục quả

- Đặc điểm hình thái, sinh học

- Đặc điểm gây hại

- Biện pháp phòng trừ

a. Bệnh thán thư

- Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Biện pháp phòng trừ

b. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)

- Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Biện pháp phòng trừ

c. Bệnh đạo ôn hại lúa

- Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Biện pháp phòng trừ

d. Bệnh héo xanh vi khuẩn

- Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Biện pháp phòng trừ

Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.

a. Làm đất, bón phân lót

- Làm đất: Làm đất là bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt, bao gồm các công việc như cây, bữa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây.... 

- Bón phân lót: Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp sẵn nguồn chất dinh dưỡng để khi rễ được hình thành có thể hấp thụ ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. 

b. Gieo hạt, trồng cây con

- Gieo hạt: Hạt giống được gieo trực tiếp trên đồng ruộng và nảy mầm thành cây con. Đây là biện pháp thường được áp dụng đối với một số loại cây trồng lấy hạt (lúa, ngô, đậu tương....) 

- Trồng cây con là biện pháp trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất. Biện pháp này giúp cây con tránh được các điều kiện không thuận lợi của môi trường, rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Hinh 19.2).

c. Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh

- Chăm sóc là quá trình áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao. Chăm sóc cây trồng gồm các công việc cơ bản như tưới nước, tiêu nước, bón phân, tạo tán, tỉa cảnh, tỉa, dặm cây....

- Phòng trừ sâu, bệnh là tập hợp nhiều biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng. 

d. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Thu hoạch sản phẩm trồng trọt là sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng để thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Việc thu hoạch cần được thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp, nhanh gọn, cần thận để đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt

- Bảo quản bằng kho silo

- Bảo quản trong kho lạnh

- Bảo quản bằng chiếu xạ

-  Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh

- Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh

--------- Còn tiếp ---------

B. BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp với những công nghệ tiên tiến (còn gọi là công nghệ cao) để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ưu điểm: 

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

- Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, do đố quy mô sản xuất được mở rộng.

- Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Hạn chế:

- Chi phí đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.

Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

- Nông nghiệp công nghệ cao nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ.

- Có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.

- Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực

Câu 2. Mô tả một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Nêu một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong trồng trọt ở gia đình, địa phương em và ý nghĩa của chúng mang lại.

Trả lời:

Công nghệ nhà kính:

Là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính hoặc vật liệu tương tự; dùng để trồng cây nhằm tránh tác động bất lợi của thời tiết, đồng thời giúp chủ động điều chỉnh các điều kiện chăm sóc cây trồng bằng các công nghệ tiên tiến.

Một số mô hình nhà kính phổ biến:

a) Nhà kính đơn giản:

- Vật liệu đơn giản

- Chủ yếu để tránh mưa, gió và nhiệt độ thấp

- Thười gian sử dụng 5 - 10 năm

b) Nhà kính liên hoàn:

- Hệ thống mái có thể sử dụng bằng nhựa PE hoặc kính thủy tinh

- Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác bán tự động và tự động.

- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào vật liệu làm mái.

c) Nhà kính hiện đại:

- Khung thép chịu lực lớn, mái kính chịu lực đảm bảo độ sáng tốt nhất cho cây.

- Hệ thống tự động được sử dụng tối đa.

- Thời gian sử dụng lâu dài, trên 15 năm.

Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm:

Là công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách có hiệu quả nhất, bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và dạng tưới để tối ưu hóa việc dùng nước của cây.

Một số công nghệ tưới tự động:

- Tưới nhỏ giọt

- Tưới phun sương

 - Tưới phun mưa

Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) trong trồng trọt:

Là việc số hóa các hoạt động từ sản xuất đến chiến biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hóa.

Một số ứng dụng:

- Canh tác chính xác

- Nhà kính thông minh

HS tự liên hệ thực tiễn ở địa phương mình.

Ví dụ: Địa phương em đang áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như tưới nước tự động, sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu...

Ưu điểm của công nghệ này là làm giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tưới và phân bón; mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Câu 3:. Giải thích cơ sở khoa học của các hệ thống trồng cây không dùng đất (hệ thống trồng cây thủy canh, hệ thống khí canh).

Trả lời:

Cơ sở khoa học của trồng cây không dùng đất (thủy canh, khí canh) là:

Cây trồng chỉ có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện được cung cấp đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng và không khí. Đất trồng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây và giúp cây đứng vững. Do đó, trồng cây không dùng đất bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời sử dụng giá thể để giúp cây đứng vững.

Câu 4: Nêu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ưu, nhược điểm của hệ thống trồng cây thủy canh và hệ thống trồng cây khí canh. Lựa chọn hệ thống trồng cây không dùng đất phù hợp cho một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Trả lời:

Hệ thống trồng cây thủy canh:

Cấu tạo: Một hệ thống thủy canh cơ bản gồm hai phần:

- Bể/thùng chứa dung dịch dinh dưỡng: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.

- Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây. 

Nguyên lí hoạt động:

- Hệ thống thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh): Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng, hộp hoặc các vật chứa cách nhiệt, dung dịch được bổ sung khi cần trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch.

- Hệ thống thủy canh hồi lưu (thủy canh động): Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần dư thừa sẽ được luân chuyển về thùng chứa ban đầu. Quá trình này được diễn ra liên tục.

Ưu điểm:

- Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm lớn nhất. Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.

- Kĩ thuật này không dùng đất, do vậy có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cằn hay hải đảo xa xôi.

- Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.

-  Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm:

- Khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả.

- Vốn đầu tư ban đầu cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này cản trở việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.

Hệ thống trồng cây khí canh:

Cấu tạo: Một hệ thống khí canh cơ bản gồm ba phần:

Bể chứa dung dịch: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây.

Hệ thống phun sương: gồm có bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương. Hệ thống thường được thiết kế đồng bộ với bộ hẹn giờ hoặc bộ điều khiển.

Nguyên lí hoạt động: Hoạt động theo nguyên lí tự động, khép kín. Bơm đẩy dung dịch trong bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khí tạo hơi sương, nơi có rễ cây. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, phần còn lại rơi xuống máng thu và được đưa trở lại bể chứa.

Ưu điểm:

- Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thủy canh.

- Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.

- Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.

- Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.

Nhược điểm: 

- Chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn.

- Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.

Hệ thống trồng cây thủy canh phù hợp với địa phương em

Câu 5: Mô tả các bước trồng, chăm sóc, thu hoạch một loại cây trồng bằng kĩ thuật thủy canh.

Trả lời:

Ví dụ trồng cây cà chua thủy canh:

Quy trình kỹ thuật trồng cà chua thủy canh:

- Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp)

- Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.

- Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.

- Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh Grow Master đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ

-----

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 10 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON