YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em tự luyện tập làm đề thi và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

Trường THPT Nguyễn Văn Linh

TỔ SINH – THỂ DỤC

ĐỀ THI NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 81 (NB). Một phụ nữ tế bào có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 2 nhiễm sắc thể X. Người đó có thể bị hội chứng:

A.  Siêu nữ.                 B.  Claiphentơ.            C.  Tớc nơ                   D.  Đao.

Câu 82 (NB). Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là:

A. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể

B. Chuyển đoạn, lặp đoạn

C. Đảo đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ

D. Lặp đoạn, đảo đoạn

Câu 83 (NB). Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Phiên mã tổng hợp tARN.                                     B. Nhân đôi ADN. 

C. Dịch mã                                                                  D. Phiên mã tổng hợp mARN.

Câu 84 (H).Khi nói về đột biến gen, có các phát biểu sau đây:

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

Các phát biểu đúng là:

A. (3), (4), (5)                  B. (1), (2), (3)          C. (2), (4), (5)              D. (1), (3), (5)

Câu 85 (H) Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật.

B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã, chúng giữ lại một nửa.

C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau.

D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định.

Câu 86 (VD). Một phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ có số nucleotit loại A bằng 600 và nucleotit loại G bằng 900. Theo lí thuyết, số liên kết hidro của phân tử ADN này là:

A. 3000.                      B. 1500                       C. 3900                       D. 3600

Câu 87 (VD). Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 18. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2500 tế bào sinh tinh, người ta thấy 50 tế bào có cặp NST số 2 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 9 NST chiếm tỷ lệ:

A. 2%.                         B. 49%.                       C. 80%.                       D. 98%.

Câu 88 (VDC). Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa. Có bao nhiêu nhận xét đúng về các tế bào khi kết thúc quá trình nuôi cấy trên:

(1) Số tế bào chứa cả N14 và N15là 24.

(2) Số tế bào chỉ chứa N14là 80.

(3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.

(4) Kết thúc quá trình nuôi cấy trên, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 128.

A. 0.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 89 (VDC). Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.

B. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961.

C. Gen m có số liên kết hidro là 3120.

D. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800.

Câu 90 (NB). Tính theo lý thuyết, quá trình giảm phân diễn ra bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra loại giao tử abd với tỉ lệ

A. 100%                            B. 0%                            C. 25%                          D. 12,5%

ĐÁP ÁN

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

D

A

C

C

B

C

D

C

C

B

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:

A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2)               B. Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).

C. Nitơnitrat (NO3-).                                               D. Nitơ amôn (NH4+).

Câu 2: Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì

A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi.

C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt.

D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu 3: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế:

A. Nguyên phân và giảm phân.                              B. Nhân đôi và dịch mã

C. Phiên mã và dịch mã.                                         D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.

Câu 4: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là

A. ADN và ARN                                                    B. ADN và prôtêin histon.

C. ARN và prôtêin histon                                       D. Axit nuclêic và prôtêin.

Câu 5: Một gen có số nucleotit loại T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.

C. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.

B. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.

D. A = T = G = X = 14,25%.

Câu 6: Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?

A. Lai phân tích.                B. Lai xa.                      C. lai khác dòng.          D. Lai thuận nghịch.

Câu 7: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen?

A. aabbdd.                         B. AaBBdd.                 C. AaBBDd                  D. AaBbDd

Câu 8: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBbDd giảm phân bình thường tạo ra loại giai tử abd chiếm tỉ lệ?

A. 15%.                             B. 25%.                         C. 50%.                         D. 75%.

Câu 9: Xét một gen gồm 2 alen trội - lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:         

A. 4.                                        B. 3.                            C. 2.                            D. 6.

Câu 10: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?      

A. 6                                         B. 4                             C. 10                           D. 9

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 81. Ở Thực vật nhóm các nguyên tố sau đây, nhóm nào thuộc các nguyên tố đa lượng (đại lượng) ?

A. C, H, O, N, K, Fe.                         B. C, H, O, N, P, K.

C. C, H, O, N, P, Mn.                         D. C, H, O, N, P, Cu.

Câu 82. Trong hô hấp ở thực vật, quá trình đường phân xảy ra ở cơ quan nào:

A. Tế bào chất.                                   B. Chất nền của ti thể.                       

C. Màng trong của ti thể.                    D. Màng ngoài của ti thể.

Câu 83. Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của người là:

A. Cổ họng → thực quản →  dạ dày →  ruột già →  ruột non.

B. Cổ họng →  thực quản →  dạ dày →  ruột non →  ruột già.

C. Cổ họng →  dạ dày →  thực quản →  ruột non →  ruột già.

D. Cổ họng →  dạ dày →  ruột non →  thực quản →  ruột già.

Câu 84. Phân tử tARN mang axi amin Foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticodon) là.

A. 3’UAX5’.                           B. 5’AUG3’.               C. 3’AUG5’.               D. 5’UAX3’.

Câu 85. Cho các thông tin sau đây.

1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

2. Khi riboxom tiếp với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

3. Nhờ 1 enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.

4. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là.

A. 3 và 4.                          B. 1 và 4.               C. 2 và 4.                     D. 2 và 3.

Câu 86. Ứng động ( vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích.

B. tác nhân kích thích không ổn định.

C. tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng.

D. tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 87. Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen gồm các bước sau:

1. lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng, rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3.

2. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giải thuyết giải thích kết quả.

3. tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

4. tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.

A. 1,2,3,4.                               B. 4,1,2,3.                   C. 3,1,2,4.                               D. 2,1,3,4.

Câu 88. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ, đây là ví dụ về

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính thứ bậc.

D. Tập tính vị tha.

Câu 89. Hệ tương tác nào dưới đây phát triển thành mầm móng cơ thể sinh vật có khả năng nhân đôi, tự đổi mới.

A. Protein – Saccarit.                                                  B. Protein – Lipit.

C. Protein – Axit nucleic.                                            D. Protein – cacbon hydrat.

Câu 90. Điểm đáng chú ý nhất của đại Trung Sinh là:

A. Phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát.         

B. Phát triển ưu thế của cây hạt trần và chim, thú.

C. Phát triển ưu thế cảu cây hạt kín, sâu bọ, chim và thú.

D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở

A.thực quản.                 B.dạ dày.                         C.ruột non.                            D.ruột già.

Câu 2: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã ?

A. 3’GAU 5’.              B. 5’UGX 3’.                 C. 5’AAU 3’.                        D. 3’UAG 5’.  

Câu 3:Hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết có ở :

A.Ếch.                       B. Cá sấu.                           C. Cào cào.                        D. Chim bồ câu.

Câu 4: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.Tỉ lệ kiểu hình phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. Aa x  Aa.                           B. Aa  x  aa.                   C. AA  x  Aa .                        D. AA x aa.

Câu 6: Một cá thể có kiểu gen  giảm phân tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%. Tỉ lệ loại giao tử  Bd  là:

A.  5% .                                B. 10%.                             C. 15%.                                   D. 20%.

Câu7:Trong quần xã những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh là

A. loài đặc trưng.           B. loài ưu thế.               C. loài đặc hữu.              D. loài ngẫu nhiên.

Câu 8: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. ức chế - cảm nhiễm.           B. cạnh tranh cùng loài.

C. cộng sinh.                            D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao.

B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng.

C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể.

D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

C. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

ĐÁP ÁN

1. C

2.A

3.C

4. B

5. B

6. B

7. B

8.D

9. D

10. B

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và được điều chỉnh                              B. Vận tốc bé và không được điều chỉnh

C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh                    D. Vận tốc bé và được điều chỉnh

Câu 2: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

B. Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.

C. Đường phân → Chu trình crep → Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân.

Câu 3: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

A. Sự khử CO2.                                                                       C. Phân giải đường

B. Sự phân li nước.                                                                  D. Quang hô hấp.

Câu 4:Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:

A. Lục lạp, lozôxôm, ty thể.                                                 B. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.

C. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.                                             D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể

Câu 5: Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài : cỏ, thỏ, cào cào, ếch, sâu hại thực vật, chim đại bàng , rắn.Chuổi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên :

A. cỏ → cào cào →  ếch → thỏ →  đại bàng

B. cỏ → thỏ → sâu hại thực vật → đại bàng

C. cỏ → thỏ → rắn → cào cào → đại bàng

D. cỏ → cào cào → ếch → rắn → đại bàng                                                         

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là:

A. tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.

B. tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học. 

C. tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học - tiến hóa tiền sinh học.

D. tiến hóa sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm biến đổi tần số kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.

Câu 8: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1): chim sáo và trâu rừng

(2): vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu

(3): chim mỏ đỏ và linh dương

(4): hải quỳ và cua.

Trả lời đúng là:

A. (1) và (3).                      B. (1) và (4).                  C. (2) và (3).                         D. (2) và (4).

Câu 9: Loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

A. Đại Trung sinh.             B.  Đại Cổ sinh.

C.  Đại Tân sinh.                D.  Đại Thái cổ

Câu 10: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:

A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF