YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023 được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Sinh học 10 Kết nối tri thức, kỹ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

A. LÝ THUYẾT

a. Đặc điểm chung

Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, trong tế bào chất chỉ có ribosome, không có các bào quan có màng bọc.

b. Cấu tạo tế bào nhân sơ

- Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Một số tế bào có thể có thêm các thành phần như lông, roi và màng ngoài.

- Tế bào nhân sơ sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường

Hình 7.2. Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình

- Lông, roi và màng ngoài

- Thành tế bào và màng tế bào

- Tế bào chất

- Vùng nhân

a. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực đã có nhân chính thức với màng nhân, hạch nhân và chất nhiễm sắc.

b. Cấu tạo tế bào nhân thực

- Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ribosome là bào quan không có màng bọc, giữ chức năng tổng hợp protein.

- Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

- Lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc.

- Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome, là nơi tổng hợp protein.

- Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp năm song song nhưng tách rời nhau, là nơi chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bảo.

- Lysosome là túi màng đơn có chức năng phân hủy các chất, các bào quan, các tế bào già và hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào. 

- Không bào là bào quan có màng đơn, chỉ có ở tế bào thực vật và một số động vật nguyên sinh, giữ nhiều chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào

a. Khái niệm: Trao đổi chất qua màng tế bào là sự vận chuyển các chất qua màng

b. Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào

- Vận chuyển thụ động: Là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng.

+ Sự khuếch tán đơn giản

+ Khuếch tán tăng cường

+ Sự thẩm thấu

-  Vận chuyển chủ động: Là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao và cần có năng lượng.

- Vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào

+ Thực bào và ẩm bào

+ Xuất bào

a. Truyền tin giữa các tế bào

Các tế bào có thể truyền cho nhau các phân tử tín hiệu theo nhiều cách khác nhau.

b. Truyền tin trong tế bào

Hình 12.2. Truyền tin trong tế bào

Tín hiệu sau khi được tiếp nhận bởi các thụ thể, được chuyển đổi qua chuỗi các protein chuyển đổi tín hiệu tới protein địch, cuối cùng gây ra sự đáp ứng của tế bào như đóng/mở gene, thay đổi các hoạt động chuyển hóa của tế bào, thay đổi sự vận động hoặc điều khiển phân bảo...

B. BÀI TẬP

Câu 1. Nguyên tố hóa học nào sau đây không tham gia cấu tạo phân tử RNA?

A. Nitrogen (N).              B. Oxygen (O).                C. Phospho (P).               D. Calci (Ca).

Câu 2. Hiện tượng biến tính protein là hiện tượng

A. protein bị phá hủy cấu trúc và chức năng.         

B. mất chức năng sinh học của phân tử protein.

C. mất chức năng hóa học của phân tử protein.       

D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của protein.

Câu 3. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?

A. Kính thiên văn.          B. Kính hiển vi.               C. Máy li tâm.                 D. Kính lúp.

Câu 4. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ?

A. phospholipid.              B. peptidoglycan.             C. Phospho (P).               D. Calci (Ca).

Câu 5. Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là

(1) sinh quyển.             (2) cơ thể.                   (3) quần xã.                   (4) cơ quan.

(5) tế bào.                     (6) quần thể.               (7) hệ sinh thái.             (8) bào quan.

 A. 3                                B. 4                                  C. 2                                  D. 5

Câu 6. Trong quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối:

A. ATP và O2.                                                         B. NADH và CO2.          

C. CO2 và ATP.                                                       D. ATP và NADH

Câu 7. Phát biểu không chính xác khi nói về vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là:

A. khuếch tán thuận chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

B. có sự tham gia của các protein xuyên màng.

C. tiêu tốn năng lượng ATP trong mỗi lần vận chuyển.

D. phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ chất tan hai bên màng.

Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Câu 9. Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là:

A. môi trường ưu trương.                              B. môi trường nhược trương.

C. môi trường đẳng trương.                           D. môi trường ưu thế.     

Câu 10. Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?

A. Glucose.                      B. Protein.                       C. Steroid.                       D. Tinh bột.

Câu 11. Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết:

A. liên kết ion.                                               B. liên kết hydrogen.                

C. liên kết cộng hóa trị.                                  D. liên kết disunfit.

Câu 12. Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?

A. Glucose.                      B. Sucrose.                      C. Maltose.                      D. Cellulose.

Câu 13. Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là:

A. Lipid.                          B. Carbohydrate.             C. Protein.                       D. Cellulose.

Câu 14. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

A. Trung thể.                                                 B. Ti thể.                        

C. Nhân.                                                        D. Bộ máy Golgi.

Câu 15. Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là:

A. Truyền tin cận tiết.                                    B. Truyền tin nội tiết.

C. Truyền tin synapse.                                   D. Truyền tin trực tiếp

Câu 16. Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra:

A. 2 ATP.              B. 30 - 32 ATP.               C. 10 - 12 ATP.               D. 36 - 38 ATP.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?

 A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.

 B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.

 C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.

 D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.

Câu 18. Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là:

A. Trung tâm điều hòa.                                  B. Trung tâm hoạt động.

C. Trung tâm ức chế.                                     D. Vùng gắn cơ chất.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?

A. Không có chuỗi truyền electron.

B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.

C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.

D. Có sự tham gia của oxygen.

Câu 20. Lông và roi có chức năng là:

A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.                 

B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.          

C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.       

D. Lông có tính kháng nguyên.

Câu 21. Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành:

A. động năng và thế năng.                             B. động năng và nhiệt năng.

C. thế năng và nhiệt năng.                             D. thế năng và hóa năng.

Câu 22. Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại:

A. tế bào chất.                                                B. màng thylakoid.         

C. chất nền lục lạp.                                         D. màng trong ti thể.

Câu 23. Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ:

A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.

B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.

C. năng lượng ánh sáng.

D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.

Câu 24. Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?

A. Màu sắc của tế bào.

B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.

C. Trạng thái hoạt động của tế bào.

D. Hình dạng và kích thước của tế bào.

Câu 25. Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại?

A. chất nền lục lạp.                                                  B. màng trong ti thể.

C. màng thylakoid.                                                  D. chất nền ti thể.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

B

D

D

C

C

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

B

A

C

D

C

B

D

B

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

A

B

A

B

B

 

 

 

 

 

-----

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON