YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vân Hội

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vân Hội là bộ tài liệu hay và chất lượng được HOC247 sưu tầm và đăng tải từ các trường THPT trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi THPT Quốc Gia sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Vật Lý 12 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VÂN HỘI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Hạt tải điện trong chất bán dẫn tinh khiết

  A. là electron và lỗ trống                                                 B. chỉ có lỗ trống.

  C. là ion dương và ion âm.                                              D. chỉ có electron.

Câu 2: Cường độ âm tại một điểm là I, cường độ âm chuẩn là Io, thì mức cường độ âm tại điểm đó là

  A. \(10\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}\,\,\left( dB \right).\)     

  B. \(10\lg \frac{{{I}_{0}}}{I}\,\,\left( dB \right).\) 

  C. \(10\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}\,\,\left( B \right).\)       

  D. \(\frac{I}{{{I}_{0}}}\,\,\left( dB \right).\)

Câu 3: Một vật dao động điều hòa với chu kì T thì thế năng của vật biến thiên

  A. tuần hoàn với chu kì là 2T.       

  B. tuần hoàn với chu kì là \(\frac{T}{2}.\)

  C. điều hòa với chu kì \(\frac{T}{4}.\)     

  D. điều hòa với chu kì T.

Câu 4: Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Với k là số nguyên thì vị trí các vấn tối trên màn quan sát có tọa độ được tính bằng công thức

  A. \({{x}_{k}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda D}{a}.\)    

  B. \({{x}_{k}}=k\frac{\lambda D}{a}.\)   

  C. \({{x}_{k}}=\left( 2k+1 \right)\frac{\lambda D}{2a}.\)   

  D. \({{x}_{k}}=k\frac{\lambda D}{2a}.\)

Câu 5: Trong sóng dừng thì

  A. khoảng cách giữa hai bụng sóng liền kề là \(\frac{\lambda }{4}.\)

  B. hai điểm nằm trên cùng một bó sóng luôn dao động cùng pha nhau.

  C. khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là λ.

  D. khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liền kề là \(\frac{\lambda }{2}.\)

Câu 6: Máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, rô to quay với tốc độ n vòng/s. Công thức tính tần số f của dòng điện xoay chiều do máy phát ra là

  A. \(f=\sqrt{n.p}.\)                B. \(f=n.p.\)                        C. \(f=\frac{n}{p}.\)         D. \(f=\frac{p}{n}.\)

Câu 7: Một dây dẫn có chiều dài ℓ có dòng điện I chạy qua, đặt trong từ trường đều B, góc hợp bởi dây dẫn và \(\overrightarrow{B}\) là α thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn tính theo công thức

  A. \(F=B.I.\ell .\cos \alpha \)

  B. \(F=B.I.\ell .\sin \alpha \)   

  C. \(F=B.{{I}^{2}}.\ell .\sin \alpha \)   

  D. \(F=B.I.\ell .{{\sin }^{2}}\alpha \)

Câu 8: Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng là

  A. \(\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}.\)       

  B. \(\sqrt{\frac{L}{C}}.\)

  C. \(\frac{1}{\sqrt{LC}}.\) 

   D. \(2\pi \sqrt{LC}.\)

Câu 9: Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì dung kháng

  A. tỉ lệ thuận với tần số dòng điện.

  B. làm cho điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện là \(\frac{\pi }{2}.\)

  C. làm cho điện áp cùng pha với cường độ dòng điện.

  D. làm cho điện áp chậm pha hơn cường độ dòng điện là \(\frac{\pi }{2}.\)

Câu 10: Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động với điện áp cực đại, cường độ dòng điện cực đại, điện tích cực đại, tần số góc lần lượt là U0; I0; q0; ω thì công thức liên hệ đúng là

  A. \({{U}_{0}}=\frac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}.\)     

  B. \(\omega =\frac{{{q}_{0}}}{{{I}_{0}}}.\) 

  C. \(\omega =\frac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}.\)                

  D. \({{q}_{0}}={{U}_{0}}.{{I}_{0}}\)

Câu 11: Tần số góc của con lắc đơn có chiều dài ℓ dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g được xác định là

  A. \(\sqrt{\frac{\ell }{g}}.\) 

  B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\ell }}.\)               

  C. \(\sqrt{\frac{g}{\ell }}.\)

  D. \(2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}.\)

Câu 12: Tia hồng ngoại được ứng dụng để

  A. tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

  B. sưởi ấm, sấy khô.

  C. chụp điện, chiếu điện trong y tế.

  D. tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

Câu 13: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn có R­, với công suất phát đi là P, điện áp hiệu dụng đầu phát là U, độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp là φ thì công suất hao phí trong quá trình truyền tải tính theo công thức

  A. \(\Delta P=\frac{P}{{{U}^{2}}{{\cos }^{2}}\varphi }.{{R}_{d}}\)             

  B. \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}}{{{U}^{2}}.{{\cos }^{2}}\varphi }.{{R}_{d}}\)   

  C. \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}}{U.\cos \varphi }.R_{d}^{2}\)    

  D. \(\Delta P=\frac{1}{{{U}^{2}}.{{\cos }^{2}}\varphi }.{{R}_{d}}\)

Câu 14: Một đoạn mạch xoay chiều gồm có R, L, C nối tiếp có R = 40 Ω; dung kháng ZC = 50 Ω; cuộn dây thuần cảm và tổng trở của đoạn mạch là 50 Ω. Giá trị của cảm kháng có thể là

  A. 80 Ω.                                B. 50 Ω.                             C. 30 Ω.                             D. 140 Ω.

Câu 15: Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc màu lam. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác, thì trên màn quan sát sẽ thấy

  A. khoảng vẫn không thay đổi.                                       B. vị trí vân trung tâm thay đổi.

  C. khoảng vẫn tăng lên.                                                   D. khoảng vẫn giảm xuống.

Câu 16: Một bức xạ đơn sắc trong chân không có bước sóng là 700 nm. Khi bức xạ truyền trong nước có chiết suất là 1,33 thì nó là

  A. ánh sáng nhìn thấy màu lục.                                       B. tia hồng ngoại.

  C. ánh sáng nhìn thấy màu đỏ.                                       D. tia tử ngoại.

Câu 17: Chiếu một chùm sáng hẹp (coi là tia sáng) đơn sắc từ thủy tinh ra không khí. Chiết suất của thủy tinh và không khí lần lượt là \(\sqrt{3};\,\,1.\) Để có tia sáng ló ra ngoài không khí thì góc tới i thỏa mãn điều kiện

  A. \(0\le i\le {{48}^{0}}.\) 

  B. \(i\ge {{48}^{0}}.\)   

  C. \(0\le i\le {{35}^{0}}.\)         

  D. \(i\ge 35,{{3}^{0}}.\)

Câu 18: Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch thấy biểu thức cường độ dòng điện là \(i=I\sqrt{2}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\,\,\left( A \right).\) Gọi U0 là điện áp cực đại, I0 cường độ dòng điện cực đại của đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây có thể sai?

  A. \(\frac{U}{{{U}_{0}}}-\frac{I}{{{I}_{0}}}=0.\) 

  B. \(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1.\)   

  C. \(\frac{{{U}_{0}}}{{{I}_{0}}}-\frac{U}{I}=0.\)      

  D. \(\frac{U}{{{U}_{0}}}+\frac{I}{{{I}_{0}}}=\sqrt{2}.\)

Câu 19: Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền sóng trên một sợi dây xác định có sóng dừng người ta sẽ được đồ thị bước sóng \(\lambda \)cm phụ thuộc tần số f Hz như hình vẽ. Sai số tuyệt đối của phép đo đối với đại lượng λ là

A. 1,0 cm.                               B. 0,8 cm.                          C. 4,0 cm.                          D. 0,4 cm.

Câu 20: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều \(u=200\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,V\) thấy biểu thức cường độ dòng điện là \(i=2\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,A.\) Hệ số công suất của đoạn mạch bằng

  A. \(\frac{\sqrt{3}}{2}.\)   

  B. 0,1.     

  C. 1.       

  D. 0.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1-A

2-A

3-B

4-C

5-B

6-B

7-B

8-D

9-B

10-C

11-C

12-B

13-B

14-A

15-C

16-C

17-B

18-B

19-B

20-C

21-D

22-B

23-A

24-C

25-A

26-D

27-B

28-D

29-B

30-A

31-A

32-A

33-C

34-D

35-D

36-C

37-D

38-A

39-B

40-A

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT VÂN HỘI - ĐỀ 02

Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. 

B. biến đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều.

C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. 

D. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều. 

Câu 2: Con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m được treo vào sợi dây chiều dài đang dao  động tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Chọn gốc thế năng đi qua vị trí cân bằng. Thế năng của con lắc khi dây  treo lệch góc α so với phương thẳng đứng là 

A. mgl(1 – tanα).                

B. mgl(1 – cosα).         

C. mgl(1 – cotα).     

 D. mgl(1 – sinα).

Câu 3: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là 

A. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng. 

B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng. 

C. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng. 

D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng. 

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm? 

A. Tần số âm.                     

B. Độ cao của âm.        

C. Âm sắc.          

D. Độ to của âm.

Câu 5: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có  điện dung C. Mạch dao động tự do với tần số góc là 

A. \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\).     

B. \(\omega =\sqrt{LC}\).      

C. \(\omega =2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\) .          

D. \(\omega =\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\). 

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ  dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Gọi φ là độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện  trong mạch. Công suất điện tiêu thụ trung bình của mạch trong một chu kì là 

A. UItanφ.                          B. UI.                            C. UIsinφ.                     D. UIcosφ.

Câu 7: Điện áp u = 200cos(100πt + 0,5π) (V) có giá trị hiệu dụng bằng

A.100 2 .                         B. 200 V.                      C. 100 V.                      D.200 2 .

Câu 8: Ánh sáng trắng là 

A. ánh sáng đơn sắc. 

B. ánh sáng có một tần số xác định. 

C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím. 

D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 

Câu 9: Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi 

A. mạch kín đó được đặt cạnh nam châm thẳng. 

B. mạch kín đó được đặt trong một từ trường đều. 

C. mạch kín đó được nối với nguồn điện một chiều. 

D. từ thông qua mạch kín đó biến thiên theo thời gian. 

Câu 10: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt  là A1, A2, φ1, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ được tính theo công thức

A. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\)

B. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).

C. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\sin \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).   

D. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\sin \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\)

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1.D 

2.B 

3.D 

4.A 

5.A 

6.D 

7.A 

8.C 

9.D 

10.B

11.B 

12.B 

13.C 

14.C 

15.B 

16.C 

17.B 

18.D 

19.D 

20.B

21.D 

22.A 

23.C 

24.A 

25.B 

26.A 

27.A 

28.C 

29.A 

30.B

31.C 

32.B 

33.A 

34.D 

35.C 

36.A 

37.D 

38.D 

39.C 

40.C

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT VÂN HỘI - ĐỀ 03

Câu 1: Công tơ điện lắp cho mỗi hộ gia đình là dụng cụ để đo 

  A. điện áp xoay chiều. 

  B. công suất tiêu thụ điện năng. 

  C. cường độ dòng điện xoay chiều. 

  D. điện năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian. 

Câu 2: Vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) và cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) trong một sóng điện từ không có đặc điểm nào sau đây?

  A. dao động vuông pha.                                                  B. dao động cùng pha. 

  C. dao động vuông phương.                                           D. dao động cùng tần số. 

Câu 3: Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại và Q0 là điện tích cực đại trong mạch dao động LC. Tần số góc của mạch dao động được xác định bởi biểu thức 

  A. \(\frac{{{Q}_{0}}}{2\pi {{I}_{0}}}.\)                       

  B. \(\frac{{{I}_{0}}}{{{Q}_{0}}}.\)         

  C. \(\frac{{{Q}_{0}}}{{{I}_{0}}}.\)     

  D. \(\frac{{{I}_{0}}}{2\pi {{Q}_{0}}}.\)

Câu 4: Con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với tần số góc bằng 10 rad/s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng là 

  A. 10 cm.                              B. 1 cm.                             C. 5 cm.                             D. 20 cm.

Câu 5: Một sóng mặt nước dao động theo phương trình u = 2cos(4πt – πx) cm (t tính bằng giây, x tính bằng cm). Bước sóng có giá trị là 

  A. 0,5 cm.                             B. 2 cm.                             C. 1 cm.                             D. π cm.

Câu 6: Hai âm Sol và La do cùng một đàn violon phát ra có thể có cùng 

  A. độ cao.                             B. tần số.                            C. độ to.                             D. đồ thị dao động âm. 

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây thuần cảm. Nếu hệ số tự cảm không đổi thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ 

  A. nhỏ khi tần số của dòng điện lớn.                             

  B. lớn khi tần số của dòng điện nhỏ.

  C. không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.              

  D. lớn khi tần số của dòng điện lớn.

Câu 8: Mạch điện xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp có điện áp hai đầu là u = U0cos(ωt). Độ lệch pha của dòng điện trong mạch so với điện áp đặt vào phụ thuộc vào 

  A. R và C.                             B. R, L, C và ω.                 C. L, C và ω.                     D. L và C.

Câu 9: Trong dao động điều hòa, cặp đại lượng nào sau đây dao động ngược pha? 

  A. li độ và gia tốc.                                                           B. lực kéo về và vận tốc. 

  C. lực kéo về và gia tốc.                                                 D. li độ và vận tốc. 

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt) vào hai đầu tụ điện có điện dung \(C=\frac{50}{\pi }\,\,\left( \mu F \right).\) Dung kháng của tụ điện là 

  A. 400 Ω.                              B. 50 Ω.                             C. 100 Ω.                           D. 200 Ω.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1-D

2-A

3-B

4-A

5-B

6-D

7-D

8-B

9-A

10-D

11-B

12-D

13-B

14-B

15-A

16-D

17-C

18-A

19-C

20-B

21-B

22-C

23-A

24-C

25-A

26-C

27-A

28-C

29-C

30-D

31-C

32-D

33-B

34-C

35-C

36-D

37-D

38-B

39-A

40-C

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT VÂN HỘI - ĐỀ 04

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều \(u=220\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\) vào hai đầu tụ C có điện dung \(\frac{1}{1000\pi }F.\) Dung kháng của tụ là:  

A. 10Ω                                 B. 0,1Ω                         C. 100Ω                               D. 

Câu 2: Biết \(i,{{I}_{o}}\) lần lượt có giá trị tức thời, giá trị biên độ của cường độ dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở thuần R trong thời gian t. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được xác định theo công thức: 

A. \(Q=0,5RI_{0}^{2}t\)    

B. \(Q=RI_{0}^{2}t\) 

C. \(Q=0,5R{{i}^{2}}t\)    

D. \(Q=R{{i}^{2}}t\)  

Câu 3: Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m và dây treo l đang dao  động điều hòa với biên độ góc α0 tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc được tính bằng công thức nào sau đây? 

A. \(Q=0,25mgl\alpha _{0}^{2}\)                            

B. \(Q=0,5mg{{l}^{2}}{{\alpha }_{0}}\)      

C. \(Q=0,5mgl\alpha _{0}^{2}\)       

D. \(Q=0,25mgl{{\alpha }_{0}}\)  

Câu 4: Chiếu ánh sáng trắng từ không khí vào nước. Góc lệch giữa tia ló và tia tới  nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc 

A. Màu tím                           B. Màu chàm                C. Màu đỏ                            D. Màu vàng

Câu 5: Một âm có mức cường độ âm là độ của âm này là: \(L=40dB.\) Biết cường độ âm chuẩn là \({{10}^{-12}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}.\) Cường độ âm này là: 

A. \({{2.10}^{-8}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\)         

B. \({{4.10}^{-8}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\)      

C. \({{10}^{-8}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\)    

D. \({{3.10}^{-8}}\text{W/}{{\text{m}}^{\text{2}}}\)  

Câu 6: Trong dao động điều hòa, lực gây ra dao động cho vật luôn  

A. Biến thiên cùng tần số, cùng pha so với li độ      

B. Biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa

C. Không đổi                                                            

D. Biến thiên cùng tần số, ngược pha với li độ.

Câu 7: Vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ A và tốc độ cực đại v0. Tần số dao động của vật là: 

A. \(\frac{2\pi A}{{{v}_{0}}}\)                              

B. \(\frac{{{v}_{0}}}{2\pi A}\)            

C. \(\frac{2{{v}_{0}}}{A}\)   

D. \(\frac{A}{2\pi {{v}_{0}}}\)  

Câu 8: Từ thông qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật \(\phi ={{\phi }_{0}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)\)làm trong khung dây dẫn xuất hiện một suất điện động cảm ứng \(e={{E}_{0}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right).\) Hiệu số \({{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}\) nhận giá trị nào sau đây? 

A. \(\frac{\pi }{2}\)             

B. \(-\frac{\pi }{2}\)     

C. π                                      

D. 0  

Câu 9: Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm p cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút. Tần số của dòng điện do máy phát ra là: 

A. np/60                               B. 60np                         C. 2np                                  D. np

Câu 10: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động lần lượt là: \({{x}_{1}}=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)\) và \({{x}_{2}}=A\cos \left( \omega t-\frac{8\pi }{3} \right).\) Hai dao động này: 

A. Cùng pha                         

B. Lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\)        

C. Lệch pha \(\frac{\pi }{2}\)   

D. Ngược pha

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1.A

2.A

3.C

4.C

5.C

6.D

7.B

8.A

9.A

10.D

11.A

12.C

13.A

14.C

15.C

16.D

17.A

18.D

19.D

20.C

21.B

22.B

23.A

24.B

25.B

26.A

27.C

28.C

29.D

30.C

31.A

32.B

33.A

34.C

35.A

36.D

37.B

38.C

39.C

40.B

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT VÂN HỘI - ĐỀ 05

Câu 1: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Tần số của sóng.           

B. Tốc độ truyền sóng.    

C. Biên độ của sóng.              

D. Bước sóng.

Câu 2: Một sóng điện từ có tần số 75k Hz đang lan truyền trong chân không. Lấy \(c={{3.10}^{8}}\text{m/s}\text{.}\)Sóng này có bước sóng là 

A. 0,5m.                             

B. 2000m.                        

C. 4000m.                             

 D. 0,25m.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng nguồn sáng gồm các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, chàm và tím. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng màu: 

A. Vàng.                            B. Lam.                           C. Đỏ.                                     D. Chàm.

Câu 4: Sóng cơ truyền được trong các môi trường 

A. Rắn, lỏng và khí.                    

B. Lỏng, khí và chân không. 

C. Chân không, rắn và lỏng.          

D. Khí, chân không và rắn. 

Câu 5: Trong dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

A. Lực kéo về.            

B. Gia tốc. 

C. Động năng.               

D. Năng lượng toàn phần. 

Câu 6: Biết \({{I}_{0}}\)là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là 

A. \(L=2\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}(dB)\)                    

B. \(L=10\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}(dB)\)           

C. \(L=10\lg \frac{{{I}_{0}}}{I}(dB)\)          

D. \(L=2\lg \frac{{{I}_{0}}}{I}(dB)\)

Câu 7: Một ánh sáng đơn sắc lan truyền trong chân không với bước sóng λ. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này được xác định bởi: 

A. \(\varepsilon =\frac{c\lambda }{h}\)                   

B. \(\varepsilon =\frac{\lambda }{hc}\)          

C. \(\varepsilon =\frac{h\lambda }{c}\)      

D. \(\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\)

Câu 8: Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là \(i={{I}_{0}}\cos (\omega t+\varphi )\text{ }(\text{A)}\text{.}\) Đại lượng \(\omega >0\)được gọi là 

A. Cường độ dòng điện cực đại.                                

B. Chu kỳ của dòng điện. 

C. Tần số của dòng điện. 

D. Pha của dòng điện. 

Câu 9: Trong chân không bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại:

A. 900nm.                          B. 600nm.                        C. 450nm.                              D. 250nm.

Câu 10: Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là : \({{x}_{1}}=10\cos (100\pi t-0,5\pi )(cm),\) \({{x}_{2}}=10\cos (100\pi t+0,5\pi )(cm).\) Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn là

A. 0                                    B. 0,25π                           C. π                                        D. 0,5π

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1.A

2.C

3.D

4.A

5.D

6.B

7.D

8.C

9.A

10.C

11.B

12.C

13.D

14.C

15.D

16.A

17.A

18.D

19.D

20.C

21.C

22.B

23.D

24.D

25.B

26.D

27.B

28.C

29.B

30.D

31.D

32.A

33.A

34.D

35.C

36.B

37.A

38.C

39.D

40.A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vân Hội. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON