Qua nội dung bài giảng Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quy trình trồng trọt
a. Khái niệm
Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt. Trong quy trình này, các biện pháp kĩ thuật được áp dụng phù hợp với từng loại cây trồng, trong từng khu vực sản xuất cụ thể nhằm mục đích thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.
b. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt
Hình 19.1. Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt
Làm đất, bón phân lót
- Làm đất: Làm đất là bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt, bao gồm các công việc như cây, bữa, đập đất, lên luống, đào hố trồng cây.... Làm đất có tác dụng giúp cho đất tơi, xốp, làm sạch cỏ dại, hạn chế nguồn sâu, bệnh hại trong đất, giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao.
- Bón phân lót: Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp sẵn nguồn chất dinh dưỡng để khi rễ được hình thành có thể hấp thụ ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ đầu. Tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng mà sử dụng loại phân bón và cách bón thích hợp như bón theo hốc, bón theo hàng hoặc bón rải đều trên mặt ruộng.
Gieo hạt, trồng cây con
- Gieo hạt: Hạt giống được gieo trực tiếp trên đồng ruộng và nảy mầm thành cây con. Đây là biện pháp thường được áp dụng đối với một số loại cây trồng lấy hạt (lúa, ngô, đậu tương....) hoặc một số loại rau (cải xanh, cà chua, bầu, bí,...). Tuỳ thuộc vào từng đối tượng cây trồng, yêu cầu kĩ thuật gieo hạt cũng khác nhau để giúp cho hạt có tỉ lệ này mầm cao nhất và cây con phát triển tốt nhất.
- Trồng cây con là biện pháp trồng cây con từ vườn ươm ra khu vực sản xuất. Biện pháp này giúp cây con tránh được các điều kiện không thuận lợi của môi trường, rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Hinh 19.2).
Hình 19.2. a) Trồng rau từ khay bầu ra luống đất; b) Trồng lúa bằng máy bán tự động
Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh
- Chăm sóc là quá trình áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao. Chăm sóc cây trồng gồm các công việc cơ bản như tưới nước, tiêu nước, bón phân, tạo tán, tỉa cảnh, tỉa, dặm cây....
- Phòng trừ sâu, bệnh là tập hợp nhiều biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế tối đa sâu, bệnh hại cây trồng. Một số công việc cơ bản trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng như vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chống bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sản xuất, đúng quy trinh.
Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Thu hoạch sản phẩm trồng trọt là sử dụng các dụng cụ, máy móc phù hợp với từng loại cây trồng để thu hoạch sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Việc thu hoạch cần được thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp, nhanh gọn, cần thận để đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt
1.2. Một số ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt
a. Cơ giới hoá trong làm đất
- Cơ giới hoá trong làm đất là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay, cơ giới hoa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong làm đất như cậy, bùa, lên luống, đảo hồ trồng cây,... Máy móc giúp rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động so với làm thủ công, đặc biệt đối với những cảnh đồng lớn mà sức người không thể làm được trong thời gian ngắn (Hình 19.3).
Hình 19.3. Một số hình ảnh cơ giới hóa trong làm đất
b. Cơ giới hoá trong gieo trồng
- Nhiều loại máy móc đã được áp dụng trong gieo trồng như máy gieo hạt, máy trồng cây con giúp giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất (Hình 19.4)
Hình 19.4. Một số hình ảnh cơ giới hóa trong gieo trồng
c. Cơ giới hoá trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Áp dụng các biện pháp cơ giới trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh giúp giảm nguy hại trực tiếp cho sức khoẻ người lao động; giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nước tuổi và phân bón, mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất (Hình 19.5).
Hình 19.5. Một số hình ảnh cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
d. Cơ giới hoá trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- Việc áp dụng cơ giới hoả trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt giúp quá trình thu hoạch được nhanh hơn, giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất (Hình 19.6).
Hình 19.6. Một số hình ảnh cơ giới hoá trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Bài tập minh họa
Bài 1.
Quy trình trồng trọt là gì, gồm những bước cơ bản nào? Con người đã sử dụng những loại máy móc thiết bị gì trong trồng trọt? Mục đích của việc sử dụng máy móc trong trồng trọt
Cơ giới hóa trong trồng trọt
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt
Lời giải chi tiết:
- Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.
- Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt:
+ Bước 1: Làm đất, bón phân lót
+ Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con
+ Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh
+ Bước 4: Thu hoạch
- Một số máy móc được sử dụng trong trồng trọt: máy làm đất, máy cày, máy cấy, máy gặt, máy bay phun thuốc trừ sâu, máy thu hoạch ngô...
- Mục đích của sử dụng máy móc trong trồng trọt là: làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, giảm thiểu sức lao động cho con người.
Luyện tập Bài 19 Công nghệ 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt.
- Nêu được một số ứng dụng của cơ giới hoà trong làm đất, gieo trồng chăm sóc và thu hoạch sản phẩm trồng trọt
3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 5
-
- A. cày, bữa
- B. đập đất, đào hố trồng cây
- C. lên luống
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3:
Bón phân lót là bón khi nào?
- A. bón phân vào đất trước khi gieo trồng
- B. bón phân vào đất sau khi gieo trồng
- C. bón phân vào đất trước khi thu hoạch
- D. bón phân vào đất sau khi thu hoạch
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 19 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 96 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 97 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực 1 trang 97 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực 2 trang 97 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 98 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 98 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 98 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 99 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 99 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 99 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 100 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 100 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 100 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 3 trang 100 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 100 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 19 Công nghệ 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!