Với sự không ngừng nỗ lực cập nhật, chọn lọc những đề thi tham khảo mới nhất và bám sát theo cấu trúc gần nhất; HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Hà. Chúc các em ôn tập và đạt được những điểm số thật cao trong kì thi giữa HK2 sắp đến!
TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. Đề số 1
I./TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào?
A. Cuối tháng 11/1946.
B. 18/12/1946.
C. 19/12/1946.
D. 12/12/1946.
Câu 2. Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định của mặt trận nào?
A. Quân sự.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Ngoại giao.
Câu 3. Vì sao Đảng ta chủ trương kháng chiến lâu dài ?
A. Ta muốn dùng chiến thuật chiến tranh du kích.
B. So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch, địch mạnh hơn ta gấp bội.
C. Ta muốn huy động sức mạnh toàn dân.
D. Ta muốn có thêm thời gian chuẩn bị.
Câu 4. Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì?
A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.
B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Khoá cửa biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải phòng đến Sơn La).
D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ.
Câu 5. Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào mở đầu cho chiến dịch?
A. Đông Khê.
B. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
C. Thất Khê.
D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.
Câu 6. Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó là ý nghĩa của sự kiện nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930).
C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).
D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951).
II./ TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,5đ) Nêu mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
Câu 2: (3.5đ) Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 diễn ra như thế nào? Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến dịch?
Câu 3: (1.0đ) Theo em, sự kiện nào chứng tỏ Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I/ TRẮC NGHIỆM: (0.5 x 6 = 3.0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
C |
A |
B |
C |
A |
D |
II/ TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2.5 đ) * HS trình bày được:
- Tính chất kháng chiến: là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ, chính nghĩa.(1,0 đ)
- Mục đích của cuộc kháng chiến: nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân. (1,5 đ)
Câu 2: (3.5 điểm)
* HS trình bày diễn biến:
- Ngày 16/9/1950, ta tấn công và tiêu diệt Đông Khê. (0,5 đ)
- Hệ thống phòng ngự của địch ở đường 4 cắt làm đôi. Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy hiếp. (0,5 đ)
- Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng. Ta chặn đánh cả đường rút. (0,5 đ)
- Ngày 20/10/1950 địch rút khỏi đường số 4 vì các cánh quân không liên lạc được với nhau-> Kết thúc thắng lợi chiến dịch. (0,5 đ)
* HS trình bày ý nghĩa:
- Thế bao vây trong và ngoài căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch rơ-ve bị phá sản, ta giành thế chủ động tiến công địch trên chiến trường. (1,5 đ)
Câu 3: * Học sinh có thể nêu các ý:
- Mĩ và Pháp ký hiệp định: Phòng thủ chung Đông Dương ngày 23/12/1950- Viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp. (0,5 đ)
- Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. (0,5 đ)
2. Đề số 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 02
A. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất? (1đ)
1/ Hiệp định Sơ Bộ được ký vào thời gian nào?
A. 6/3/1946.
C. 8/3/1946.
B. 7/3/1946.
D. 9/3/1946.
2/ Ngày 18/12/1946 Pháp làm gì để buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu?
A. Đánh ta.
B. Dụ dỗ ta.
C. Gửi tối hậu thư.
D. Vừa đánh vừa dụ dỗ.
3/ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là của
A. Trường Chinh.
B. Trần Phú.
C. Hồ Chí Minh.
D. Nguyễn Tuân.
4/ Một trong những âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 là
A. tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta.
B. tiêu diệt hoàn toàn quân ta.
C. tiêu diệt một bộ phân nhỏ quân ta.
D. khóa chặt biên giới Việt – Lào.
Câu 2 Nối các ý đúng lại với nhau? (1 đ)
Thời gian |
Cột nối |
Sự kiện |
1/ Tháng 8/1945 |
1+ |
a. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập |
2/ Ngày 19/8/1945 |
2+ |
b. Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn |
3/ Ngày 25/8/1945 |
3+ |
c. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội |
4/ Ngày 2/9/1945 |
4+ |
d. Nhật đầu hàng đồng minh |
e. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế |
Câu 3/ Chọn các từ, cụm từ sau điền vào chổ trống cho phù hợp ( cương lĩnh, Nguyễn Ái Quốc, sáng tạo, đúng đắn, Mác – Lê Nin) ( 1đ)
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam do…………………………….. soạn thảo là một………………………………..cách mạng giải phóng dân tộc…………………………, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa ………………………………….. vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam…
--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm (0,5Đ/ Ý)
Câu 1 |
1A |
2C |
3C |
4A |
Câu 2 |
1D |
2C |
3B |
4A |
Câu 3 |
Nguyễn Ái Quốc |
Cương lĩnh |
đúng đắn |
Mác – Lê Nin |
B Tự luận
Câu |
Nội dung |
Câu 1 |
* Nội dung – Xác định đường lối chiến lược CMĐD là: CMTS dân quyền sau đó tiến thẳng lên CNXH bỏ qua TBCN – Nhiệm vụ chiến lược : đánh đổ CNĐQ Pháp và chế độ phong kiến – Phương pháp CM : Khi tình thế CM xuất hiện lãnh đạo quần chúng vũ trang bạo động – Lãnh đạo CM :ĐCS – Lực lượng CM : Công – nông – XD chính quyền công nông – CMVN gắn liền khăng khít với CMTG |
Câu 2 |
– CMT8 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc là vì: đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật-Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước VNDC cộng hòa , đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mo83 ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên độc lập, tự do – Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực ĐNA nói riêng, thế giới nói chung. |
3. Đề số 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 03
Câu 1. Tại sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bộ phận tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến?
A. Có quyền lợi gắn liền với đế quốc.
B. Bị thực dân Pháp chèn ép.
C. Được hưởng nhiều lợi lộc từ đế quốc.
D. Phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột.
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?
A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.
B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Câu 3. Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt – Mĩ?
A. Đối đầu căng thẳng.
B. Mĩ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế.
Câu 4. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 5. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã
A. Phát triển ở một mức độ nhất định.
B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được.
C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới.
Câu 6. Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai ở Nam Phi là
A. Nen-xơn Man-đê-la.
B. Xu-Cac-Nô.
C. Nat – xe.
D. Yat-xe-A-Ra-Phat
Câu 7. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào?
A. chịu tổn thất nặng nề.
B. thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.
C. giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.
Câu 8. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa
Câu 9. Giai cấp công nhân trong những năm 1919-1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
D. Để giải phóng dân tộc.
Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam.
C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào ngành giao thông vận tải của Việt Nam.
D. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
Câu 11. Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
A. Anh, Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 12. Tổ chức liên kết khu vực ra đời ở Châu Âu đầu tiên là tổ chức nào?
A. Cộng đồng châu Âu.
B. Cộng đồng than thép châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 13. Mục tiêu của ASEAN là
A. Phát triển kinh tế và văn hóa.
B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
D. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nước Đông Nam Á?
A. Là nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.
B. Là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2 , gồm 10 nước với dân số khoảng 536 triệu người (ước tính năm 2002).
C. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
D. Xu hướng chính của ASEAN là hợp tác về quân sự.
Câu 15. Nguyên nhân nào dẫn đến sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A. Do “khép kín” của trong hoạt động.
B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 16. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 17. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mang hạn chế gì lớn nhất?
A. Ô nhiễm môi trường
B. Tai nạn lao động
C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện
D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt
--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. B |
2. D |
3. C |
4. C |
5. C |
6. A |
7. A |
8. A |
9. A |
10. A |
11. A |
12. B |
13. A |
14. D |
15. D |
16. C |
17. D |
18. A |
19. C |
20. A |
4. Đề số 4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 04
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
D. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.
Câu 2. Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tinh thần lao động tự lực của nhân dân.
B. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
C. sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
Câu 3. Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
A. Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực
B. Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN
C. ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh
D. ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?
A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.
D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 5. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại không đạt được thành tựu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Khoa học cơ bản.
B. Phương thức sản xuất mới.
C. Công cụ sản xuất mới.
D. Vật liệu mới.
Câu 6. Nguyên nhân có tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là
A. Xây dựng mô hình về Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của tình hình thế giới và thực tế khách quan.
B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với Chủ nghĩa xã hội.
Câu 7. Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á có điểm gì giống nhau?
A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
B. không tham gia vào nhóm G7 và G8.
C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh.
D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.
Câu 8. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Nhật Bản.
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. có thời gian hòa bình để phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
B. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh.
C. Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
D. những khoản thuận lợi khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực.
Câu 10. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào của châu Á?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Câu 11. Điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo phong trào yêu nước ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (sau năm 1919) so với trước đó là
A. hai giai cấp mới ra đời (tư sản và tiểu tư sản) đứng ra lãnh đạo phong trào.
B. hai giai cấp mới (công nhân và tiểu tư sản) cùng nhau lãnh đạo phong trào.
C. tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều đứng ra lãnh đạo phong trào.
D. hai giai cấp mới (tư sản và công nhân) cùng nhau lãnh đạo phong trào.
Câu 12. Nguyên nhân chủ quan nào làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1925) ở Việt Nam cuối cùng thất bại?
A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trờ nên lỗi thời, lạc hậu.
B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.
C. Hạn chế từ bản thân giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
D. Do chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.
Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Bao vây kinh tế.
B. Phát động “chiến tranh lạnh”.
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.
Câu 14. Năm 1993 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Nam Phi?
A. Chính quyền người da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
B. Chính quyền đưa ra “Chiến lược kinh tế vĩ mô”.
C. Liên bang Nam Phi được thành lập.
D. Nen – xơn Man-đe-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
Câu 15. Chủ trương cải cách – mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được đề ra tại
A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978).
B. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lằn thứ XII (9/1982).
C. Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 - 1976).
D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).
Câu 16. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh được mở đầu bằng cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng Ai Cập năm 1952.
B. Các mạng Chi-lê năm 1970.
C. Các mạng Cu-ba năm 1959.
D. Cách mạng Ni-ca-ra-goa.
Câu 17. Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?
A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 18. Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng?
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp.
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.
D. Vì Việt Nam không có nguyên liệu phát triển công nghiệp nặng.
--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1. D |
2. B |
3. C |
4. B |
5. B |
6. A |
7. A |
8. C |
9. C |
10. A |
11. A |
12. C |
13. B |
14. A |
15. A |
16. C |
17. C |
18. A |
19. B |
20. C |
5. Đề số 5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 9- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 05
Câu 1. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Hà Lan.
Câu 2. Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?
A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
B. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu khi không có sự giúp đỡ của các nước đồng minh.
B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao
D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Câu 4. Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
B. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
Câu 5. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1995.
B. Tháng 6/1995.
C. Tháng 7/1995.
D. Tháng 8/1995
Câu 6. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ La tinh được mệnh danh là
A. “Lục địa bùng cháy”.
B. “Hòn đảo tự do”.
C. “Lục địa mới rổi dậy”.
D. “Tiền đồ của CNXH”.
Câu 7. Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C. Đầu tư phát triển giáo dục con người
D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Quân sự
Câu 9. Tại sao trong giai đoạn 1967-1975, quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương lại đối đầu căng thẳng?
A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng
B. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh
C. Do vấn đề Mianma
D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
Câu 10. Điểm chung nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là gì?
A. Đạt thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
B. Có nguồn gốc từ nhu cầu của cuộc sống và của sản xuất.
C. Phát minh ra nhiều loại vũ khí hiện đại.
D. Khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là
A. công nhân và tư sản.
B. nông dân và địa chủ
C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. địa chủ và tư sản
Câu 12. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:
A. Năm 1957.
B. Năm 1961.
C. Năm 1947.
D. Năm 1949
Câu 13. Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?
A. xây dựng và phát triển đất nước.
B. thực hiện liên kết khu vực.
C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 14. Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ được coi là
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. nước có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. trung tâm hàng không, vũ trụ lớn nhất thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm
A. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
B. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
C. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 16. Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
A. Củng cố bộ máy chính quyền thực dân.
B. Bóc lột tối đa nguyên, nhiên liệu ở Đông Dương.
C. Bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu 17. Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?
A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
B. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.
--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. D |
2. B |
3. D |
4. C |
5. C |
6. A |
7. C |
8. B |
9. D |
10. B |
11. C |
12. A |
13. A |
14. D |
15. A |
16. A |
17. A |
18. A |
19. B |
20. C |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hồng Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.