YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản là bộ đề thi thử THPT QG môn Toán được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN TOÁN

NĂM HỌC 2021 – 2022

Thời gian: 90 phút

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\) có hệ số góc nhỏ nhất là đường thẳng

A. y=x.      

B. y=0.                     

C. y=-3x+2.             

D. y=-3x-2.

Câu 2: Trong không gian Oxyz, mp\(\left( P \right)\) cắt ba trục tọa độ tại ba điểm phân biệt tạo thành một tam giác có trọng tâm \(G\left( 3;2;-1 \right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\):

A. \(\frac{x}{9}+\frac{y}{6}+\frac{z}{3}=1\).   

B. \(\frac{x}{9}+\frac{y}{6}+\frac{z}{3}=0\).

C. \(\frac{x}{9}+\frac{y}{6}-\frac{z}{3}=0\).  

D. \(\frac{x}{9}+\frac{y}{6}-\frac{z}{3}=1\).

Câu 3: Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({{2020}^{2x}}-{{3.2020}^{x}}+1=0\) là

A. 3.        

B. 1.     

C. 0.         

D. Không tồn tại.

Câu 4: Trong không gian Oxyz, cho điểm \(M\left( 1;2;4 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-2z+5=0\). Khoảng cách từ điểm M đến mp \(\left( P \right)\) là:

A. \(\frac{2\sqrt{3}}{3}\).               

B. \(\frac{2}{3}\).         

C. \(\frac{2}{9}\).         

D. \(\frac{\sqrt{2}}{9}\).

Câu 5: Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( 1;0;2 \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{x-1}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z+1}{2}\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua A, vuông góc và cắt d.

A. \(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y}{-3}=\frac{z-2}{1}\)     

B. \(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z-2}{1}\)

C. \(\Delta :\frac{x-1}{2}=\frac{y}{2}=\frac{z-2}{1}\)     

D. \(\Delta :\frac{x-1}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z-2}{-1}\)

Câu 6: Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đồ thị trên đoạn \(\left[ -3;3 \right]\) là đường gấp khúc \(ABC\text{D}\) như hình vẽ. Tính \(\int\limits_{-3}^{3}{f\left( x \right)\text{d}x}\)

A. \(-\frac{5}{2}\).    

B. \(\frac{35}{6}\).       

C. \(-\frac{35}{6}\).     

D. \(\frac{5}{2}\). 

Câu 7: Cho hình nón có đường cao bằng 3, bán kính đường tròn đáy bằng 2. Hình trụ \(\left( T \right)\) nội tiếp hình nón (một đáy của hình trụ nằm trên đáy của hình nón). Biết hình trụ có chiều cao bằng 1, tính diện tích xung quanh của hình trụ đó.

A. \(\frac{2\pi }{3}\).   

B. \(\frac{8\pi }{3}\).   

C. \(\frac{4\pi }{9}\).   

D. \(\frac{2\pi }{9}\). 

Câu 8: Hệ số của \({{x}^{4}}\) trong khai triển \({{\left( 2x+1 \right)}^{10}}\) thành đa thức là:

A. \({{2}^{4}}C_{10}^{4}\).   

B. \({{2}^{6}}C_{10}^{4}\).                  

C. \({{2}^{6}}A_{10}^{4}\).    

D. \({{2}^{4}}A_{10}^{4}\). 

Câu 9: Tập nghiệm S của bất phương trình \({{\left( \frac{1}{2} \right)}^{{{x}^{2}}-4x}}<8\) là:

A. \(S=\left( -\infty \,;\,1 \right)\cup \left( 3\,;\,+\infty\right)\).                            

B. \(S=\left( 1\,;\,+\infty  \right)\).

C. \(S=\left( -\infty \,;\,3 \right)\).  

D. \(S=\left( 1\,;\,3 \right)\).

Câu 10: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-y+5=0\). Một vectơ pháp tuyến của mp\(\left( P \right)\) là:

A. \(\left( 1;1;0 \right)\).                 

B. \(\left( 1;0;-1 \right)\).                                  

C. \(\left( 1;-1;5 \right)\).        

D. \(\left( -1;1;0 \right)\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 50 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN- ĐỀ 02

Câu 1. Lớp 12A1 có 35 học sinh. Có bao nhiêu cách chọn ra 3 em làm cán bộ lớp, trong đó 1 em làm bí thư, 1 em làm lớp trưởng, 1 em làm lớp phó, biết rằng 35 em đều có khả năng như nhau?

A. \({{35}^{3}}\).        

B. \(A_{35}^{3}\).       

C. \(C_{35}^{3}\).       

D. \(3!\).

Câu 2. Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=x+{{e}^{x}}\) là

A. \({{x}^{2}}+{{e}^{x}}+C\).        

B. \(2{{x}^{2}}+{{e}^{x}}+C\).                         

C. \(1+{{e}^{x}}+C\).

D. \(\frac{1}{2}{{x}^{2}}+{{e}^{x}}+C\).

Câu 3. Cho \(F(x)=\int{x\cos x\text{d}x}\). Khi đó F(x) bằng

A. \(x\sin x+\cos x+C\).                  

B. \(x\sin x+C\).           

C. \(x\cos x+C\).          

D. \(x\sin x-\cos x+C\).

Câu 4. Nghiệm của phương trình \({{3}^{2x+1}}=27\) là

A. x=5.    

B. x=1.        

C. x=2.                     

D. x=4.

Câu 5.Nghiệm của phương trình \({{\log }_{2}}\left( x+1 \right)=2\) là

A. x=4.       

B. x=2.      

C. x=5.         

D. x=3.  

Câu 6.Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực đại?

A. 4.         

B. 2.   

C. 3.                        

D. 1.

Câu 7. Giá trị của \(\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{\sin x\text{d}x}\) bằng

A. -1.     

B. 0.                         

C. 1.                        

D. \(\frac{\pi }{2}\).

Câu 8. Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có \({f}'\left( x \right)=x\left( x-1 \right)\). Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực trị?

A. 3.                   

B. 1.       

C. 2.        

D. 0.

Câu 9. Tính thể tích của khối chóp có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 3a.

A. \(3{{a}^{3}}\).  

B. \(9{{a}^{3}}\).          

C. \({{a}^{3}}\).            

D. \(3{{a}^{2}}\).

Câu 10. Cho số phức z=20i-21. Môđun của số phức z bằng

A. \(\left| z \right|=20\).                  

B. \(\left| z \right|=\sqrt{29}\).                           

C. \(\left| z \right|=29\).       

D. \(\left| z \right|=841\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 50 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN- ĐỀ 03

Câu 1:  Thể tích khối lăng trụ tam giác đều có cạnh đáy bằng 2 và chiều cao bằng một nửa cạnh đáy là

A. \(2\sqrt{3}\)              

B. \(\sqrt{3}\)                

C. 3            

D. 6

Câu 2:  Cho khối hộp có đáy là hình vuông cạnh bằng 5 và chiều cao khối hộp bằng một nửa chu vi đáy. Thể tích của khối hộp đã cho bằng

A. \(250\,c{{m}^{3}}\).                   

B. \(125\,c{{m}^{3}}\).

C. \(200\,c{{m}^{3}}\).            

D. \(500\,c{{m}^{3}}\).

Câu 3: Công thức tính thể tích  V của hình nón có diện tích đáy \(S=4\pi {{R}^{2}}\) và chiều cao h là:

A. \(V=\pi {{R}^{2}}h\).                

B. \(V=\frac{1}{3}\pi {{R}^{2}}h\).                 

C. \(V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{2}}h\).                                  

D. \(V=\frac{2}{3}\pi Rh\).

Câu 4:  Một hình trụ có bán kính R=6cm và độ dài đường sinh l=4cm. Tính diện tích toàn phần của hình trụ đó.

A. \({{S}_{tp}}=120c{{m}^{2}}\).   

B. \({{S}_{tp}}=84c{{m}^{2}}\).                        

C. \({{S}_{tp}}=96c{{m}^{2}}\).          

D. \({{S}_{tp}}=24c{{m}^{2}}\).

Câu 5:  Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC biết \(A\left( 1;1;3 \right),\, B\left( -1;4;0 \right)\), \(C\left( { - 3; - 2; - 3} \right)\). Trọng tâm G của tam giác ABC có tọa độ là

A. \(\left( -3;3;0 \right)\).               

B. \(\left( \frac{-3}{2};\frac{3}{2};0 \right)\).  

C. \(\left( -1;1;0 \right)\).                                                        

D. \(\left( 1;-1;1 \right)\).

Câu 6: Trong không gian Oxyz, mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z-3 \right)}^{2}}=9\). Tâm I của mặt cầu \(\left( S \right)\) có tọa độ là

A. \(\left( 1;-1;-3 \right)\).              

B. \(\left( -1;1;3 \right)\).                                  

C. \(\left( 2;-2;-6 \right)\).        

D. \(\left( -2;2;6 \right)\).

Câu 7:  Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình 2x-y-z+3=0. Điểm nào sau đây thuộc mặt phẳng \(\left( P \right)\)?

A. \(M\left( 1;-1;-3 \right)\).          

B. \(N\left( -1;1;0 \right)\).                                

C. \(H\left( 2;-2;6 \right)\).    

D. \(K\left( -2;2;3 \right)\).

Câu 8: Trong không gian \(Oxyz,\) vectơnào dưới đây không phải là vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d:\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{-2}\)?

A. \(\overrightarrow{{{u}_{1}}}=\left( -2;-1;2 \right)\).   

B. \(\overrightarrow{{{u}_{2}}}=\left( 2;1;-2 \right)\).                                          

C. \(\overrightarrow{{{u}_{3}}}=\left( -4;-2;4 \right)\).        

D. \(\overrightarrow{{{u}_{4}}}=\left( 1;-1;0 \right)\). 

Câu 9: Có 30 chiếc thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên một chiếc thẻ. Tính xác suất để chiếc thẻ được chọn mang số chia hết cho 3.

A. \(\frac{1}{3}\).                            

B. \(\frac{1}{2}\).         

C. \(\frac{3}{10}\).       

D. \(\frac{2}{3}\).

Câu 10:   Hàm số nào sau đây nghịch biến trên \(\mathbb{R}?\)

A. \(y=-{{x}^{4}}-4{{x}^{2}}+1\).  

B. \(y=-{{x}^{3}}-x+1\).   

C. \(y=\frac{3x+2}{x-1}\).                  

D. \(y=-2{{x}^{2}}-3\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 50 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN- ĐỀ 04

Câu 1: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-y+5=0\). Một vectơ pháp tuyến của mp \(\left( P \right)\) là:

A. \(\left( 1;1;0 \right)\).                 

B. \(\left( 1;0;-1 \right)\).        

C. \(\left( 1;-1;5 \right)\).        

D. \(\left( -1;1;0 \right)\).

Câu 2: Cho hàm số \(y=\frac{x+1}{x-2}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).

B. Hàm số đã cho nghịch biến trên tập \(\left( -\infty ;2 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right)\).

C. Hàm số đã cho nghịch biến trên từng khoảng xác định.

D. Hàm số đã cho đồng biến trên từng khoảng xác định.

Câu 3: Trong không gian Oxyz, đường thẳng d đi qua điểm \(A\left( 1;-1;0 \right)\) và song song với đường thẳng \(\Delta :\frac{x-1}{2}=\frac{y}{-1}=\frac{z+3}{5}\) có phương trình là

A. \(\frac{x-1}{-2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{5}\).                 

B. \(\frac{x-3}{2}=\frac{y+2}{-1}=\frac{z-5}{5}\).

C. \(\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{5}\).                  

D. \(\frac{x-3}{2}=\frac{y+2}{-1}=\frac{z+5}{5}\).

Câu 4: Cho a là một số thực dương khác 1. Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?

1. Hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) có tập xác định là \(D=\left( 0;+\infty\right)\).

2. Hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) đơn điệu trên khoảng \(\left( 0;+\infty\right)\).

3. Đồ thị hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) và đồ thị hàm số \(y={{a}^{x}}\) đối xứng nhau qua đường thẳng y=x.

4. Đồ thị hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) nhận trục Ox là một tiệm cận.

A. 4.                                           

B. 2.                         

C. 1.                        

D. 3.

Câu 5: Tập xác định của hàm số \(y={{\left( {{x}^{3}}-27 \right)}^{\frac{\pi }{2}}}\) là

A. \(D=\left( 3;+\infty\right)\).     

B. \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 3 \right\}\).       

C. \(D=\left[ 3;+\infty  \right)\).                 

D. \(D=\mathbb{R}\). 

Câu 6: Biết \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ a;b \right]\) và \(\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)dx}=1;\,\,F\left( b \right)=2.\) Tính \(F\left( a \right)\).

A. 2.            

B. 1.         

C. 3.                         

D. -1.

Câu 7: Trong không gian Oxyz, vectơ \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{j}-\overrightarrow{k}\) có tọa độ là

A. \(\left( 0;2;-1 \right)\).               

B. \(\left( 2;-1;0 \right)\).        

C. \(\left( 0;2;1 \right)\).        

D. \(\left( 0;-1;2 \right)\).

Câu 8: Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\left( 2;1;-2 \right)\), \(\overrightarrow{v}=\left( -3;4;0 \right)\). Tính \(\cos \alpha \).

A. \(-\frac{2}{\sqrt{15}}\).             

B. \(\frac{2}{15}\).       

C. \(-\frac{2}{15}\).     

D. \(\frac{2}{\sqrt{15}}\).

Câu 9: Quay tam giác ABC vuông tại B với \(AB=2,\,\,BC=1\) quanh trục AB. Tính thể tích khối tròn xoay thu được.

A. \(\frac{4\sqrt{5}\pi }{5}\).         

B. \(\frac{2\pi }{3}\).   

C. \(\frac{4\sqrt{5}\pi }{15}\).           

D. \(\frac{4\pi }{3}\). 

Câu 10: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật với AB=2a, BC=a, tam giác đều SAB nằm trên mặt phẳng vuông góc với đáy. Khoảng cách giữa BC và SD là

A. \(\frac{2\sqrt{5}}{5}a\).             

B. \(\frac{\sqrt{3}}{2}a\).     

C. \(\sqrt{3}a\).          

D. \(\frac{\sqrt{5}}{5}a\).

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 50 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN TOÁN TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN- ĐỀ 05

Câu 1.  Số cách sắp xếp 6 bạn học sinh vào 6 ghế kê thành hang ngang là

A. 60.                                          

B. 120.                     

C. 12.                       

D. 720.

Câu 2. Diện tích của mặt cầu có bán kính r = 3 là

A. \(36\pi \).                  

B. \(18\pi \).                  

C. \(9\pi \).            

D. \(6\pi \).

Câu 3. Điểm M trong hình vẽ bên biểu diễn số phức nào dưới đây?

A. \(z=2-4i.\)    

B. \(z=4-2i.\)       

C. \(z=4+2i.\)                 

D. \(z=2+4i.\)

Câu 4. cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên sau:

Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)-2=0\) là

A. 2.                                             

B. 3.                          

C. 1.                         

D. 0.

Câu 5. Trong các hàm số sau, hàm số nào có một nguyên hàm là hàm số \(F\left( x \right)=\cos x\) ?

A. \(f\left( x \right)=-\cos x\).         

B. \(f\left( x \right)=-\sin x\).                            

C. \(f\left( x \right)=\cos x\).   

D. \(f\left( x \right)=\sin x\).

Câu 6. Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=3;{{u}_{3}}=7\). Công sai của cấp số cộng đã cho bằng 

A. 2.                  

B. 4.          

C. -4.                        

D. -2.

Câu 7. Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên

A. \(y=-{{x}^{3}}+3x+1\)                

B. \(y={{x}^{3}}-3x-1\)    

C. \(y=-{{x}^{3}}-3x+1\)         

D. \(y={{x}^{3}}-3x+1\)

Câu 8. Cho đồ thị \(f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ

Hàm số đã cho nghịch biến trong khoảng nào dưới đây?

A. \(\left( -\infty ;0 \right)\)            

B. \(\left( 0;1 \right)\)

C. \(\left( 0;+\infty  \right)\)    

D. \(\left( -1;0 \right)\)

Câu 9. Phần thực và phần ảo của số phức z = 1 + 3i lần lượt là:

A. 1 và i .                                

B. 3 và 1.             

C. 1 và 3.            

D. 1 và 3i.

Câu 10. Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{2}}x\ge 3\) là

A. \(\left( -\infty \,;\,8 \right)\).        

B. \(\left( -\infty \,;\,8 \right]\).         

C. \(\left[ 8\,;\,+\infty  \right)\).           

D. \(\left( 8\,;\,+\infty  \right)\).  

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 50 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Chúc các em học tốt!  

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON