Trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình có một dòng chảy truyền thống từ lớp người đi trước đến lớp người đi sau. Dòng sông ấy là dòng chảy của tấm lòng yêu nước chân thật, là dòng chảy được nuôi dưỡng từ cội nguồn với lòng căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắt với cách mạng. Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây để hiểu rõ hơn về dòng sông truyền thống ấy! Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những đứa con trong gia đình.
Trước khi bước sang bài văn mẫu, HỌC247 mời các em xem thêm phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong video bài giảng Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Phần này giúp củng cố những kiến thức cơ bản nhất cho các em về những con người mang vẻ đẹp tiêu biểu cho một dòng họ nói riêng và của một dân tộc nói chung trong quá trình chống Mỹ cứu nước của nhân dân Nam Bộ. Từ đó, giúp các em đưa ra nhận xét cho mình về quá trình kế thừa và phát huy của một dòng chảy truyền thống liên tục trong Những đứa con trong gia đình tiếp nối từ những lớp người đi trước, địa diện là chú Năm và lớp người đi sau mà đại diện là Việt và Chiến. Bài giảng được trình bày một cách dễ hiểu, dễ ghi nhớ; giúp cung cấp cơ sở lý luận để các em viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Dẫn dắt vào vấn đề: Trong tác phẩm có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp người đi trước đến lớp người đi sau
- Những nét khái quát về tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác – Xuất xứ
- Nội dung truyện Những đứa con trong gia đình
- Những nội dung cần làm rõ:
- Lớp người đi trước
- Chú Năm: Trong dòng sông ấy, chú Năm là thượng nguồn, là cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình, là người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm.
- Má Việt Chiến: Một người phụ nữ gan góc, căm thù quân giặc, rất mực thương chồng, thương con
- Ngoài ra còn có: Ba Việt Chiến và ông nội của Việt Chiến, trong dòng sông ấy họ là lớp người đi trước, là cội nguồn của dòng chảy dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình
- Lớp người đi sau
- Chiến: MỘt người thừa hưởng vẻ đẹp từ mẹ (ngoại hình và tâm hồn) rất gan góc, dũng cảm trong chiến đấu, và cũng rất đảm đang, tháo vát.
- Vóc dáng, cách nói năng, cách tính toán, thu xếp việc nhà, đặc biệt lòng căm thù giặc rất giống với mẹ cô.
- Là một cô gái mới lớn, tính cách còn trẻ con: thương em, đảm đang, tháo vát.
- Có điều kiện cầm súng, trực tiếp chiến đấu trả thù nhà.
- Việt: là một chiến sĩ dũng cảm, gan góc, kiên cường trong chiến trường.
- Vừa vô tư, trẻ con, ngây thơ, hiếu động vừa chững chạc, đàng hoàng
- Gan góc, căm thù giặc, xung phong ra trận, trực tiếp cầm súng trả thù cho ba má.
- Chiến: MỘt người thừa hưởng vẻ đẹp từ mẹ (ngoại hình và tâm hồn) rất gan góc, dũng cảm trong chiến đấu, và cũng rất đảm đang, tháo vát.
- Lớp người đi trước
- Nhận xét
- So với thế hệ đi trước, thế hệ trẻ vừa kế thừa lại vừa phát huy: Cả hai chị em Chiến, Việt cùng lên đường nập ngũ, lập chiến công
- Chính truyền thống gia đình tạo them sức mạnh cho thế hệ trẻ tiếp bước cha anh, giống như một dòng sông chảy không bao giờ ngừng.
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, cảm nhận của bản thân về dòng sông truyền thống thủy chung với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc….
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Chứng minh trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến và Việt.
Gợi ý làm bài
“Dòng sông” trong Những đứa con trong gia đình không chỉ là dòng sông đẹp, lắm nước ngọt, nhiều phù sa và sinh ra vườn ruộng mát mẻ mà còn là dòng sông của truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước. Cũng như trăm con sông khác, “con sông” này cũng chảy ra biển, “mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Trong thiên truyện của mình, Nguyễn Thi đã xây dựng nên một dòng sông chảy dài xuyên suốt. Đó là dòng sông của gia đình chị em Chiến Việt mà mỗi thế hệ là một “khúc” của dòng sông để rồi tất cả đều được ghi vào đó. Những đứa con trong gia đình là sự tiếp nối huyết thống từ bao đời, nhưng không dừng lại ở đây, mỗi thế hệ còn là cầu nối của truyền thồng vĩ đại – truyền thống chống giặc ngoại xâm từ tổ tiên, ông cha và cho đến đời của chị em Chiến Việt. Con sông ấy cứ chảy qua bao thế hệ mà chính chú Năm lại là kết tinh của “con sông truyền thống”.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Những khúc sông của gia đình cứ như thế nối tiếp nhau chảy, chảy hoài, chảy mãi như máu chảy trong người vậy. Rồi con sông của gia đình lại chảy về biển cũng như trăm con sông khác. Nguyễn Thi đã buộc ta phải liên tưởng đến biển đến đại dương bao la rộng lớn. Biển ấy là biển của cách mạng cả nước mênh mông, rộng lớn và vĩnh cữu. Còn đại dương ấy chính là đại dương cách mạng của những quốc gia đang bị xâm lược trên thế giới. Cũng như dòng chảy của máu trong cơ thể được lưu thông bằng tim, thì dòng chảy của con sông cách mạng được khơi nguồn và duy trì bằng những con tim cách mạng “còn nóng hôi hổi” chứa những sự mất mát đau thương nhưng lại rạng ngời niềm hy vọng.
Trên đây là tài liệu về đề tài chứng minh trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình có một dòng sông truyền thống chảy từ từ hệ trước đến thế hệ sau. Mong rằng tài liệu sẽ mang đến cho các em những kiến thức bổ ich trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia sắp tới. Ngoài ra để củng cố toàn bộ kiến thức đã học bằng cách tham khảo thêm bài giảng Những đứa con trong gia đình. Chúc các em có thêm một tài liệu hay trong kho tài liệu ôn thi THPT Quốc gia!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)