Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngọc Hồi có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong bài kiểm tra của mình. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm thích nghi của chúng. B. địa điểm cư trú của chúng.
C. địa điểm sinh sản của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng
Câu 2: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 3: Khoảng hời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái B. tuổi trung bình
C. tuổi quần thể D. tuổi sinh lý
Câu 4: Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi:
A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.
D. Điều kiện sống nghèo nàn.
Câu 5: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.
B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
C. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
Câu 6: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
A. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.
B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.
D. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.
Câu 7: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
A. Ánh sáng. B. Thức ăn. C. Kẻ thù. D. Nhiệt độ
Câu 8: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây:
I. Phát tán các đột biến.
II. Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
III. Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng.
IV. Trung hòa các đột biến có hại.
A. I, II. B. III,IV. C. II, III. D. III.
Câu 9: Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.
A. Không chịu áp lực của chọn lọc.
B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.
C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau.
D. Có sự di nhập gen.
Câu 10: Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị:
A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.
B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.
D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
Câu 11: Loài người hình thành vào kỉ
A. Jura B. Tam điệp C. Đệ tam D. Đệ tứ
Câu 12: Tần số đột biến của một gen nào đó là 10-6 nghĩa là:
A. Cứ 106 tế bào sinh dục trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.
B. Trong toàn bộ cơ thể có chứa 106 gen bị đột biến.
C. Cứ 106 tế bào sinh dưỡng trong cơ thể, có 1 gen bị đột biến.
D. Có giao tử sinh ra mang đột biến.
Câu 13: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống thành 5 đại, lần lượt là:
A. Nguyên sinh, Cổ sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh.
B. Tân sinh, Trung sinh, Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ.
C. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
D. Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Cổ sinh, Tân sinh.
Câu 14: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Cá xương. B. Bò sát. C. Thú. D. Lưỡng cư.
Câu 15: Phát triển nào sau đây có nội dung sai:
A. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.
B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.
C. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.
D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.
Câu 16: Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C - 440C.
Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Điều nào sau đây là đúng?
A. Cá chép phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ rộng hơn.
B. Cá chép phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi phân bố rộng hơn vì có giới hạn nhiệt độ dưới cao hơn.
D. Cá rô phi phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn nhiệt hẹp hơn.
Câu 17: Hóa thạch là:
A. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá.
B. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến ngày nay.
C. Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá.
D. Là sự hóa đá của sinh vật.
Câu 18: Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất:
A. Đặc trưng và ổn định. B. Đa dạng, thích nghi và ổn định
C. Đa dạng và thích nghi. D. Đặc trưng nhưng không ổn định.
Câu 19: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
D. Không thuộc nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 20: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là
A. Ra mồ hôi. B. Có đôi tai dài và lớn.
C. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc. D. Kích thước cơ thể nhỏ.
Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Mọc dưới bóng của cây khác. B. Lá nằm ngang.
C. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 22: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
Câu 23: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:
A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.
D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
Câu 24: Ý nghĩa của hoá thạch là
A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 25: Tiến hóa lớn là:
A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống mới.
B. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
C. Là quá trình chọn lọc, diễn ra trong toàn bộ sinh giới.
D. Quá trình hình loài mới khác với loài ban đầu.
Câu 26: Giới hạn sinh thái là:
A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Câu 27: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ B. Nhiệt độ môi trường
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác D. Quan hệ cộng sinh
Câu 28: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có ý nghĩa là:
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
B. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế
C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể
D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản
Câu 29: Một QT với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:
A. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
B. nhóm đang sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
D. nhóm trước sinh sản.
Câu 30: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
- Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
- Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
- Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
ĐÁP ÁN
1 |
B |
7 |
D |
13 |
C |
19 |
B |
25 |
B |
2 |
A |
8 |
D |
14 |
C |
20 |
C |
26 |
B |
3 |
D |
9 |
D |
15 |
B |
21 |
C |
27 |
B |
4 |
C |
10 |
A |
16 |
A |
22 |
A |
28 |
A |
5 |
A |
11 |
D |
17 |
C |
23 |
B |
29 |
C |
6 |
D |
12 |
D |
18 |
A |
24 |
A |
30 |
A |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI- ĐỀ 02
Câu 1: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:
A. Cách li di truyền. B. Cách li sinh sản.
C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.
Câu 2: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong cùng một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Thí dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. Cách li sinh thái. B. Cách li sinh sản.
C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí.
Câu 3: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. Tiêu chuẩn sinh lí. B. Tiêu chuẩn hoá sinh.
C. Tiêu chuẩn sinh thái. D. Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của người hiện đại:
A. Xương hàm phát triển khiến cằm nhô ra nhiều.
B. Bộ não phát triển có khả năng tư duy trừu tượng.
C. Truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau bằng chữ viết.
D. Cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói.
Câu 5: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. Động vật bậc thấp. B. Thực vật.
C. Động vật bậc cao. D. Động vật.
Câu 6: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:
A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 7: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.
B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá.
Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng với loài:
A. Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí.
B. Là các nhóm cá thể có vốn gen khác nhau.
C. Các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau.
D. Cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác.
Câu 9: Cho các thông tin sau:
(1) Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit.
(2) Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
(3) Prôtêin, lipit, axit nuclêic có thể kết hợp với nhau tạo tế bào sơ khai.
(4) CH4, NH3, H2, hơi nước trong điều kiện nguyên thủy có thể tạo thành axit amin.
Thông tin nói về tiến hóa tiền sinh học là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 10: Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây
A. 3 triệu năm. B. 30 triệu năm.
C. 130 triệu năm. D. 300 triệu năm.
ĐÁP ÁN
1. D 2. C 3. B 4. A 5. B 6. D 7. D 8. B 9. B 10. D |
11.D 12. B 13. B 14. D 15. D 16. C 17. D 18. B 19. C 20. D |
21. A 22. A 23. D 24. B 25. B 26. C 27. C 28. A 29. A 30. A |
---{Để xem nội dung đề 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI- ĐỀ 03
Câu 81: Bố mẹ không có nhóm máu O sinh con ra có nhóm máu O. Kiểu gen của bố mẹ không thể là trường hợp nào sau đây.
A. IBIO x IBIO B. IAIO x IAIO C. IAIO x IBIO. D. IOIO x IOIO
Câu 82: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa B. 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa
C. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa D. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa
Câu 83: Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n+1); (n-1) và từ đó sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn phân ly của 1 cặp NST ở
A. giảm phân I của mẹ hoặc bố.
B. giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ.
C. giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân II của bố
D. giảm phân II của mẹ hoặc bố.
Câu 84: Người ta đang lạm dụng dùng thuốc trừ sâu với liều cao tuy nhiên vẫn không thể tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ một lúc vì
A. quần thể sâu bọ có số lượng cá thể rất lớn.
B. quần thể sâu bọ có tính đa hình về kiểu gen.
C. cơ thể sâu bọ có sức đề kháng cao.
D. các cá thể trong quần thể sâu bọ có khả năng hỗ trợ nhau rất tốt.
Câu 85: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
B. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 86: Cho một số hiện tượng sau:
1. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
2. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
3. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
4. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (3), (4)
Câu 87: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?
A. Ở chồi đỉnh. B. Ở thân. C. Ở đỉnh rễ. D. Ở chồi nách.
Câu 88: Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
(I ) Mất một cặp nuclêôtit.
(II) Mất đoạn làm giảm số gen.
(III) Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi.
(IV) Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
(V)Thêm một cặp nuclêôtit. (VI) Lặp đoạn làm tăng số gen.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. II, III, VI. B. II, IV, V. C. I, II, V. D. I, IV, V.
Câu 89: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Trong đó quá trình giảm phân xảy ra hoán vị ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: AB/abDd x AB/abDd thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng là 4%. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng với kết quả của F1?
1. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
2. Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm 30%.
3. Tỉ lệ kiểu hình có 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
4. Kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
Trong số các kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm 8/99.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2
Câu 90: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình quang phân li nước.
B. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
C. Quá trình cố định CO2.
D. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxi.
ĐÁP ÁN
CÂU |
ĐÁP ÁN |
81 |
B |
82 |
C |
83 |
C |
84 |
D |
85 |
A |
86 |
C |
87 |
B |
88 |
B |
89 |
A |
90 |
D |
91 |
C |
92 |
C |
93 |
C |
94 |
C |
95 |
C |
96 |
B |
97 |
D |
98 |
A |
99 |
D |
100 |
B |
101 |
D |
102 |
A |
103 |
A |
104 |
A |
105 |
B |
106 |
D |
107 |
A |
108 |
B |
109 |
D |
110 |
A |
111 |
D |
112 |
C |
113 |
B |
114 |
D |
115 |
C |
116 |
B |
117 |
A |
118 |
D |
119 |
A |
120 |
B |
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI- ĐỀ 04
Câu 1. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.
B. Chim ở Trường Sa.
C. Cá ở Hồ Tây.
D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Câu 2. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm sau sinh sản
B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
C. nhóm đang sinh sản
D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
Câu 3. Kết quả của diễn thế thứ sinh :
A. hình thành quần xã ổn định
B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực
C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái
D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là
A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa
C. cột sống bớt cong
D. lồng ngực rộng
Câu 5. Học thuyết tiến hóa hiện đại dã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?
I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.
II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Câu 6. Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế
B. đặc biệt
C. đặc trưng
D. có số lượng nhiều.
Câu 7. Tại Vũ Hán, Trung Quốc, tính tới 22h30 ngày 23/2/2020 đã có 2.442 người chết do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động
A. Theo chu kì nhiều năm
B. Theo chu kì mùa
C. Không theo chu kì
D. Chu kì tuần trăng
Câu 8. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
Câu 9. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
B. Nếu không có cách li địa lí thì không xảy ra quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
C. Từ các loài thực vật sinh sản vô tính, có thể sẽ làm phát sinh loài mới.
D. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới lớn hơn loài gốc.
Câu 10. Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
ĐÁP ÁN
1D |
2D |
3C |
4A |
5C |
6C |
7C |
8B |
9D |
10C |
11B |
12D |
13B |
14B |
15C |
16D |
17C |
18B |
19B |
20A |
21D |
22C |
23D |
24D |
25C |
26D |
27D |
28B |
29D |
30D |
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI- ĐỀ 05
Câu 1: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:
A. Prôtêin
B. Axit nuclêic
C. Carbon hydrat
D. Prôtêin và axit nuclêic
Câu 2: Trong cơ thể sống Axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sinh sản
B. Di truyền
C. Cảm ứng
D. A và B đúng
Câu 3: Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sự sinh sản
B. Sự di truyền
C. Hoạt động điều hoà và xúc tác
D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:
A. Đa dạng
B. Đặc thù
C. Phức tạp và có kích thước lớn
D. A và B đúng
Câu 5: Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ:
A. Trao đổi chất và sinh sản
B. Vận động và cảm ứng
C. Sinh trưởng
D. Vận động
Câu 6: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản.
B. đang sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 8: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới
A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã.
B. mức độ lan truyền của vật kí sinh.
C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.
D. các cá thể trưởng thành.
Câu 9: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
C |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
A |
D |
A |
A |
B |
A |
A |
D |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
B |
B |
A |
A |
C |
B |
A |
D |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngọc Hồi có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Huệ có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Yên Hòa có đáp án
Chúc các em học tập tốt !