YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Liên Hiệp

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Liên Hiệp. Đề thi gồm các câu trắc nghiệm có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LIÊN HIỆP

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Đề 1

Câu 1. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào ?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta.

B. Những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 2. Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp:

A. Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc.

B. trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. Có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, quyền trẻ em.

Câu 3. Những quốc gia nào không phải là nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani.

B. Bungari, Anbani, Cộng hòa Dân chủ Đức.

C. Đan Mạch, Bolovia, Thụy Sĩ, Phần Lan.

D. Hunggari, Anbani, Nam Tư, Bungari.

Câu 4. Điểm khác nhau giữa Liên Xô với các nước đế quốc, trong thời kì từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

B. Đẩy mạnh của cách dân chủ sau chiến tranh.

C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 5. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị của:

A. phát xít Đức.

B. quân phiệt Nhật Bản.

C. phát xít Italia.

D. đế quốc Âu - Mĩ.

Câu 6. Ý nào không phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Giai đoạn cuối dưới sự lãnh đạo của các đảng riêng ở mỗi nước.

C. Nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế

Câu 7. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. liên minh chặt chẽ với các nước châu Á

C. độc lập, tự do và tự chủ.

D. trung lập trong các mối quan hệ quốc tế.

Câu 8. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là:

A. can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.

B. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật.

C. đứng trung lập, không can thiệp, dính líu vào Việt Nam.

D. phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam.

Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới:

A. Mĩ đang nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.

B. Mĩ là nước quyết định góp phần vào thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Mĩ trở thành nước giàu, mạnh nhất thế giới vượt xa Liên Xô và các nước khác.

Câu 10. Dưới tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở:

A. Trung Đông, châu Phi.

B. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê.

C. châu Âu, châu Á, Tây Á.

D. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê.

Câu 11. Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:

A. hòa bình, ổn định cùng hợp tác phát triển.

B. cùng tồn tại phát triển hòa bình.

C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế

D. hòa nhập nhưng không hòa tan

Câu 12. Đặc điểm lớn nhất bao trùm thế giới từ sau năm 1945 là gì?

A. Các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo,... liên tiếp xảy ra nhiều nơi.

B. Thế giới hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

D. Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 13. Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập 7/1925 với mục đích đoàn kết các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc là:

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa bị áp bức ở Á Đông.

D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 14. Tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong 1925 - 1927 là:

A. "Con rồng tre".

B. "Thanh niên"

C. “Đường kách mệnh".

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp?

Câu 15. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sần Việt Nam vì:

A. thúc đẩy sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác.

B. góp phẩn truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân.

C. đoàn kết khối liên minh công nông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 16. Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

A. Có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.

B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.

D. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.

Câu 17. Lí luận nào được cán bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lí luận Mác - Lê-nin.

B. Lí luận cách mạng vô sản.

C. Lí luận giải phóng dân tộc.

D. Lí luận giải phong giai cấp.

Câu 18. Biểu hiện cho sự thắng thế hoàn toàn của xu hướng cách mạng vô sản trước cách mạng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là sự ra đời:

A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên (2/1929).

B. Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929).

C. An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

Câu 19. Luận cương chính trị của Đảng được thông qua tại Hội nghị:

A. Hội nghị thành lập Đảng 2/1930.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 10/1930.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 11/1939.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5/1941.

Câu 20. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập:

A. Mặt trận nhân dân phản đế.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Thống nhất mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 21. Yếu tố nào dưới đây biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931

A. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và đã giành được chính quyền ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

B. Phong trào đã có sự liên minh công - nông vững chắc.

C. Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Phong trào thể hiện được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Câu 22. Trình bày xuất xứ của đoạn văn sau đây:

“Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa bỏng"

A. Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đông bào cả nước.

B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8.

C. Trong lời Hịch của Mặt trận Việt Minh.

D. Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh.

Câu 23. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh chính trị.

Câu 24. Tính chất của cách mạng tháng Tám là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng cung đình.

Câu 25. Việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời nước ta.

B. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập.

D. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 26. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ với sự kiện nào?

A. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội 19/8/1945.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/1945.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị 30/8/1945.

D. Các địa phương cuối cùng Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành thắng lợi 28/8/1945.

Câu 27. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong các đô thị.

C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.

D. Bảo vệ các đô thị.

Câu 28. Văn bản nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch (19/12/1946).

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946).

C. Một số bài trên báo Sự thật (3/1947) của Trường Chinh.

D. Tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.

Câu 29. Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ, ngày 6/3/1946 của ta nhằm mục đích gì?

A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

B. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.

C. Tạo điểu kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

D. Thể hiện thiện chí của ta trên trường quốc tế.

Câu 30. “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Câu trích trên được dẫn trong văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Thư gửi đồng bào cả nước của Hồ Chủ tịch.

D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 31. Kế hoạch quân sự Đờ lát đơ Tatxinhi đã gây ảnh hưởng tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta như thế nào?

A. Chúng ta rơi vào thế bị động.

B. Lực lượng kháng chiến bị ảnh hưởng.

C. Bị bao vây cô lập.

D. Vùng sau lưng địch khó khăn, phức tạp.

Câu 32. Đến cuối 1960, miền Bắc có 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của công cuộc:

A. cải tạo xã hội chủ nghĩa.

B. cải cách ruộng đất.

C. khôi phục kinh tế.

D. cải tạo quan hệ sản xuất.

Câu 33. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng quân đội nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội tay sai.

B. Lực lượng quân Mĩ.

C. Lực lượng quân viễn chinh Mi.

D. Lực lượng quân Mĩ và quân viễn chinh.

Câu 34. Trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọngcủa địch là:

A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.

B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Quảng Trị, Đà Nẵng, Tây Nguyên.

Câu 35. Mục đích của Mĩ khi dùng thủ đoạn ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc trong năm 1972 là nhằm:

A. hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

B. chuẩn bị cho việc đưa thêm quần vào chiến trường miền Nam nước ta.

C. hạn chế sự ủng hộ của các nước này đối với cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

D. hình thành liên minh chống lại cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta.

Câu 36. "Một tấc không đi, một li không dời” là quyết tâm của đổng bào miển Nam trong:

A. phong trào “phong trào Đônng khởi” 1959-1960

B. cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược" 1961 - $1965

C. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari 1973

D. cuộc đấu tranh yêu cẩu Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954

Câu 37. Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 do Đảng Lao Động Việt Nam để ra và thực hiện thành công là:

A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.

B. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.

C. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.

D. cả nước cùng kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thống nhất đất nước.

Câu 38. Cuộc đấu tranh Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) đã trở thành:

A. cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. “sản phẩm” của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ.

C. “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. là biểu tượng của trật tự “hai cực” Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 39. Nguyên nhân cơ bản tác động đến công cuộc đổi mới của Đảng (1986) là do:

A. các nước Xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới đang trên đà phát triển mạnh.

C. Trung Quốc là nước Xã hội chủ nghĩa lớn ở Châu Á đã cải cách - mở cửa nên nước ta cần phải tiến hành đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại.

D. đất nước khủng hoảng kéo dài, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Câu 40. Bài học kinh nghiệm về nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930- 2000) là:

A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

B. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.

C. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng.

D. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

ĐÁP ÁN

Câu 1

C

Câu 21

A

Câu 2

D

Câu 22

A

Câu 3

C

Câu 23

B

Câu 4

D

Câu 24

C

Câu 5

B

Câu 25

D

Câu 6

C

Câu 26

C

Câu 7

A

Câu 27

C

Câu 8

A

Câu 28

D

Câu 9

D

Câu 29

B

Câu 10

B

Câu 30

B

Câu 11

A

Câu 31

D

Câu 12

B

Câu 32

D

Câu 13

C

Câu 33

A

Câu 14

C

Câu 34

B

Câu 15

D

Câu 35

A

Câu 16

B

Câu 36

B

Câu 17

C

Câu 37

C

Câu 18

D

Câu 38

D

Câu 19

B

Câu 39

D

Câu 20

D

Câu 40

C

Đề 2

Câu 1. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới ?

A. Đại hội đồng.

B.Ban thư kí.

C. Hội đồng Bảo an.

D.Tổng thư kí.

Câu 2. Vấn đề nào không phải là vấn đề được đặt ra một cách cấp bách trước các cường quốc Đồng minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Câu 3. Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là:

A. Vệ tinh nhân tạo Sputnick được phóng thành công.

B. Vệ tinh Sputnick ra khỏi sức hút của Trái Đất bay về hướng Mặt Trăng.

C. Tàu vũ trụ Phương Đông cùng nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

D. Nhà du hành vũ trụ Amstrong đi bộ trên Mặt Trăng.

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới:

A. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

B. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

C. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

D. Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ.

Câu 5. Nội dung đường lối cải cách của Trung Quốc coi vấn đề nào là quan trọng, trung tâm:

A. Phát triển nông nghiệp.

B. Đẩy mạnh khoa học kỹ thuật.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc riêng.

D. Phát triển kinh tế.

Câu 6. Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy” vì:

A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ.

B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.

C. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ:

A. Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ.

B. Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc.

C. Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác - san”.

D. Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

A. Con người được coi là vốn quý nhất.

B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

C. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa.

D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 9. Nét nổi bật chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là

A. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra.

B. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ.

C. Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thế giới chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác.

D. Nhiều cuộc xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... đã xảy ra.

Câu 10. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc Chiến tranh lạnh là:

A. Thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.

B. Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.

C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.

D. Các nước phải chị một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

C

Câu 21

D

Câu 2

D

Câu 22

B

Câu 3

C

Câu 23

B

Câu 4

A

Câu 24

A

Câu 5

D

Câu 25

C

Câu 6

B

Câu 26

A

Câu 7

C

Câu 27

D

Câu 8

D

Câu 28

C

Câu 9

B

Câu 29

B

Câu 10

A

Câu 30

A

Câu 11

D

Câu 31

C

Câu 12

B

Câu 32

C

Câu 13

D

Câu 33

A

Câu 14

C

Câu 34

C

Câu 15

C

Câu 35

B

Câu 16

C

Câu 36

D

Câu 17

D

Câu 37

B

Câu 18

D

Câu 38

B

Câu 19

B

Câu 39

B

Câu 20

D

Câu 40

C

Đề 3

Câu 1. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta.

B. Những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.

D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 2. Hãy đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay?

A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.

C. Ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khoẻ loài người.

D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo,...

Câu 3. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Á và Mĩ La-tinh.

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Năm 1989, “bức tường Béclin” (biểu tượng chia đôi nước Đức trong thời gian Chiến tranh lạnh) bị phá bỏ là do:

A. người dân hai miển tháo dỡ để thực hiện việc tái thống nhất nước Đức.

B. Liên Xô phá dỡ để thuận tiện cho việc mở cửa, buôn bán với Tây Đức.

C. Cộng hòa Liên bang Đức cưỡng chế, phá dỡ.

D. đã hết thời gian tồn tại của “bức tường Béclin” theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta.

Câu 5. Hiệp ước Bali (2/1976) đã xác định nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ:

A. tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước lớn.

B. chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập.

C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 6. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của:

A. Cuộc đối đầu Đông - Tây.

B. Chiến tranh lạnh.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Xu thế toàn cầu hóa.

Câu 7. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc:

A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ.

B. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.

C. ngăn chặn, đẩy lùi được Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

D. làm cho nhiều nước bị chia cắt thời gian kéo dài.

Câu 8. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh:

A. là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

B. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc .

C. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

D. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”.

Câu 9. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ:

A. chính trị, quân sự và kinh tế.

B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.

D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

Câu 10. Sự kiện nào chi phối mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A. Chiến tranh lạnh.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

D. Sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

C

Câu 21

A

Câu 2

A

Câu 22

C

Câu 3

C

Câu 23

C

Câu 4

A

Câu 24

A

Câu 5

B

Câu 25

B

Câu 6

B

Câu 26

C

Câu 7

C

Câu 27

C

Câu 8

C

Câu 28

B

Câu 9

B

Câu 29

B

Câu 10

A

Câu 30

A

Câu 11

D

Câu 31

C

Câu 12

D

Câu 32

D

Câu 13

B

Câu 33

C

Câu 14

C

Câu 34

D

Câu 15

D

Câu 35

B

Câu 16

A

Câu 36

D

Câu 17

C

Câu 37

C

Câu 18

D

Câu 38

C

Câu 19

A

Câu 39

B

Câu 20

C

Câu 40

A

Đề 4

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, vấn đề quan trọng và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là gì ?

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Phân chia việc chiếm đóng các nước phát xít.

Câu 2. Những quyết định của Hội nghị Ianta của đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Ianta, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế trên thế giới.

B. Thế giới đã phân chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa với đối lập nhau về hệ tưởng tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

C. Dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới thứ hai giữa Liên Xô và Mĩ đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến những vấn đề mà Hội nghị Ianta quyết định.

Câu 3. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành:

A. nước đầu tiên trên thế giới đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng

B. cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai sau Mĩ.

C. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số một thế giới

D. nước đi đầu trên thế giới trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai

Câu 4. Trong những năm cuối thập niên 80, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng:

A. Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên không cần sự điều chỉnh.

B. hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới chịu tác động lớn, nên phải điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.

C. mô hình Chủ nghĩa xã hội không phù hợp ở châu Âu

D. công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chịu tác động nhưng vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm.

Câu 5. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:

A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lục đế quốc

B. Trở thành khu vực năng đôộng và phát triển nhất trên thế giới.

C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.

D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi ?

A. Năm 1960 "Năm châu Phi".

B. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.

C. 11/11/1975 nước Cộng hòa nhân dân Angola ra đời.

D. Năm 1994 Nen - xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.

Câu 7. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh.

D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi.

Câu 8. Điểm chung nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu và Mỹ là:

A. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.

B. Áp dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. Sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân.

D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển.

Câu 9. Chiến tranh lạnh kết thúc đưa đến hệ quả nào?

A. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng, Mĩ không còn là một cường quốc trên thế giới.

C. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.

D. Sự giải thể của NATO, Vácsava cùng hàng loạt các căn cứ quân sự khác trên toàn cầu.

Câu 10. Nguyên nhân nào khiến cho chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ được coi là sản phẩm của Chiến tranh lạnh?

A. Cuộc chiến đấu diễn ra giữa Mỹ và Việt Nam được sự hỗ trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng yêu chuộng hòa bình thế giới.

B. Việt Nam là một nước Xã hội chủ nghĩa mà Mỹ cần tiêu diệt.

C. Mĩ âm mưu dùng Việt Nam làm tiền đồn chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.

D. Nó diễn ra trong thời điểm nóng nhất của Chiến tranh lạnh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

A

Câu 21

A

Câu 2

A

Câu 22

C

Câu 3

B

Câu 23

B

Câu 4

B

Câu 24

A

Câu 5

C

Câu 25

A

Câu 6

A

Câu 26

D

Câu 7

A

Câu 27

B

Câu 8

B

Câu 28

C

Câu 9

C

Câu 29

D

Câu 10

A

Câu 30

B

Câu 11

B

Câu 31

A

Câu 12

C

Câu 32

C

Câu 13

A

Câu 33

D

Câu 14

A

Câu 34

D

Câu 15

B

Câu 35

D

Câu 16

B

Câu 36

A

Câu 17

D

Câu 37

C

Câu 18

A

Câu 38

D

Câu 19

B

Câu 39

C

Câu 20

D

Câu 40

D

Đề 5

Câu 1. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức Liên Xô cam kết:

A. cùng Mĩ quản lý nước Đức.

B. sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á

C. hỗ trợ Mĩ về vũ khí để chống Nhật.

D. Hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật.

Câu 2. Vấn đề nào không nằm trong quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945):

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại kinh tế đất nước sau chiến tranh

C. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Á và Âu.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 3. Liên Xô đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để:

A. chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì “Trật tự thế giới hai cực”.

B. muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với nước Mĩ.

C. vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước Tây Âu.

D. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phấn đấu nhanh chóng xây dựng thành công chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là:

A. thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình.

B. thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, gần gũi với phương Tây.

C. chỉ lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy Nhà nước.

D. thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động).

Câu 5. Đến nửa sau thế kỉ XX, “Con rồng” kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á là:

A. Nhật Bản

B. Hàn Quốc

C. Trung Quốc

D. Xingapo

Câu 6. Ý nào dưới đây phản ánh mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn biến theo chiều hướng xấu?

A. Trung Quốc gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ.

B. Trung Quốc cải thiện mối quan hệ theo hướng hòa dịu với Mĩ.

C. Trung Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991)

D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Nhật Bản.

Câu 7. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu:

A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.

C. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

D. Xâm lược các nước ở Châu Âu, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Đất nước tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.

B. Thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.

C. Bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.

D. Đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9. Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là:

A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

B. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

C. hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.

D. Chống lại các tổ chức khủng bố, nhà nước Hồi giáo cực đoan.

Câu 10. Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe - Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa?

A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 – 1949).

B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).

D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu 1

B

Câu 21

D

Câu 2

B

Câu 22

C

Câu 3

D

Câu 23

D

Câu 4

C

Câu 24

B

Câu 5

B

Câu 25

C

Câu 6

C

Câu 26

C

Câu 7

A

Câu 27

A

Câu 8

A

Câu 28

C

Câu 9

C

Câu 29

D

Câu 10

D

Câu 30

D

Câu 11

D

Câu 31

A

Câu 12

B

Câu 32

A

Câu 13

B

Câu 33

B

Câu 14

C

Câu 34

C

Câu 15

B

Câu 35

D

Câu 16

D

Câu 36

C

Câu 17

B

Câu 37

D

Câu 18

D

Câu 38

A

Câu 19

C

Câu 39

C

Câu 20

D

Câu 40

B

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử có đáp án Trường THPT Liên Hiệp​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON