YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 16: Một số sâu hại thường gặp và biện pháp phòng trừ


Qua nội dung bài giảng Một số sâu hại thường gặp và biện pháp phòng trừ môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về nhân giống cây trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

a. Sâu tơ hại rau

Đặc điểm hình thái, sinh học

- Sâu tơ hại rau có tên khoa học là Plutella xylostella, họ Ngãi rau, bộ Cánh vảy.

- Sâu trưởng thành (ngai) có chiều dài nhỏ hơn 10 mm. Cảnh trước màu nâu, giữa lưng có một dải gợn sóng màu trắng (ngài đục) hoặc màu vàng (ngãi cái). Râu đầu dài, vươn về phía trước rất linh hoạt (Hinh 16,1a).

- Trứng hình bầu dục hơi tròn, đường kinh khoảng 0,4 – 0,5 mm, màu vàng nhạt (Hinh 16.1b ), Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính. Sau khi đẻ từ 3 đến 7 ngày thi trứng nở.

- Sâu non hình ống, màu xanh nhạt, dài khoảng 10 mm, đầu màu nâu vàng, trên mỗi đốt chân đều có lông tơ (Hình 16.1c). Sâu có 4 tuổi (qua ba lần lột xác), thời gian phát triển của sâu non khoảng 11 – 15 ngày, nếu nhiệt độ thấp có thể tới 18 – 20 ngày.

- Nhộng của sâu tơ được bọc trong lớp kén tơ mỏng màu trắng nên được gọi là sâu tơ (Hình 16.1d). Nhộng có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài khoảng 6 – 8 mm. Thời gian phát triển của nhộng khoảng 4 – 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.

Hình 16.1. Sâu tơ hại rau

Đặc điểm gây hại:

Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì là tạo thành những vết trong, mờ ở lá rau. Sâu tuổi lớn ăn thủng lá, làm giảm năng suất và chất lượng rau (Hình 16.2a). Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gần là (Hình 16.2b).

Hình 16,2. Sâu tơ hại bắp cải

Biện pháp phòng trừ:

Sâu tơ chỉ gây hại trên rau thuộc họ cải, do đó nên trồng xen rau thuộc họ cải với các loại rau thuộc họ khác như hành, tôi, cà chua hoặc luân canh với cây lúa nước. Sử dụng bẫy để bắt sâu tơ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất Abamectin, Azadirachtin.... và các chế phẩm sinh học như nấm Beauvena bassiana, Metarhizium baculoviruses vi khuẩn Bacillus thuringiensis, ong kí sinh trừ sâu tơ...

 

b. Rầy nâu hại lúa

Đặc điểm hình thái, sinh học

- Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens, họ Muội nâu, bộ Cánh đều.

- Rầy trưởng thành có màu nâu vàng, thân dài khoảng 3 – 5 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Có hai dạng rầy trưởng thành loại cánh dài và loại cánh ngắn. Rầy cảnh ngắn có cánh phủ 2/3 thân, rầy cánh dài cảnh phủ toàn thân (Hình 16.3a).

- Trứng được đẻ thành ở giống hình nải chuối ở bẹ lá, có màu trắng đục (Hình 16.3b). Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi từ 2 đến 3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm (Hình 16.3c). Rầy non có 5 tuổi (qua bốn lần lột xác).

Hình 16.3. Rầy nâu hại lúa

Đặc điểm gây hại:

Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hạt bị lép. Khi mật độ rầy cao, lúa chết thành đám gọi là "cháy rầy" (Hình 16.4).

Hình 16.4. Ruộng lúa bị chảy rầy

Biện pháp phòng trừ

Sử dụng giống kháng là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các biện pháp như xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh mùa vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định và sử dụng kẻ thù tự nhiên như thả vịt, thả cá rô phi, bọ xít mù xanh; chế phẩm sinh học Metarhizium.

 

c. Sâu keo mùa thu

Đặc điểm hình thái, sinh học

Sâu kéo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera frugiperda, họ Ngài đêm, bộ Cảnh vảy. Sâu keo mùa thu trưởng thành cảnh trước có màu nâu xám. Mép ngoài cảnh trước có các đường vân, gợn hình sóng theo mép ngoài của cánh. Cảnh sau màu vàng nhạt (Hình 16.5a). Trứng hình cầu, màu trắng xanh, đẻ thành ỗ, có phủ lông tơ mỏng (Hình 16.5b).

Sâu non: đầu có vân hình chữ Y ngược, mặt lưng đốt bụng cuối có 4u lông màu đen xếp hình vuông (Hình 16,5c). Nhộng màu nâu đỏ bóng, cuối bụng có đôi gai nhọn (Hình 16.5d).

Hình 16.5. Sâu keo mùa thu

Đặc điểm gây hại

Sâu keo mùa thu gây hại chủ yếu trên ngộ. Sâu non ăn là tạo các lỗ thủng lớn trên phiến lá, cắn gãy cở, đục phá hại bắp ngô (Hình 16.6).

Hình 16.6. Ngô bị sâu keo mùa thu gây hại 

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ sâu keo mùa thu, cần vệ sinh đồng ruộng, cây lật đất để tiêu diệt nhộng, luân canh với cây lúa nước. Sử dụng bẫy để thu bắt sâu trưởng thành, ngắt bỏ ở trứng. Sử dụng ong kí sinh hoặc phun chế phẩm nấm xanh Metarhizium, chế phẩm Bt chế phẩm virus NPV,... để diệt trừ sâu non, nhộng. Sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn.

 

d. Ruồi đục quả

Đặc điểm hình thái, sinh học

- Loài ruồi đục quả phổ biến nhất trong giống Bactrocera có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, họ

- Ruồi đục quả, bộ Hai cảnh. Ruồi đục quả trưởng thành dài gần 1 cm, cơ thể màu vàng hoặc đen, bụng tròn; ngực có hai sọc vàng rộng, đốt bụng có vân châu T màu đen (Hình 16.7a).

- Trứng có màu trắng trong hoặc vàng kem, hình trụ thon, dài và đầu hơi nhọn (Hình 16.7b).

- Sâu non (dòi) có màu trắng đục hơi vàng, không có chân, móc miệng có màu đen (Hình 16.7c). Nhộng có màu kem, nâu (Hình 16.7d).

Hình 16.7. Ruồi đục quả

Đặc điểm gây hại

Trên quả bị ruồi đục quả phá hại có các vết chích màu đen, sau chuyển thành nâu. Phần thịt quả bị thối, quả rụng (Hình 16.8).

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ ruồi đục quả cần vệ sinh đồng ruộng, sử dụng túi bọc quả, thu nhặt và tiêu huỷ quả rụng. Sử dụng bẫy để thu bắt ruồi trưởng thành. Dùng thuốc trừ sâu theo đúng hướng dẫn để phòng trừ ruồi đục quả. Vết chích trên quá do ruồi đục quả gay ra Quả ổi bị ruồi đục quả

Hình 16.8. Ổi bị hại do ruồi đục quả

 

1.2. Nhận biết một số loài sâu hại cây trồng thường gặp

a. Chuẩn bị

Dụng cụ

- Đĩa Petri (đường kinh 9 cm), panh.

- Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 10 lần.

Mẫu vật

- Tranh, ảnh sâu hại (không có chú thích).

- Mẫu sâu sống do học sinh mang đến (khuyến khích).

 

b. Các bước thực hành

Bước 1: Tùng nhóm học sinh nhận tranh, ảnh sâu hại cây trồng hoặc mẫu sâu hại từ giáo viên.

Bước 2: Quan sát tranh, ảnh hoặc mẫu sâu hại để nhận biết từng loại sâu hại dựa vào các đặc điểm đặc trưng. Dùng kính lúp để quan sát cho rõ hơn. Với mẫu sâu hại, dùng panh gắp nhẹ mẫu sâu và cho vào đĩa Petri để quan sát.

Bước 3: Thảo luận nhóm, thống nhất và ghi lại kết quả theo mẫu Bảng 16.1.

Bảng 16.1. Đặc điểm nhận biết một số loại sâu hại cây trong thường gặp

Tranh ảnh

Tên sâu hại

Giai đoạn

Đặc điểm nhận biết

Số 1

?

?

?

Số 2

?

?

?

….

?

?

?

 

c. Thực hành

- Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm không quá 5 học sinh.

- Thực hành quan sát một số loại sâu hại theo các bước của quy trình thực hành và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

d. Đánh giá kết quả

- Học sinh đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm.

Bài tập minh họa

Bài 1.

Cây trồng bị sâu hại thường có biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để phòng trừ được các loại sâu hại cây trồng một cách hiệu quả nhất.

 

Phương pháp giải:

- Nghiên cứu nội dung bài học.

- Tùy thuộc vào loại sâu hại mà cây trồng có những biểu hiện khác nhau...

 

Lời giải chi tiết:

- Tùy thuộc vào loại sâu hại mà cây trồng có những biểu hiện khác nhau:

+ Sâu tơ hại rau: lá rau xuất hiện những vết trong, mờ, lá bị ăn thủng. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá.

Rầy nâu hại lúa: lúa bị khô héo và chết, hạt bị lép.

Sâu keo mùa thu trên cây ngô: trên các phiến lá có các lỗ thủng lớn, bắp ngô bị đục phá...

- Các biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng hiệu quả:

Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển sâu bệnh kịp thời

Sử dụng bẫy để bắt các loại côn trùng gây hại

Canh tác hợp lí và sử dụng giống chống sâu bệnh

​Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu hại cây trồng...

Luyện tập Bài 16 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Mô tả được đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại của một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ.

- Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 80 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 81 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 82 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 82 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 84 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 84 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF