YOMEDIA

Chuyên đề giải bài tập về tính chất của kim loại môn Hóa học 12 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Chuyên đề giải bài tập về tính chất của kim loại môn Hóa học 12 năm 2021-2022 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

ADSENSE

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

a. Cấu tạo của kim loại

- Cấu tạo nguyên tử

- Các nguyên tử của các nguyên tố kim loại hầu hết đều có từ 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

-  Cấu tạo tinh thể

- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

 

Mạng tinh thể lập phương tâm diện và tâm khối.

- Liên kết kim loại

- Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

b. Tính chất của kim loại

- Tính chất vật lí chung

Những tính chất vật lí chung của kim loại bao gồm tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim và là do các electron tự do trong kim loại gây ra. 

- Tính chất hóa học chung

+ Các kim loại đều có tính khử:      M   →   Mn+   +   ne  

+ Nguyên nhân: Các electron hóa trị của kim loại liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử, do đó các nguyên tử kim loại dễ dàng nhường đi các electron hóa trị này để tạo thành ion dương.

- Dãy điện hóa của kim loại

+ Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử theo quy tắc α.

+ Chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

+ Ví dụ: \(\dfrac{Cu^{2+}}{Cu}\), \(\dfrac{Ag^+}{Ag}\)

2Ag+   +   Cu  →   Cu2+   +  2Ag

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Bài 1. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,672 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Xác định kim loại X.

Hướng dẫn giải

M   +   2H+  →   M2+    +    H2    (M = Zn, X)

→  M = \(\dfrac{1,7}{0,03}\) = 56,67 => X < 56,67 < Zn (65)       (1)

X   +   2H+  →   X2+    +    H2   

→  X > \(\dfrac{1,9}{0,05}\) = 38  (2)

(1), (2) => 38 < X < 56,67 

X thuộc nhóm IIA => X là Ca (40).

Bài 2. Cho 13,5 gam hỗn hợp (Al, Cr, Fe, Mg) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.

Hướng dẫn giải

Coi 4 kim loại đã cho là M:

2M   +   nH2SO4   →  M2(SO4)n   +  nH2

Ta thấy nH2SO4 = nH2 = 0,35.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m = 13,5  + 98.0,35 - 2.0,35 = 47,1 gam.

Bài 3. Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Giá trị của x bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Gọi số mol CuSO4 tham gia phản ứng là a mol.

Fe   +   CuSO4  →   FeSO4    +    Cu

a              a                                    a

Theo đề bài ta có: mtăng = mCu - mFe phản ứng

→ 1,6 = 64a - 56a → a = 0,2

→  [CuSO4] = \(\dfrac{0,2}{0,2}\) = 1M

Bài 4. Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Mg, Al, Zn có khối lượng 7,18 gam được chia làm hai phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 8,71 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hãy tính giá trị của V.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng với phần 1 ta có:

mO2 = 8,71 - \(\dfrac{7,18}{2}\) = 5,12 gam

→ nO2 = \(\dfrac{5,12}{32}\) = 0,16 mol

Do khối lượng kim loại ở 2 phần là bằng nhau nên số mol do hỗn hợp kim loại nhường là như nhau → số mol electron do O2 nhận bằng số mol do N+5 nhận.

O2       +      4e  →  2O2- 

N+5   +    e    →    N+4  

                       0,16   →     0,64

                  0,64  →  0,64

 

→ V = 0,64.22,4 = 14,336 lít.

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng ?

A. Nhiệt độ nóng chảy : Hg < AI < W.

B. Tính cứng : Cs < Fe < W < Cr

C. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.

D. Tính dẻo : Al < Au < Ag.

Câu 2: Cho các phản ứng sau :

X + HNO3(đặc, nóng) → A + NO2 + H2O

A + Cu → X + D

X có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau ?

A. Zn                                   

B. Fe                               

C. Pb                              

D. Ag

Câu 3: Cho các kim loại : Cu, Fe, Ag và các đung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeO3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là

A. 2.                                    

B. 3.                                

C. 4.                                

D. 5.

Câu 4: Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch A gồm hai muối và hai kim loại. Hai muối trong dung dịch A là:

A. Zn(NO3)2 và AgNO3.                                           

B. Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.

C. Al(NO3)3 và Zn(NO3)2.                                        

D. Al(NO3)3 và AgNO3.

Câu 5: Cho a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+, sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Giá trị của a cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

A. \(\frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d - \frac{2}{3}b < a < \frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d\)

B. \(\frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d - \frac{2}{3}b \le a < \frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d\)

C. \(\frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d - \frac{2}{3}b < a \le \frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d\)

D. \(\frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d - \frac{2}{3}b \le a \le \frac{2}{3}c + \frac{1}{3}d\)

Câu 6: Cho X mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > n/2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

A. y > m - x

B. y < m - x

C. \(y > m - x + \frac{1}{2}n\)

D. \(y < m - x + \frac{1}{2}n\)

Câu 7: Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là:

A. 0,23M.       

B. 0,25M.                   

C. 0,125M.                               

D. 0,1M

Câu 8: Có ba kim loại M, A, B (đều hoá trị II) có khối lượng nguyên tử tương ứng là m, a, b. Nhúng hai thanh kim loại M có cùng khối lượng p gam vào hai dung dịch A(NO3)2 và B(NO3)2có cùng số mol muối. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm x%, thanh thứ hai tăng y% (so với p). Giả sử các kim loại A, B thoát ra bám hết vào thanh M. Liên hệ giữa m và a, b, x, y là:

A. \(m = \frac{{ya - bx}}{{x + y}}\)                   

B. \(m = \frac{{ya + bx}}{{x - y}}\)

C. \(m = \frac{{ya - bx}}{{x - y}}\)

D. \(m = \frac{{ya + bx}}{{x + y}}\)

Câu 9: Khi điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl, HCl. Sau một thời gian người ta có thể thấy các trường hợp sau đây:

Dung dịch thu được làm quỳ tím hóa đỏ.

Dung dịch thu được làm quỳ tím hóa xanh.

Dung dịch thu được không làm thay đổi mầu quỳ tím.

Trường hợp đúng là

A. Trường hợp 1.                                                         

B. Trường hợp 2.

C. Trường hợp 3.                                                         

D. Có thể thấy 1 trong 3 trường hợp.

Câu 10: Muốn thu được clorua vôi, ta có thể điện phân

A. Dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn, điện cực trơ.

B. Dung dịch CaCl2 bão hòa có màng ngăn, điện cực trơ.

C. Dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn, điện cực trơ.

D. Dung dịch CaCl2 bão hòa không có màng ngăn, điện cực trơ.

Câu 11: Có dung dịch FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là

A. Cho lá đồng vào dung dịch.

B. Cho lá sắt vào dung dịch.

C. Cho lá nhôm vào dung dịch.

D. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hòa tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 12: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Tìm phát biểu đúng cho thí nghiệm trên.

A. Phương trình hóa học: 2Na + CuSO4 → Na2SO4 + Cu.

B. Kim loại mầu đỏ xuất hiện, mầu của dung dịch nhạt dần.

C. Có khí H2 thoát ra và kết tủa mầu xanh trong ống nghiệm.

D. Chỉ có khí không mầu thoát ra.

Câu 13: Để oxi hóa Fe thành Fe2+ có thể dùng dung dịch

A. Cu(NO3)2.                     

B. H2SO4 đặc, nóng.     

C. HNO3.                       

D. Na2SO4.

Câu 14. Chia hỗn hợp Al và Cu làm hai phần bằng nhau. Phần một cho vào dung dịch HNO3 đặc, nguội thì 8,96 lít khí mầu nâu đỏ bay ra.  Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl thì có 6,72 lít khí không mầu bay ra. Các khí được đo ở đktc. Thành phần % về khối lượng Cu trong hỗn hợp là

A. 30%.                               

B. 50%.                           

C. 75%.                          

D. 70,33%.

Câu 15: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 10A trong thời gian t giây, thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết rằng hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là

A. 0,32 g.                            

B. 0,64 g.                        

C. 1,28 g.                        

D. 3,2 g.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề giải bài tập về tính chất của kim loại môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF