YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phạm Hồng Thái

Tải về
 
NONE

Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT được tốt nhất. Giáo viên HOC247 xin gửi đến các em học sinh và quý thầy cô Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phạm Hồng Thái bên dưới đây.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1:  Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng

  A.  nhiễu xạ ánh sáng.                                                  B.  giao thoa ánh sáng. 

  C.  tán sắc ánh sáng.                                                     D.  phản xạ ánh sáng.

Câu 2:  Chùm sáng laze không được ứng dụng

  A.  trong truyền tin bằng cáp quang.                            B.  làm nguồn phát sóng siêu âm.

  C.  làm dao mổ trong y học.                                         D.  ngắm đường thẳng, trắc địa.

Câu 3:  Công thức nào để xác định cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại điểm M cách nó một khoảng r trong chân không?

  A. \(E=9.1{{0}^{9}}\frac{\left| Q \right|}{{{r}^{{}}}}\).       

  B. \(E=9.1{{0}^{9}}\frac{\left| Q \right|}{{{r}^{2}}}.\)   

  C. \(E=9.1{{0}^{9}}\frac{\left| Q \right|}{{{r}^{3}}}\).

  D. \(E = \frac{{\left| Q \right|}}{{{{9.10}^9}{r^2}}}\) 

Câu 4:  Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình: x1=A1cos(ωt+j1) (cm) và x2 = A2 cos (ωt + j2) cm, phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên có dạng x= Acos(ωt + j) (cm). Chọn biểu thức đúng.

  A. \(A = {A_1} + {A_2}\).       

  B. \(A = {A_2} - {A_1}\)      

  C. \(A = {A_1} - {A_2}\)       

  D. \(A = {A_2} + {A_1}\)

Câu 5:  Mối liên hệ giữa cường độ hiệu dụng I và cường độ cực đại Io cùa dòng điện xoay chiều hình sin là:

  A. \(I = \frac{{{I_o}}}{{\sqrt 2 }}\) .                       B.  I=2.Io.                           C. \(I = {I_o}\sqrt 2 \) .                      D. \(I = \frac{{{I_o}}}{2}\) .

Câu 6:  Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là

  A. \(\frac{\lambda }{4}\) .                                B.  λ.                                   C. \(\frac{\lambda }{2}\)                                   D. 2λ.

Câu 7: Trong hệ SI, đơn vị của công suất là

  A.  culông (C).                  B.  oát (W).                         C.  vôn (V)                         D.  ampe (A).

Câu 8:  Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ lởn tỉ lệ thuận với

  A.  chiều dài lò xo của con lắc.                                    B.  độ lớn li độ của vật.

  C.  độ lớn vận tốc của vật.                                            D.  biên độ dao động của con lắc.

Câu 9:  Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L đang có dao động điện từ tự do. Đại lượng  là

 A.  tần số dao động điện từ tự do trong mạch.

  B.  chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch.

  C.  cảm ứng từ trong cuộn cảm.

  D.  tần số góc dao động điện từ tự do trong mạch.

Câu 10: Trong sự tuyền sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong

  A.  chất rắn.                      B.  chất khí.                        C.  chân không.                  D.  chất lỏng.

Câu 11: Tia X không có ứng dụng nào sau đây ?

  A.  Chữa bệnh ung thư.

  B.  Chiếu điện, chụp điện.

  C.  Sấy khô, sưởi ấm.

  D.  Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

Câu 12:  Đại lượng được đo bằng năng lượng sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị trời gian gọi là

  A.  cường độ âm.                                                          B.  độ to của âm.

  C.  độ cao âm.                                                               D.  mức cường độ âm.

Câu 13:  Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda \). Điểm cách hai nguồn những đoạn d1 và d2 thỏa mãn d1 - d2 = 2\(\lambda \) dao động với biên độ

  A.  bằng với biên độ của nguồn sóng.                          B.  cực tiểu.

  C.  gấp đôi biên độ của nguồn sóng.                            D.  cực đại.

Câu 14:  Hiện nay, điện năng có thể được .sản xuất từ các “tấm pin năng lượng Mặt Trời”, pin này hoạt động dựa vào hiện tượng?

  A.  Quang điện trong.                                                   B.  Tự cảm.

  C.  Cảm ứng điện từ.                                                    D.  Quang điện ngoài.

Câu 15:  Một khung dây quay đều quanh trục \(\Delta \) trong một từ trường đều \(\overrightarrow{\text{B}}\) vuông góc với trục quay \(\Delta \) với tốc độ góc \(\omega \). Từ thông cực đại F0 gởi qua khung và suất điện động cực đại Eo trong khung liên hệ với nhau bởi công thức

  A. \({{\text{E}}_{0}}=\frac{\omega {{\Phi }_{0}}}{\sqrt{2}}.\)     

  B. \({{\text{E}}_{0}}=\frac{{{\Phi }_{0}}}{\omega }.\)   

  C. \({{\text{E}}_{0}}=\frac{{{\Phi }_{0}}}{\omega \sqrt{2}}.\)   

 D. \({{\text{E}}_{0}}=\omega {{\Phi }_{0}}.\)

Câu 16:  Một vật dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \). Tần sô dao động của vật được tính bằng công thức

  A. \(2\pi \omega \) .                            B. \(\frac{1}{{2\pi \omega }}\) .                                C. \(\frac{{2\pi }}{\omega }\)                                  D. \(\frac{\omega }{{2\pi }}\) .

Câu 17:  Một vật chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn, khi tần số của ngoại lực bằng với tần số dao động riêng của vật thì đại lượng nào sau đây đạt giá trị cực đại

  A.  biên độ ngoại lực.                                                   B.  tần số dao động riêng.

  C.  vận tốc dao động của vật.                                       D.  biên độ dao động của vật.

Câu 18:  Trong thí nghiệm Iâng với ánh sáng trắng; thay kính lọc sắc theo thứ tự là: vàng, lục, đỏ, tím khoảng vân đo được tương ứng bằng i1; i2; i3, i4 thì khoảng vân có giá trị lớn nhất là

  A.  i2.                                 B.  i1.                                   C.  i4.                                   D.  i3.

Câu 19:  Sóng điện từ nào sau đây bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li?

  A.  Sóng cực ngắn.           

  B.  Sóng ngắn.

  C.  Sóng dài.           

  D.  Sóng trung.

Câu 20:  Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật qua vị trí có li độ x thì  đạt vận tốc v. Cơ năng của con lắc là

  A.  \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{v^2} - \frac{1}{2}k{x^2}\)

  B. \({\rm{W}} = m{v^2} + k{x^2}\)  

  C. \({\rm{W}} = \frac{1}{2}mv + \frac{1}{2}kx\)                 

  D. \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{v^2} + \frac{1}{2}k{x^2}\)

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1

C

11

C

21

B

31

D

2

B

12

A

22

D

32

A

3

B

13

D

23

A

33

D

4

D

14

A

24

D

34

A

5

A

15

D

25

A

35

D

6

C

16

D

26

D

36

D

7

B

17

D

27

A

37

C

8

B

18

D

28

A

38

A

9

D

19

B

29

D

39

B

10

C

20

D

30

C

40

D

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI - ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong hệ đơn vị SI, điện dung của tụ điện có đơn vị là

A. Vôn trên mét (V/m).                                                B. Vôn nhân mét (V.m).  

C. Culông (C).                                                              D. Fara (F).

Câu 2: Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn r được tính bởi công thức

A. \(B={{2.10}^{-7}}\frac{r}{I}\).                          

B. \(B={{2.10}^{7}}\frac{r}{I}\).

C. \(B={{2.10}^{-7}}\frac{I}{r}\).    

D. \(B={{2.10}^{7}}\frac{I}{r}\).

Câu 3: Một vật dao động điều hòa thì

A. động năng của vật có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

B. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu 4: Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l, tại nơi có gia tốc trọng trường g, được xác định bởi biểu thức

A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\).           

B. \(2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).         

C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\).          

D. \(\frac{1}{\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\).

Câu 5: Các đặc tính sinh lí của âm gồm:

A. Độ cao, âm sắc, biên độ.                                   B. Độ cao, âm sắc, độ to.

C. Độ cao, âm sắc, cường độ.                               D. Độ cao, âm sắc, năng lượng.

Câu 6: Trong giao thoa sóng cơ, để hai sóng có thể giao thoa được với nhau thì chúng xuất phát từ hai nguồn dao động có

A. cùng biên độ nhưng khác tần số dao động.

B. cùng tần số nhưng khác phương dao động.

C. cùng phương, cùng biên độ nhưng có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.

D. cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc \(\omega \)vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r. Tổng trở của cuộn dây là

A. \(Z=\omega L\)                

B. \(Z=2\omega L+r\)

C. \(Z=\sqrt{{{\left( \frac{L}{\omega } \right)}^{2}}+{{r}^{2}}}\)              

D. \(Z=\sqrt{{{\left( L\omega  \right)}^{2}}+{{r}^{2}}}\)

Câu 8: Một máy hạ áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là  và . Kết luận nào sau đây đúng?

A. N2 < N1.                          B. N2 > N1.                       C. N2 = N1.                       D. N2N1 = 1.

Câu 9: Tại một điểm M trên mặt đất, sóng điện từ tại đó có véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống, véc tơ cảm ứng từ nằm ngang và hướng từ Tây sang Đông. Hỏi sóng điện từ đến M từ phía nào ?

A. Từ phía Nam.                     B. Từ phía Bắc.                       C. Từ phía Tây.           D. Từ phía Đông.

Câu 10: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn ngược pha nhau.   

B. với cùng biên độ.

C. luôn cùng pha nhau.          

D. với cùng tần số.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

B

B

D

D

A

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

B

D

A

A

D

C

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

C

B

D

D

D

A

A

B

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

C

D

A

A

C

A

C

A

D

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI - ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là

A. vôn trên mét (V/m).               

B. vôn (V).

C. vôn trên culông (V/C).      

D. niutơn trên mét (N/m).

Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ?

A. Tăng khi nhiệt độ giảm.

B. Tăng khi nhiệt độ tăng.

C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.

D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại.

Câu 3. Một ống dây dẫn hình trụ, chiều dài ℓ, bán kính R, gồm N vòng dây. Khi có dòng điện cường độ I chạy qua ống dây thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là

A. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{Nl}{R}\).  

B. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{l}\).    

C. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{R}\).      

D. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{l}\).

Câu 4. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với

A. chính nó.               

B. không khí.                  

C. chân không.                  

D. nước.

Câu 5. Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí biên âm đến vị trí cân bằng thì vật chuyển động

A. nhanh dần đều.                

B. chậm dần đều.              

C. chậm dần.          

D. nhanh dần.

Câu  6. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A, lò xo có độ cứng là k. Đại lượng W = \(\frac{1}{2}k{{A}^{2}}\)được gọi là

A. cơ năng của con lắc.                                                B. động năng của con lắc .

C. thế năng của con lắc.                                               D. lực kéo về.

Câu  7. Thiết bị giảm xóc của ôtô là ứng dụng của dao động

A. tự do.                               B. duy trì.                          C. tắt dần.                          D. cưỡng bức.

Câu  8. Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng?

A. Con lắc đồng hồ.

B. Cửa đóng tự động. 

C. Hộp đàn ghita.

D. Giảm xóc xe máy. 

Câu 9. Một vật nhỏ dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(ωt - \(\frac{\pi }{2}\))(cm). Gốc thời gian được chọn là lúc vật

A. đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.                  

B. ở vị trí biên dương.

C. đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.                        

D. ở vị trí biên âm.

Câu  10.  Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là

A. f.                                      B. ωt + f.                         C. ω.                                D. φ.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI - ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trên một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định đang có sóng dừng với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 80 cm. Chiều dài sợi dây là

  A.  160 cm.                        B.  120 cm.                         C.  240 cm.                         D.  180 cm.

Câu 2: Máy biến áp là thiết bị

  A.  làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

  B.  có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.

  C.  biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

  D.  biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 3: Một vật đang dao động điều hoà thì vectơ gia tốc của vật luôn

  A.  hướng về vị trí cân bằng.                                        B.  hướng ra xa vị trí cân bằng.

  C.  cùng chiều chuyển động của vật.                           D.  ngược chiều chuyển động của vật.

Câu 4: Mạch điện xoay chiều RLC khi có cộng hưởng điện thì :

  A.  điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm.

  B.  cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.

  C.  công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt giá trị nhỏ nhất.

  D.  điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời hai bản tụ điện.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ là

  A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)                          B. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)                                C. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)                           D. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)  

Câu 6: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 4 s, thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là

  A.  0,5 s.                            B.  2 s.                                C.  1,5 s.                             D.  1 s.

Câu 7: Hai điện tích điểm q1, q2 trái dấu, đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích là

  A. \(F = {9.10^9}\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)                                                       B. \(F = {9.10^9}\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r}}}\)            

  C. \(F = {-9.10^9}\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r}}}\)                                                    D. \(F = {-9.10^9}\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\)                

Câu 8: Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10-5 H và tụ điện có điện dung 2,5.10-6F. Lấy π = 3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là

  A.  6,28.10-10 s.                 B.  1,57.10-10 s.                   C.  1,57.10-5 s.                    D.  3,14.10-5 s.

Câu 9: Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra

  A.  phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó.

  B.  chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.

  C.  chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.

  D.  không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.

Câu 10: Khi nhìn rõ được một vật ở xa vô cực thì

  A.  Mắt không có tật, không phải điều tiết.

  B.  Mắt cận thị, không phải điều tiết

  C.  Mắt viễn thị, không phải điều tiết .                    

  D.  Mắt không có tật, phải điều tiết tối đa.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1

B

6

D

11

A

16

B

21

A

26

BC

31

A

36

D

2

B

7

A

12

D

17

BC

22

D

27

D

32

A

37

D

3

A

8

D

13

D

18

D

23

D

28

C

33

B

38

B

4

B

9

C

14

D

19

C

24

A

29

C

34

C

39

B

5

A

10

A

15

C

20

C

25

B

30

D

35

D

40

A

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ NĂM 2022 TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI - ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?

  A. Chiều và cường độ không thay đôi theo thời gian.

  B. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.

  C. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.

  D. Chiều thay đổi tuần hoàn, cường độ không đổi theo thời gian.

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

  A. xác định chu kì sóng.                                            B. xác định tốc độ truyền sóng.

  C. xác định năng lượng sóng.                                    D. xác định tần số sóng.

Câu 3. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp xoay chiều u ở hai đầu một đoạn mạch vào thời gian t. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch bằng

  A. \(220\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).  

  B. \(110\sqrt{2}\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).   

  C. \(110\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).   

  D. \(220\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\).

Câu 4. Một quả cầu nhỏ khối lượng \(3,{{06.10}^{-15}}\left( \text{ }\!\!~\!\!\text{ kg} \right)\), mang điện tích 4,8.10 \({{~}^{-18}}\left( \text{C} \right)\), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng \(2\left( \text{ }\!\!~\!\!\text{ cm} \right)\). Lấy \(\text{g}=10\left( \text{ }\!\!~\!\!\text{ m}/{{\text{s}}^{2}} \right)\). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là.

  A. \(\text{U}=255,0\) (V).                                         B. \(\text{U}=127,5\) (V). C. \(\text{U}=63,75\) (V).  D. \(U=734,4\) (V).

Câu 5. Hai dao động có phương trình lần lượt là. \({{\text{x}}_{1}}=5\text{cos}\left( 2\pi \text{t}+\pi  \right)\left( \text{cm} \right)\) và \({{\text{x}}_{2}}=13\text{cos}\left( 2\pi \text{t}+0,5\pi  \right)\left( \text{cm} \right)\). Độ lệch pha của hai dao động này bằng

  A. \(-0,5\pi \).                  B. \(0,75\pi \).                    C. \(0,25\pi \).                   D. \(1,25\pi \).

Câu 6. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa vào hiện tượng

  A. Dòng điện tạo ra từ trường.                                  B. Hiệu ứng Jun-Lenx.

  C. Nam châm hút sắt.                                                D. Cảm ứng điện từ.

Câu 7. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?

  A. Động năng và thế năng.                                        B. Cơ năng và biên độ.

  C. Cơ năng và pha dao động.                                     D. Cơ năng và thế năng.

Câu 8. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1100 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng \(220\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\). Ổ mạch thứ cấp mắc với bóng đèn có điện áp định mức \(12\text{ }\!\!~\!\!\text{ V}\). Bỏ qua hao phí của máy biến áp. Để đèn sáng bình thường thì ở cuộn thứ cấp, sô vòng dây phải bằng

  A. 120 vòng.                    B. 100 vòng.                      C. 50 vòng.                       D. 60 vòng.

Câu 9. Sóng cơ là

  A. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

  B. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường.

  C. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.

  D. những dao động cơ lan truyền trong môi trường.

Câu 10. Một sóng cơ, với phương trình \(u=30\text{cos}\left( {{4.10}^{3}}t-50x \right)\left( \text{cm} \right)\), truyền dọc theo trục \(\text{Ox}\), trong đó toạ độ x đo bằng mét \(\left( m \right)\), thời gian t đo bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng bằng

  A. \(80\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}/\text{s}\).                 

  B. \(50\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}/\text{s}\).    

  C. \(125\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}/\text{s}\).                    

  D. \(100\text{ }\!\!~\!\!\text{ m}/\text{s}\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1

B

11

D

21

D

31

A

2

B

12

D

22

D

32

B

3

B

13

B

23

A

33

B

4

B

14

A

24

D

34

D

5

A

15

A

25

A

35

B

6

D

16

D

26

A

36

D

7

B

17

D

27

D

37

B

8

D

18

D

28

C

38

C

9

D

19

C

29

A

39

D

10

A

20

C

30

A

40

B

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phạm Hồng Thái. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON