Nhằm giúp các em có thể củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài về Di truyền học người Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn tài liệu Các dạng bài tập ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12 tài liệu này bao gồm các dạng bài tập liên quan đến Di truyền học người. Mời các em tham khảo tại đây!
PHÂN DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ - DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI SINH HỌC 12
I. Bài tập liên quan đến quy luật di truyền Menđen.
1.1. Phương pháp chung:
+ Xác định mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
+ Biện luận tìm mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình giữa bố mẹ và con cái.
1.2. Ví dụ minh hoạ.
Câu 1. Ở người, gen trội A qui định thuận tay phải trội so với gen qui định thuận tay trái. Một người thuận tay phải (AA):
A. Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang Aa
B. Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang aa
C. Có thể sinh con thuận tay trái nếu kết hôn với người mang AA
D. Không thể sinh con thuận tay trái
Câu 2. Bố mẹ đều thuận tay phải sinh đứa con thuận tay trái. Kiểu gen của bố và mẹ như thế nào?
A. Đều có kiểu gen AA B. Một người mang Aa và một người mang aa
C. Đều có kiểu gen Aa D. Một người mang aa và một người mang AA
Câu 3. Ở người, tính trạng tóc xoăn trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng. Bệnh bạch tạng do gen đột biến lặn gây ra; alen trội tương phản qui định màu da bình thường. Các gen nói trên đều có hiện tượng phân li độc lập và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Bố và mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn, da bình thường sinh được đứa con có kiểu hình tóc thẳng, da bạch tạng. Kết luận nào sau đây đúng? Biết quá trình giảm phân và thụ tinh ở bố mẹ đều bình thường.
A. Bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen.
B. Bố mẹ đều có kiểu gen đồng hợp.
C. Một người dị hợp 2 cặp gen, người còn lại mang gen đồng hợp.
D. Đều có kiểu gen dị hợp 1 cặp gen.
Câu 4. Ở người, gen lặn qui định hồng cầu có dạng bình thường. Đột biến tạo alen trội gây bệnh hồng cầu có dạng lưỡi liềm. Có 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng: 1 đứa có kiểu gen đồng hợp lặn và 1 đứa là thể dị hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hợp tử lúc tạo ra mang kiểu gen dị hợp.
B. Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử đã có 1 tế bào con mang đột biến gen.
C. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của bố.
D. Đột biến đã xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ.
II. Bài tập liên quan đến quy luật đồng trội.
2.1.Phương pháp chung.
Xác định kiểu gen quy định nhóm máu.
Nhóm máu |
Kiểu gen |
O |
IOIO |
AB |
IAIB |
A |
IAIA, IAIO |
B |
IBIB, IBIO |
2.2. Ví dụ minh hoạ.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây không sinh được con nhóm máu O?
A. P: IAIO x IOIO B. IBIO x IAIO C. IBIO x IAIB D. IBIO x IOIO
Câu 2. Trường hợp nào sau đây có thể sinh các đứa con mang 4 nhóm máu khác nhau?
A. P: IAIO x IBIO C. P: IAIB x IOIO B. P: IAIA x IBIO D.P:IAIOxIBI4.
Câu 3. Mẹ có máu A sinh con có máu O, nhóm máu của bố có thể là trường hợp nào sau đây?
A. Máu AB B. Máu A đồng hợp
C. Máu B đồng hợp D. Máu A dị hợp hoặc máu B dị hợp hay máu O
III. Bài tập liên quan đến quy luật di truyền liên kết giới tính.
3.1. Phương pháp chung.
Xác định quy luật di truyền: Gen trên NST X: QL di truyền chéo.
Gen trên NST Y: QL di truyền thẳng.
3.2. Ví dụ minh hoạ
Câu 1. Bệnh máu khó đông ở người là bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Bệnh này có đặc điểm gì sau đây?
A. Di truyền thẳng B. Bệnh thường có ở nam
C. Bệnh không xảy ra ở nữ D. Bệnh thường có ở nữ
Câu 2. Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ: AaXMXm x aaXMY?
A. Con trai thuận tay phải, mù màu.
B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường
C. Con gái thuận tay phải, mù màu
D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường
Câu 3. Ở người, bệnh mù màu do gen m, bệnh máu khó đông do gen d đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Các gen trội tương phản đều qui định kiểu hình bình thường. Bố mẹ đều bình thường sinh được đứa con trai mang cả 2 bệnh trên. Kết kuận đúng về kiểu gen người mẹ nói trên là:
A. \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}}\) B. \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{m}}^{\rm{D}} \) hoặc \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{d}} \)
C. \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{m}}^{\rm{d}} \) hoặc \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{m}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{d}} \) D. \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{m}}^{\rm{D}} \) hoặc \(\mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{m}}^{\rm{D}} \mathop {\rm{X}}\nolimits_{\rm{M}}^{\rm{d}} \)
Câu 4. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, alen trội tương phản qui định máu đông bình thường.Có 1 đứa cháu ngoại trai được sinh ra bị bệnh máu khó đông. Biết bố, mẹ và bà ngoại của nó đều có kiểu hình bình thường. Hãy cho biết ông ngoại của đứa cháu trên có kiểu hình nào sau đây?
A. Chỉ có thể là bình thường
B. Chỉ có thể là máu khó đông
C. Có thể là máu khó đông hoặc có thể là bình thường
D.Không xác định được
Câu 5. ĐH 2013 Câu 35:
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
IV. Bài tập liên quan đến di truyền quần thể.
4.1. Xác định tổng số KG, số KGĐH, KGDH trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen
4.1.1. Phương pháp chung.
n: số gen, r: số alen/gen.
Số kiểu gen: r( r + 1)/2 ( đồng hợp: r, dị hợp là: r( r – 1)/2)
Trường hợp gen nằm trên NST giới tính
Gen nằm trên X (không có alen tương ứng trên Y)
Số KG tối đa trong QT = r( r + 1)/2 + r
Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng nằm trên X
Số kiểu gen tối đa trong quần thể = r
4.1.2. Ví dụ minh họa:
Câu 1. Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT:
Số KG ĐH về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90 B. 120 và 180 C. 60 và 180 D. 30 và 60
Số KG ĐH về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270 B. 180 và 270 C. 290 và 370 D. 270 và 390
Số KG dị hợp
A. 840 B. 690 ` C. 750 D. 660
Gợi ý:
1) Số Kg ĐH tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số Kg dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180
2) Số Kg ĐH 2 căp, dị hợp 1 cặp = (3.4.10+4.5.3+3.5.6) =270
Số Kg dị hợp 2 cặp, ĐH 1 cặp = (3.6.5+6.10.3+3.10.4) =390
3) Số KG dị hợp = (6.10.15) – (3.4.5) = 840
Câu 2. Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số KG tối đa trong QT
A. 154 B. 184 C. 138 D. 214
Gợi ý:
Số KG trên XX= 3.4(3.4+1) = 78 số Kg trên XY = 3.4.5 = 60
Tổng số KG = 78+60= 13
Câu 3. Ở người gen A Quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số KG tối đa về 3 locut trên trong QT người là:
A. 42 B. 36 C. 39 D. 27
Gợi ý:
Các gen ( AaBb ) nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y : Số alen của hai gen là : 2.2=4
-Số kiểu gen trên NST gới tính X là : (4+1).4 /2= 10
-Số kiểu gen trên NST Y=4.Vậy số kiểu gen tối đa trên cặp XY =10+4=14
-Số kiểu gen tối đa trong quần thể là : 14.3=42
Câu 4. Trong QT của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số KG tối đa về hai lôcut trên trong QT này là:
A.18 B. 36 C.30 D. 27
Gợi ý:
+ Ta coi cặp NST XX là cặp NST tương đồng nên khi viết KG với các gen liên kết với cặp NST XX sẽ giống với cặp NST thường nên ta có 21 loại KG tối đa khi xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b.ứng với trường hợp cặp XX là:
\(\frac{{{A_1}B}}{{{A_1}B}}\),\(\frac{{{A_1}b}}{{{A_1}b}}\),\(\frac{{{A_1}B}}{{{A_1}b}}\) \(\frac{{{A_1}B}}{{{A_2}B}}\),\(\frac{{{A_1}b}}{{{A_2}b}}\),\(\frac{{{A_1}B}}{{{A_2}b}}\) \(\frac{{{A_1}b}}{{{A_2}B}}\),\(\frac{{{A_1}b}}{{{A_3}B}}\),\(\frac{{{A_2}b}}{{{A_3}B}}\)
\(\frac{{{A_2}B}}{{{A_2}B}}\),\(\frac{{{A_2}b}}{{{A_2}b}}\),\(\frac{{{A_2}B}}{{{A_2}b}}\) \(\frac{{{A_1}B}}{{{A_3}B}}\),\(\frac{{{A_1}b}}{{{A_3}b}}\),\(\frac{{{A_1}B}}{{{A_3}b}}\) \(\frac{{{A_3}B}}{{{A_3}B}}\),\(\frac{{{A_3}b}}{{{A_3}b}}\),\(\frac{{{A_3}B}}{{{A_3}b}}\) \(\frac{{{A_2}B}}{{{A_3}B}}\),\(\frac{{{A_2}b}}{{{A_3}b}}\),\(\frac{{{A_2}B}}{{{A_3}b}}\)
(Có thể viết các cặp gen liên kết với cặp XX: .....)
+ Với cặp XY là cặp không tương đồng nên có tối đa 6 loại KG khi xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b là:
\(X_B^{{A_1}}Y\),\(X_B^{{A_2}}Y\),\(X_B^{{A_3}}Y\),\(X_b^{{A_1}}\),\(X_b^{{A_2}}Y\),\(X_b^{{A_3}}Y\)
→ Nếu không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số KG tối đa về hai lôcut trên trong QT này là:21 + 6 = 27 loại KG
→ đáp án là: D. 27
4.2. Áp dụng định luật hacdi- Van bec( Quần thể ngẫu phối)
4.2.1. Phương pháp chung.
+ Tần số tương đối của các kiểu gen
Gọi D; H; R : Lần lượt là số cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội AA; dị hợp Aa; đồng lặn aa
d, h, r lần lượt là tần số tương đối của kiểu gen AA, Aa, aa.
p, q lần lượt là tần số tương đối của alen A, a
Khi đó là:
\(d = \frac{D}{N}\); \(h = \frac{H}{N}\); \(r = \frac{R}{N}\)trong đó d+ h + r = 1.
Tần số tương đối của alen là
\(p = \frac{{2D + H}}{{2N}} = d + \frac{h}{2}\); \(q = \frac{{2R + H}}{{2N}} = r + \frac{h}{2}\)trong đó p + q = 1.
+ Thành phần kiểu của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
Với một gen có hai alen ( A, a) thì là: P2AA + 2pqAa + q2aa =1.
Với một gen có 3alen. Xét gen A gồm 3 alen a1, a2, a3 có thứ tự trội lặn hoàn toàn a1> a2 > a3 với tần số tương ứng p,q,r. Cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng là:
p2(a1a1) + 2pq (a1a2)+ 2pr( a2a3 ) + q2 (a2a2) + 2qr (a1a3 ) + r 2 (a3a3)
Tần số kiểu hình 1: p2(a1a1) + 2pq (a1a2) + 2qr (a1a3 )
Tần số kiểu hình 2: 2pr( a2a3 ) + q2 (a2a2)
Tần số kiểu hình lặn: r 2 (a3a3)
+ Xác định thành phần kiểu gen khi biết kiểu hình:
Xác định tỷ lệ KH lặn-> tần số alen lặn -> tần số alen trội-> thành phần kiểu gen
+ Xác suất sinh con mang kiểu hình lặn từ bố mẹ mang kiểu hình trội.
(2pq)/(p2 + 2pq) x (2pq)/(p2 + 2pq) x 1/4
4.2.2. Ví dụ minh hoạ
Câu 1. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường Qđ. Ở huyện A có 106 người, có 100 người bị bệnh bạch tạng. Xác suất bắt gặp người bình thường có KG dị hợp là:
A.1,98. B.0,198. C.0,0198. D.0,00198
Giải: Gọi a là gen lặn gây bệnh bạch tạng → KG aa: người bị bệnh bạch tạng
Ta có : q2aa = 100 / 1000.000 => qa = 1/100 = 0,01
Mà : pA + qa = 1 => pA = 1- qa = 1 – 0,01 = 0,99
2pqAa = 2 x 0,01 x 0,99 = 0,0198 → chọn C
Câu 2. QT người có TL máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. TS tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?
A) p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30 B) p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30
C) p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30 D) p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30
Giải : Gọi : p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là TS tương đối các alen IA, IB, IO
Ta có : p + q + r = 1 ( * )
Máu O chiếm 0,090 => r(i) = 0,30
TL máu A: IA IA + IA IO = 0,2125 => p2 + 2 pr = 0,2125
* p2 + 2 pr + r2 = ( p + r ) 2 = 0,2125 + 0,090 = 0, 3025 = ( 0,55 ) 2
( p + r ) 2 = ( 0,55 ) 2 => p + r = 0,55 => p = 0,55 – 0,30 = 0,25
Từ: ( * ) => q = 1 – ( p + r ) = 1 - ( 0,25 + 0,30 ) = 0,45
Vậy: TS tương đối của mỗi alen là : p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30 → chọn A
Câu 3. Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong QT CBDT có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau
a. Xác suất để họ sinh con máu O:
A. 11,11% B. 16,24% C. 18,46% D. 21,54%
b. Nếu họ sinh đứa con đầu là trai máu O thì khả năng để sinh đứa con thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và mẹ mình là
A. 44,44% B. 35,77% C. 42% D. 25%
Gợi ý:
Gọi p, q, r lần lượt là TS alen IA , IB , IO. Vì QT CB nên cấu trúc DT là:
p2IAIA + q2IBIB +r2IOIO + 2pqIAIB + 2qrIBIO + 2prIAIO
Từ gt → IA = 0,3 ; IB = 0,1 ; IO = 0,6
(♀A) p2IAIA + 2prIAIO x (♂ B) q2IBIB + 2qrIBIO
(0,9) (0,36) (0,01) (0,12) TS IA = 3/5 ; IO = 2/5 IB = 7/13 ; IO = 6/13
1/ XS sinh con máu O = (2/5)(.6/13) = 12/65 (Đáp án C)
2/ Đứa con đầu máu O → KG của bố,mẹ: IAIO x IBIO do đó XS sinh con trai khác nhóm máu bố, mẹ mình = 1/2.1/2 = 25% (Đáp án D).
V. Bài tập liên quan đến phả hệ.
{-- Nội dung phần V. Bài tập liên quan đến phả hệ của tài liệu Các dạng bài tập ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
VI. Bài tập liên quan đến xác suất.
{-- Nội dung phần VI. Bài tập liên quan đến xác suất của tài liệu Các dạng bài tập ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !