YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Thông tin giữa các tế bào


Qua nội dung bài giảng Thông tin giữa các tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về Thông tin giữa các tế bào ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thông tin giữa các tế bào

a. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào

Mối quan hệ giữa các tế bào với nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của các loài sinh vật đa bào, nhờ đó mà cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác. Các tế bào có thể liên hệ với nhau nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào đích đáp ứng lại các tín hiệu được truyền đến từ các tế bào khác nhau.

Hình 17.1. Thông tin giữa các tế bào

b. Các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào

Các tế bào trong cơ thể có nhiều phương thức truyền thông tin tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào. Các tế bào ở gần nhau có thể truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ. Các tế bào ở xa nhau sẽ truyền tin qua các phân tử tín hiệu được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn.

Hình 17.2. Các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào: qua mối nối qua các tế bào (a), tiếp xúc trực tiếp (b) truyền tin cục bộ (c) và truyền tin qua khoảng cách xa (d)

Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. Giữa các tế bào có các kiểu truyền thông tin như qua mối nối giữa các tế bào, tiếp xúc trực tiếp, truyền tin cục bộ và truyền tin qua khoảng cách xa.

1.2. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

- Giai đoạn tiếp nhận: Là giai đoạn tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thụ thể thay đổi hình dạng.

- Giai đoạn truyền tin: Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tin. Trong giai đoạn này, một chuỗi các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào tạo thành con đường truyền tín hiệu thông qua các phân tử truyền tin.

- Giai đoạn đáp ứng: Tín hiệu đã được truyền tin sẽ hoạt hoá một đáp ứng đặc hiệu của tế bào. Sự đáp ứng có thể diễn ra trong nhân hoặc trong tế bào chất.

Hình 17.3. Sơ đồ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào

Ví dụ: Khi hormone testosterone đi qua màng sinh chất và gắn với thụ thể nội bào tạo phức hệ hormone – thụ thể. Lúc này, thụ thể được hoạt hoá, biến đổi cấu trúc và kích hoạt quá trình truyền tin. Phức hợp hormone – thụ thể đi vào trong nhân tế bào và liên kết với các gene đặc thủ làm các gene này phiên mã tổng hợp nên các phân tử mRNA. Sau đó, mRNA ra tế bào chất tiến hành dịch mã tổng hợp các protein mới tham gia điều hoà quá trình sinh sản của cơ thể.

Hình 17.4. Sự đáp ứng của tế bào với hormone testosterone

- Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm ba giai đoạn

+ Giai đoạn tiếp nhận: Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng.

+ Giai đoạn truyền tin: Quá trình truyền tín hiệu từ thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Giai đoạn đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu hoạt hóa đáp ứng tế bào.

Bài tập minh họa

Bài 1.

Bằng cách nào mà hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hoá đường, qua đó, điều hoà hàm lượng glucose trong máu?

Phương pháp giải:

Khi lượng đường trong máu tăng hoặc giảm so với mức cân bằng, tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin hoặc glucagon, các hormone này đến gan và cơ để kích thích sự chuyển hóa đường, từ đó điều chỉnh lượng đường về mức cân bằng.

Lời giải chi tiết:

- Khi nồng độ đường trong máu tăng, tuyến tụy tăng tiết hormone insulin. Insulin đi đến các tế bào gan và cơ, kích thích các tế bào này chuyển hóa glucose thành glycogen, làm giảm lượng đường đến mức cân bằng.

- Khi nồng độ đường giảm, tuyến tụy tăng tiết hormone glucagon đến các tế bào gan và cơ phân giải glycogen thành glucose, giúp tăng lượng đường lên mức cân bằng.

Bài 2.

Sự truyền thông tin giữa các tế bào có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Các tế bào ở gần nhau có thể truyền thông tin nhờ các mối nối giữa các tế bào, theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ.

- Các tế bào ở xa nhau sẽ truyền thông tin qua các phân tử tín hiệu được vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của sự truyền tin nội bào:

- Điều hòa, phối hợp các hoạt động giữa các tế bào.

- Giúp tế bào đáp ứng lại các kích thích của môi trường nội bào

Luyện tập Bài 17 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phần tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng,

+ Truyền tin: Các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phần tử đích trong tế bào

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hòa hoạt động của tế bào.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 80 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 80 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 80 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 80 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 80 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 81 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 81 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 81 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 81 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 82 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 82 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 82 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 82 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.1 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.2 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.3 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.4 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.5 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.6 trang 51 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.7 trang 52 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.8 trang 52 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.9 trang 52 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.10 trang 52 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 17 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF