YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Hoằng Hóa có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Hoằng Hóa có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em đạt thành tích cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG PHỔ THÔNG HOẰNG HÓA

ĐỀ THI THAM KHẢO

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 81.Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?

A. Vi khuẩn amôn hóa.

B. Vi khuẩn cố định nitơ.

C. Vi khuẩn nitrat hóa.

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 82. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò.

B. Trâu.

C. Ngựa.

D. Cừu.

Câu 83. Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?

A. Lá.

B. Rễ.

C. Thân.

D. Hoa.

Câu 84.Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III.Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

A. I → III → II.

B. I → II → III.

C. II → III → I.

D. III → I → II.

Câu 85.Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?

A. Valin.

B. Mêtiônin.

C. Glixin.

D. Lizin.

Câu 86.Biết rằng không xảy ra đôṭ biến. Theo lí thuyết, phép lai AABb × aabb cho đời con có bao nhiêu loaị kiểu gen?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 87.Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là

A. 0,42.

B. 0,09.

C. 0,30.

D. 0,60.

Câu 88.Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

A. ADN và prôtêin histôn.

B. ADN và mARN.

C. ADN và tARN.

D. ARN và prôtêin.

Câu 89.Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa  nào sau đây không làm thay đổi tần số alen  của quầnthể?

A. Đột biến.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 90.Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I.Tiến hóahóa học.                          

II. Tiến hóasinhhọc.                         

III. Tiến hóa tiền sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúnglà:

A. I → III → II.

B. II → III → I.

C. I → II → III.

D. III → II → I.

ĐÁP ÁN

81

 D

82

 C

83

 A

84

 A

85

 B

86

 B

87

 B

88

 A

89

 D

90

 A

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật)?

1 – Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân.

2 – Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia của ti thể.

3 – Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử.

4 – Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử.

5 – Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử.

A. 1.                                    B. 3.

C. 2.                                    D. 4.

Câu 2: Loại đơn phân không có trong cấu trúc của ARN là

A. Xitozin.                          B. Uraxin.

C. Timin.                            D. Guanin.

Câu 3: Ổ sinh thái là

A. một khoảng giá trị nhất định của nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển.

B. một không gian sinh thái được tạo nên bởi tất cả các giới hạn sinh thái của một loài sinh vật.

C. là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà tại đó các loài phát triển thuận lợi nhất.

D. nơi ở của các loài sinh vật.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không có ở cá xương?

A. Trao đổi khí hiệu quả cao.

B. Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều.

C. Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

D. Máu đi từ tim là máu giàu oxi.

Câu 5: Theo quan điểm của Đác Uyn, sự đa dạng của sinh giới là kết quả của

A. chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

B. sự biến đổi liên tục theo điều kiện môi trường.

C. chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn đột biến gen và biến dị tổ hợp.

D. sự tích lũy ngẫu nhiên các đột biến trung tính.

Câu 6: Sự kết hợp giữa các giao tử mang n nhiễm sắc thể với giao tử mang (n – 2) nhiễm sắc thể sẽ cho ra thể đột biến dạng

A. một nhiễm kép.

B. khuyết nhiễm.  

C. khuyết nhiễm hoặc thể một kép.

D. một nhiễm.

Câu 7: Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1 - Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể.

2 - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

3 - Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

4 – Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

5 - Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

A. 2.                                    B. 3.

C. 4.                                    D. 5.

Câu 8: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang cá và mang tôm.

B. Cánh dơi và tay người.

C. Cánh chuồn chuồn và cánh chim.

D. Gai xương rồng và gai hoa hồng.

Câu 9: Yếu tố chi phối cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của các quần thể là

A. mức tử vong trong quần thể.

B. cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

C. nguồn sống từ môi trường.

D. mức sinh sản của quần thể.

Câu 10: Sản phẩm không được tạo ra trong pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật là

A. ATP.                              B. APG.

C. O2.                                 D. NADPH.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

B

D

A

6

7

8

9

10

A

C

B

C

B

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A. làm tăng kích thước chiều dài của cây

B.diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. diễnra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 2: Gọi x là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của người mắc hội

chứng Đao có số nhiễm sắc

A. 2x +1                                        B. x+1

C. 2x – 1                                       D. x – 1

Câu 3: Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?

A.Chọn lọc tự nhiên.

B.Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến gen.

D. Di - nhập gen.

Câu 4:vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

A.Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.

B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng,

C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

D. Vì áp suất thầm thấu của rễ giảm.

Câu 5: Cá xương có thế lấy được hom 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch

A. song song với dòng nước        

B. song song, cùng chiều với dòng nước

C. xuyên ngang với dòng nước   

D.song song, ngược chiều với dòng nước

Câu 6: Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A.cao, tốc độ máu chảy nhanh.

B. thấp, tốc độ máu chảy chậm,

C. thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. cao, tốc độ máu chạy chậm.

Câu 7: Hệ sinh thái bao gồm

A.các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.

B. Quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã),

C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.

D. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.

Câu 8: Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat là:

A. ATP và NADPH.

B. ATP; ADP và ánh sáng mặt ười

C.H2O, ATP

D. NADPH, O2.

Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là đúng với quá trình dịch mã?

A.Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.

B.Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.

C. Mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN nhất định.

D. Mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên các loại mARN khác nhau.

Câu 10: ở động vật có hệ thần kinh phát triển tập tính kiếm ăn

A.phần lớn là tập tính bẩm sinh

B.phần lớn là tập tính học được

C. một số ít là tập tính bẩm sinh

D. là tập tính học được

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

B

B

C

D

6

7

8

9

10

B

B

A

D

B

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 81. Thể không có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là?

A. 2n +1                                 B. 2n –1

C. 2n + 2                                D. 2n – 2 .

Câu 82. Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là?

A. Tế bào nhận

B. Tế bào cho

C. Thể truyền

D. Enzym nối.

Câu 83. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phối với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, trong tổng số các cây ở F1, tỷ lệ cây thụ phấn cho F2 toàn cây thân cao là?

A. 1/4                                    B. ¾

C. 2/3                                     D. 1/2

Câu 84. Một quần thể thực vật tự thụ có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0, 45AA:0,30 Aa:0, 25aa . Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là?

A. 0,7 AA:0,2 Aa:0,1aa

B.  0,36 AA:0,48Aa:0,16aa .

C.  0,525AA:0,150 Aa:0,325aa

D. 0,36 AA:0,24 Aa:0, 40aa .

Câu85. Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là?

A. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.

B. Có một số bộ ba không mã hóa axit amin.

C. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.

D. Có một bộ ba khởi đầu.

Câu86. Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang alen lặn là những có thể thấp nhất với chiều cao 150 cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho cây tăng thêm 10 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với cây cao nhất. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là?

A. 1:1:1:1

B. 1: 3: 3:1

C. 1: 4: 4:1

D. 9: 3: 3:1.

Câu 87. Photpho được hấp thụ dưới dạng?

A. Hợp chất chứa photpho

B. H3PO4 .

C. PO43- , H­2PO4-

D. Photphat vô cơ.

Câu 88. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1)Môi trường chưa có sinh vật.

(2)Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3)Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành quần xã tiên phong.

(4)Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

A. (1), (3), (4), (2)

B. (1), (2), (4), (3).

C. (1), (2), (3), (4)

D. (1), (4), (3), (2).

Câu 89. Khí oxi được giải phóng qua quá trình quang hợp có nguồn gốc từ?

A. CO2

B. Sự tổng hợp NADPH trong pha sáng.

C. H2O

D. Sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha tối.

Câu 90. Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động

B. Điện li và hút bám trao đổi.

C. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu

D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

ĐÁP ÁN

81

82

83

84

85

D

C

A

A

A

86

87

88

89

90

B

C

A

C

A

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 81: Cú và chồn sống trong rừng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn là

A. hội sinh.

B. cộng sinh.

C. cạnh tranh.

D. hợp tác.

Câu 82: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?

A. Tiêu hoá trong túi tiêu hóa.

B. Tiêu hoá ngoại bào.

C. Tiêu hoá trong ống tiêu hóa.

D. Tiêu hoá nội bào.

Câu 83: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển tốt nhất.

B. có sức sống giảm dần.

C. chết hàng loạt.

D. có sức sống kém.                                                      

Câu 84: Vận động nở hoa ở cây nghệ tây thuộc loại cảm ứng nào sau đây?

A. Nhiệt ứng động.

B. Hóa ứng động.

C. Ứng động không sinh trưởng.

D. Ứng động sức trương.

Câu 85: Trong các thí nghiệm của Menđen về lai một tính trạng, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1, cho Ftự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 3 trội : 1 lặn.

B. 100% kiểu hình trội.

C. 100% kiểu hình lặn.

D. 1 trội : 1 lặn.

Câu 86: Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài

A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

B. sinh ra cùng một thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

C. biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.

D. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.                   

Câu 87: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có hoặc không có lactôzơ thì

A. gen cấu trúc vẫn tổng hợp enzim phân giải lactôzơ.

B. gen đều hòa vẫn tổng hợp prôtêin ức chế.

C. ARN-pôlimeraza vẫn gắn vào vùng vận hành.

D. prôtêin ức chế vẫn gắn vào vùng khởi động.

Câu 88: Trong trường hợp quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, khi cho cây ngô tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng tỉ lệ kiểu gen

A. đồng hợp tử lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử tăng dần.

B. đồng hợp tử trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.

C. dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần.

D. dị hợp tử tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử giảm dần.

Câu 89: Khi thực hiện thao tác ghép cành, vì sao người ta cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

A. Để hạn chế mất nước ở cành ghép.

B. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.

C. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.

D. Để tiết kiệm nguồn khoáng chất cung cấp cho lá.

Câu 90: Phân đôi là hình thức sinh sản vô tính có ở

A. thủy tức.                        B. bọt biển.

C. giun dẹp.                        D. giun đất.

ĐÁP ÁN

81

82

83

84

85

C

D

A

A

A

86

87

88

89

90

A

B

C

A

C

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Hoằng Hóa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON