HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập làm đề thi và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em đạt thành tích cao!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2021 MÔN SINH HỌC Thời gian: 50 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C,Na,Mg,N B. H,Na,P,Cl
C.C,H,O,N D. C,H,Mg,Na
Câu 2: Photpholipit có chức năng chủ yếu là:
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Là thành phần của máu ở động vật
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây
Câu 3: Khi nói về vai trò của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguồn cung cấp chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.
B. Hấp thụ O2 và thải CO2, điều hòa không khí.
C. Chuyển đổi năng lượng hóa học thành năng lượng ánh sáng.
D. Cung cấp ATP cho mọi hoạt động sống của cây.
Câu 4: Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá, thân, rễ. B. rễ. C. lá, thân. D. rễ, thân.
Câu 5: Bộ phận nào dưới đây không có trong hệ tuần hoàn của châu chấu ?
A. Tĩnh mạch. B. Động mạch. C. Mao mạch. D. Tim.
Câu 6: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng?
A. Dạ tổ ong. B. Dạ cỏ. C. Dạ lá sách. D. Dạ múi khế.
Câu 7: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen lặn nằm trên NST thường khi ở trạng thái đồng hợp sẽ hình thành thể đột biến.
II. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
III. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
IV. Mỗi lần gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 9: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
Câu 10: Ở vi khuẩn, một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Gen bị đột biến có chứa 3594 liên kết photphoeste. Dạng đột biến xảy ra là:
A. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
B. Thay thế một cặp nucleotit bằng một cặp nucleotit khác.
C. Thêm một cặp nucleotit.
D. Mất một cặp nucleotit.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
C |
D |
C |
A |
D |
D |
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli gồm các thành phần:
A. Vùng khởi động - vùng vận hành- gen điều hoà - cụm gen cấu trúc.
B. Vùng khởi động - gen điều hoà - vùng vận hành- cụm gen cấu trúc.
C. Vùng khởi động - vùng vận hành - cụm gen cấu trúc gen điều hoà.
D. Vùng khởi động - vùng vận hành - các gen cấu trúc.
Câu 2: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả:
A. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
B. Giảm sức sống hoặc gây chết sinh vật.
C. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
D. Mất khả năng sinh sản của sinh vật.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
C. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.
D. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết?
A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài đó
B. Liên kết hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau
C. Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết
D. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp
Câu 5: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 6 : Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,8 giây, trong đó tâm thất co 0,3 giây, tâm nhĩ co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,3 giây, tâm thất co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
D. 0,8 giây, trong đó tâm thất co 0,1 giây, tâm nhĩ co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
Câu 7: Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố́́́ ngẫu nhiên trong tiến hóa:
A. Một alen dù có́ lợi cũng có́ thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có́ hại cũng có́ thể trở nên phổ biế́n trong quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định
C. Sự biế́n đổi có hướng về tần số́ cá́c alen thường xảy ra vớ́i cá́c quần thể có́ kí́ch thước nhỏ.
D. Ngay cả khi không có́ đột biế́n, không có́ chọn lọc tự nhiên, không có́ di nhập gen thì tần số́ cá́c alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Trong giới hạn sinh thái, không phải mọi khoảng giá trị sinh vật đều phát triển thuận lợi.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể dự đoán được khả năng phân bố của loài.
D. Sinh vật bị chết khi ở khoảng giá trị nằm ngoài giới hạn sinh thái.
Câu 9: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Câu 10: Nhận định nào sau đây sai khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật?
A. Cây có thể hấp thụ nitơ trong khí quyển dưới dạng NO và NO2.
B. Thực vật không có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
D. Cây có thể hấp thụ nito phân tử khi chuyển về dạng NH3
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp
A. 2 |
B. 4 |
C. 1 |
D. 3 |
Câu 2: Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm. |
B. Mức sinh sản của quần thể giảm. |
C. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng. |
D. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. |
Câu 3: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật
A. 2 |
B. 4 |
C. 1 |
D. 3 |
Câu 4: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể IV. Đột biến lệch bội dạng thể một
A. 4 |
B. 1 |
C. 2 |
D. 3 |
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ Sinh. |
B. Đại Nguyên Sinh. |
C. Đại Trung Sinh. |
D. Đại Tân Sinh. |
Câu 6: Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện
III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa
IV. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc
A. 4 |
B. 3 |
C. 2 |
D. 1 |
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A. Lizin |
B. Valin |
C. Glixin |
D. Mêtiônin |
Câu 8: Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi ở thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài |
B. hỗ trợ |
C. cạnh tranh cùng loài |
D. hợp tác |
Câu 9: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quang hợp, được tạo ra từ . |
B. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa thành glucôzơ. |
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận cần sự tham gia trực tiếp của . |
D. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì không được chuyển thành . |
Câu 10: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai cho ra đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4 |
B. 3 |
C. 2 |
D. 1 |
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
1 |
D |
2 |
B |
3 |
D |
4 |
C |
5 |
D |
6 |
C |
7 |
D |
8 |
C |
9 |
D |
10 |
C |
{-- Còn tiếp --}
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong các thông tin về diễn thế sinh thái sau đây, có bao nhiêu thông tin chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh?
- Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
- Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Song song với quá trình diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
- Có thể dẫn tới quần xã bị suy thoái.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 2: Quá trình dịch mã gồm giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự kiện nào sau đây xảy ra đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của quá trình dịch mã?
A. Ribôxôm trượt theo từng bộ ba trên mARN, các tARN lần lượt mang các axit amin tương ứng vào ribôxôm, hình thành các liên kết peptit.
B. tARN mang axit amin mở đầu vào ribôxôm, bộ ba đối mã của nó khớp bổ sung với bộ ba mở đầu.
C. Hai tiểu phần của ribôxôm tách ra, giải phóng chuỗi polipeptit.
D. Các axit amin tự do được gắn với tARN tương ứng nhờ xúc tác của enzim.
Câu 3: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ chuột rắn đại bàng. Nhận xét nào sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
A. Đại bàng thuộc sinh vật ăn thịt bậc 3.
B. Đại bàng là mắc xích có sinh khối thấp nhất do quá trình hô hấp làm thất thoát năng lượng rất lớn.
C. Hiệu suất sinh thái giữa chuột và cỏ luôn nhỏ hơn hiệu suất sinh thái giữa rắn và chuột.
D. Năng lượng tích lũy trong các mô sống tăng dần khi đi qua các mắt xích của chuỗi thức ăn trên.
Câu 4: Đai caspari có vai trò nào sau đây?
A. Cố định nitơ. B. Vận chuyển nước và muối khoáng.
C. Tạo áp suất rễ. D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ
Câu 5: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.
B. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
C. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
D. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.
Câu 6: Khi nói về điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện thế nghỉ là điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương.
C. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
D. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
Câu 7: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 8: Loại đơn phân tham gia cấu tạo nên prôtêin là
A. axit amin. B. nuclêôtit. C. glucôzơ. D. axit béo.
Câu 9: Tập tính bắt chuột ở mèo là thuộc dạng
A. Bẩm sinh. B. Học được.
C. Rút ra kinh nghiệm. D. Hỗn hợp.
Câu 10: Giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng đời con có thể thu được tỉ lệ 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
B. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng có thể thu được đời con có tỉ lệ 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
C. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 4 cây hoa vàng và 1 cây hoa trắng.
D. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng thu được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thu phấn thu được F2 có 2 loại kiểu hình là hoa đỏ và hoa vàng.
ĐÁP ÁN
1-D |
2-D |
3-B |
4-D |
5-B |
6-B |
7-A |
8-A |
9-D |
10-C |
{-- Còn tiếp --}
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. ADN pôlimeraza. B. Ligaza. C. ARN pôlimeraza. D.Restrictaza.
Câu 2.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể.
Câu 3. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập.
C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 4. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã có sự
A. tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. tạo thành các coaxecva theo phương thức hóa học .
C. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hóa học.
D. xuất hiện các enzim theo phương thức hóa học.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá khả năng cung ứng nguồn sống của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 6. Những đối tượng nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Lúa, khoai, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, cỏ gấu.
Câu 7. Hình thức hô hấp nào dưới đây có ở cả động vật đơn bào và động vật đa bào ?
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp bằng phổi.
Câu 8. Các đơn phân axitamin trong phân tử prôtêin bậc 1 liên kết với nhau bằng loại liên kết gì?
A. Liên kết hoá trị. B. Liên kết este.
C. Liên kết peptit. D. Liên kết hiđrô.
Câu 9. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình phiên mã?
(1) Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.
(2) Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
(3) Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN đuợc tổng hợp theo chiều 5' - 3'.
(4) Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 10. Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
(2) Trong quá trình dịch mã, các cođon và anticođon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A – U, G – X.
(3) Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất.
(4) ADN tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã và tham gia gián tiếp vào quá trình dịch mã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
{-- Còn tiếp --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyên Viết Xuân
Chúc các em học tập tốt !