YOMEDIA

Chuyên đề Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập với Chuyên đề Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 với phần tổng kết lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức trong chương trình Lịch sử lớp 9 vừa rèn luyện kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

ATNETWORK

CHUYÊN ĐỀ TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000

1. Lý thuyết

1.1. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

1.1.1. Giai đoạn 1919 – 1930

- Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn => đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội thuộc địa.

- Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa ác – Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

=> Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

1.1.2. Giai đoạn 1930 – 1945

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931:

+ Nêu cao khẩu hiệu “Dân tộc độc lâp” và “Người cày có ruộng:.

+ Hình thành khối liên minh công nông – đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Bị thực dân Pháp đàn áp dã man.

=> Là cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Những năm 1931 – 1933, thực dân Pháp tiến hành “khủng bố trắng”, Đảng vượt qua để tiếp tục xây dựng về chính trị, phát triển về tổ chức.

- Cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939):

+ Đấu tranh chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

+ Đảng động viên, giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị quần chúng , bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng.

=> Là cuộc diễn tập thứ hai cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Tháng 9 – 1939, Nhật vào Đông Dương, Đảng ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt để chống Nhật.

+ Ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, Đảng đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.

+ Tháng 8 – 1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

1.1.3. Giai đoạn 1945 – 1954

- Cách mạng thành công, Đảng và nhân dân ta phải dương đầu với nhiều thử thách để bảo vệ chính quyền non trẻ.

- Ngày 19 – 12 – 1946, Đảng phát động cuộc kháng chiến toàn quốc với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.

- Chiến tháng Điện Biên Phủ (1954) đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết hòa bình được lập lại ở miền Bắc.

1.1.4. Giai đoạn 1954 – 1975

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nước ta vẫn bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

- Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ:

+ Miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

- Với thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

1.1.5. Giai đoạn 1975 đến nay

- Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 12 – 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xã dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nêu roc tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Tháng 12 – 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

1.2. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN

1.2.1 Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

- Nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, những vẫn tồn tại nhiều sai lầm, thiếu sót trong lãnh đạo và chỉ huy của Đảng.

1.2.2 Nhiệm vụ:

+ Khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta.

- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là nhân tố quan.

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

1.2.4 Phương hướng đi lên

- Luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân.

- Xác định chủ trương, đường lối đúng đắn.

- Thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.

- Thực hiện đúng tinh thần: Xây dựng chủ nghĩa xã hội do dân làm chủ, Nhà nước là của nhân dân, do dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.

B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

C. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.

D. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

Câu 2: Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

A. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn độc lập.

B. Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.

C. Nơi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?

A. Là quốc gia “tự trị”.

B. Là quốc gia “tự do”.

C. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

D. Là quốc gia “độc lập”.

Câu 4: Địa danh Yên Bái gắn liền với tổ chức yêu nước nào là chủ yếu?

A. Tâm tâm xã.

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

D. Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 5: Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 -1935 là gì?

A. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.

B. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.

C. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.

D. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.

Câu 6: Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Tôn Đức Thắng.

C. Lê Duẩn.

D. Nguyễn Văn Linh.

Câu 7: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

A. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Lập ra các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

C. Vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.

D. Đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Câu 8: Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt - Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?

A. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).

B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

C. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (3/1970).

D. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3/1975).

Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

C. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.

D. Chiến cuộc đông – xuân năm 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 10: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam là

A. Tinh thần yêu nước của nhân dân.

B. Nền kinh tế phát.

C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

D. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Câu 11: Địa danh Hưng Nguyên ghi nhận tội ác của thực dân Pháp trong thời kỳ nào?

A. 1932 - 1935.

B. 1930-1931. 

C. 1918- 1930. 

D. 1939 - 1945.

Câu 12: Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 13: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước.

C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phong trào công nhân.

D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

Câu 14: Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào?

A. 1930 - 1945. 

B. 1918-1930. 

C. 1945-1954.

D. 1954-1975.

Câu 15: Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là những nghị quyết nào?

A. Tất cả các nghị quyết trên.

B. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945)

C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).

D. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13/8/1945).

Câu 16: Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 17: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

A. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.

B. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.

C. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

D. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.

Câu 18: Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại Đại hội nào?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 – 1981).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991).

Câu 19: Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì?

A. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

B. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.

C. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.

D. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 20: Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3. Đáp án

1

A

6

A

11

B

16

C

2

B

7

D

12

C

17

B

3

B

8

D

13

D

18

C

4

D

9

A

14

C

19

A

5

B

10

C

15

A

20

D

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON