YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn, tổng hợp giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức Công nghệ 7 Kết nối tri thức đồng thời rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7, cũng như hoàn thành bài tập tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng, hoàn thành tốt kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tốt nhé!

ADSENSE

A. LÝ THUYẾT

a. Vai trò

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của con người, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả,... Bên cạnh đó, trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu.

b. Triển vọng

- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trong với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển,...

- Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt; nhà nước ta rất quan tầm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trong trọt khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

c. Phương thức trồng trọt

- Trồng trọt ngoài tự nhiên

- Trồng trọt trong nhà có mái che

- Phương thức trồng trọt kết hợp

d. Ngành nghề trong trồng trọt

- Kĩ sư trồng trọt.

- Kĩ sư bảo vệ thực vật.

- Kĩ sư chọn giống cây trồng.

a. Làm đất, trồng cây

- Làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau. Nhìn chung, Kĩ thuật làm đất trồng cây gồm một số công việc chính như: Cày đất, bừa, đập đất, lên luống.

- Bón phân thúc.

b. Gieo trồng và chăm sóc cây trồng

Gieo trồng: Có hai hình thức gieo trồng chính là gieo bằng hạt và trồng bằng cây con. Ngoài ra, có thể trồng bằng củ, bằng đoạn thân.... 

Chăm sóc cây trồng

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ, vun xới

- Tưới nước

- Tiêu nước

- Bón phân thúc

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Nguyên tắc phòng trừ:

+ Phòng là chính.

+ Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

- Các biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hoá học.

+ Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.

c. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến là

- Hái rau, đỗ, nhãn, chôm chôm

- Nhổ: Su hào, sản (khoai mì), lạc (đậu phộng)....

- Đào: Khoai tây, khoai lang....

- Cắt: Lúa, hoa, bắp cải,...

Ngoài ra, người ta còn dùng máy để thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

a. Giâm cành

Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới

b. Ghép

Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép (mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép) giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển

c. Chiết cành

Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bỏ vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu (Hình 5.3). Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng

a. Thành phần rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng

b. Vai trò của rừng

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống của con người, cung cấp nguồn gỗ, điều hoà không khí, điều hoà nước, chống biến đổi khí hậu, là nơi cư trú của động, thực vật và lưu trữ các nguồn gene quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,...

c. Một số loại rừng phổ biến

- Rừng phòng hộ.

- Rừng đặc dụng.

- Rừng sản xuất.

a. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng rừng thích hợp là khi thời tiết ẩm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có nước tưới đầy đủ. Ở nước ta, thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa. Trồng rừng đúng thời vụ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao sinh trưởng, phát triển tốt.

b. Phương pháp trồng

- Trồng rừng bằng cây con có bầu

- Trồng rừng bằng cây con rễ trần

c. Chăm sóc 

Cây rừng sau khi trồng cần được chăm sóc định kì khoảng 1 – 2 lần mỗi năm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây

- Nguyên nhân suy giảm: Diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng không đúng cách,... làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

- Các biện pháp bảo vệ: Để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng....

B. BÀI TẬP

Câu 1: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Cây ngô

B. Cây vải

C. Cây su hào

D. Câu hoa lan

Câu 2: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?

A. Cây ngô

B. Cây vải

C. Cây su hào

D. Câu hoa lan

Câu 3: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây rau?

A. Cây ngô

B. Cây vải

C. Cây su hào

D. Câu hoa lan

Câu 4: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây hoa?

A. Cây ngô

B. Cây vải

C. Cây su hào

D. Câu hoa lan

Câu 5: Thành phần nào của đất trồng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững?

A. Phần rắn

B. Phần lỏng

C. Phần khí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Thành phần nào của đất trồng có vai trò cung cấp nước cho cây, hòa tan chất dinh dưỡng?

A. Phần rắn

B. Phần lỏng

C. Phần khí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Thành phần nào của đất trồng có vai trò cung cấp oxygen cho cây, làm đất tơi xốp.

A. Phần rắn

B. Phần lỏng

C. Phần khí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Nhân giống vô tính áp dụng với cây trồng nào?

A. Cây ăn quả

B. Cây hoa

C. Cây cảnh

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Có mấy phương pháp nhân giống vô tính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10: Có phương pháp nhân giống vô tính nào?

A. Giâm cành

B. Ghép

C. Chiết cành

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành tiến hành theo mấy bước?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Câu 12: Bước đầu tiên của nhân giống bằng phương pháp giâm cành là:

A. Chọn cành giâm

B. Cắt cành giâm

C. Xử lí cành giâm

D. Cắm cành giâm

Câu 13: Bước thứ hai của nhân giống bằng phương pháp giâm cành là:

A. Chọn cành giâm

B. Cắt cành giâm

C. Xử lí cành giâm

D. Cắm cành giâm

Câu 14: Bước thứ ba của nhân giống bằng phương pháp giâm cành là:

A. Chọn cành giâm

B. Cắt cành giâm

C. Xử lí cành giâm

D. Cắm cành giâm

Câu 15: Bước thứ tư của nhân giống bằng phương pháp giâm cành là:

A. Chọn cành giâm

B. Cắt cành giâm

C. Xử lí cành giâm

D. Cắm cành giâm

Câu 16: Bước thứ năm của nhân giống bằng phương pháp giâm cành là:

A. Chăm sóc cành giâm

B. Cắt cành giâm

C. Xử lí cành giâm

D. Cắm cành giâm

Câu 17: Phương pháp giâm cành:

A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.

B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.

C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Phương pháp ghép:

A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.

B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.

C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Phương pháp chiết:

A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.

B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.

C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20: Vai trò của rừng là:

A. Cung cấp nguồn gỗ

B. Điều hòa không khí

C. Chống biến đổi khí hậu

D. Cả 3 đáp án trên

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

D

A

B

C

D

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

C

D

A

A

B

C

D

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Công Nghệ 7 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF