YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Nguyên Hãn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Nguyên Hãn. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là

  A. Electron và nơtron                                                      B. Electron và proton

  C. Nơtron và proton                                                        D. Electron, nơtron và proton

Câu 2: Các nguyên tố cùng một chu kỳ thì các nguyên tử của chúng có đặc điểm chung:

  A. Cùng số lớp electron.                                                  B. Cùng số hiệu nguyên tử.

  C. Cùng số electron hoá trị . D. Cùng số nơtron trong hạt nhân.

Câu 3: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?

A. Lớp N                                 B. Lớp L                           C. Lớp M                                     D. Lớp K

Câu 4: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

  A. Nguyên tố s.                                                               B. Nguyên tố p.

  C. Nguyên tố d và nguyên tố f.                                       D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 5: Một đồng vị của nguyên tử photpho là \(_{\text{15}}^{\text{32}}\text{P}\). Nguyên tử này có số electron là:

  A. 32                                      B. 17                                 C. 15                                 D. 47

Câu 6: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học , nhóm gồm những nguyên tố là khí hiếm :

  A. IA.                                    B. VIIIB.                          C. VIIA.                           D. VIIIA.

Câu 7: Phân lớp p đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là

  A. 5.                                       B. 14.                                C. 6.                                  D. 10.

Câu 8: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng :

  A. nhường electron của nguyên tử.                                 B. tham gia phản ứng mạnh, yếu.

  C. hút electron của nguyên tử.                                        D. tính bazo của nguyên tử.

Câu 9: Lớp M (n=3) có số electron tối đa bằng

  A. 18.                                     B. 2.                                  C. 8.                                  D. 32.

Câu 10. Các nguyên tố trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì

  A. Tính kim loại tăng dần.                                               B. Tính phi kim tăng dần.

  C. Bán kính nguyên tử tăng dần.                                    D. Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần.

Câu 11: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và chu kỳ 5 lần luợt là:

  A. 18 và 32.                           B. 18 và 18.                       C. 8  và 8.                         D. 8 và 18

Câu 12: Electron ở phân lớp nào sau đây có mức năng lượng lớn nhất?

  A. 3p.                                     B. 4s.                                 C. 3d.                                D. 3s.

Câu 13: Khi nói về chu kì, phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Trong chu kỳ 2 và 3, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.

  B. Chu kỳ mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình.

  C. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

  D. Trong cùng một chu kỳ, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau.

Câu 14: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:

a) 1s22s1                                

b) 1s22s22p63s23p1                     

c) 1s22s22p5                                     

d) 1s22s22p63s23p4           

e) 1s22s22p63s2                                                                       

  Cấu hình của các nguyên tố phi kim là

 A. a, b.                                   B. b, c.                               C. c, d.                              D. b, e.

Câu 15: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp. Lớp thứ 3 có 5 electron. X nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn?

  A. 3.                                       B. 16.                                C. 8.                                  D. 15.

Câu 16: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 9 electron. X thuộc nguyên tố gì ?

 A. Nguyên tố p                      B. Nguyên tố f                  C. Nguyên tố d                             D. Nguyên tố s

Câu 17: Oxit cao nhất của R có dạng R2On, hợp chất khí với hiđro của R có dạng:

  A. RHn.                                 B. RH2n.                            C. RH8–n.                          D. RH8–2n.

Câu 18: Bo có hai đồng vị 10B và 11B với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Xem nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối. Phần trăm số nguyên tử đồng vị 11B là 

  A. 81%.                                 B. 40,5%.                          C. 19%.                             D. 59,5%.

Câu 19: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 82. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số hiệu nguyên tử của M là

  A. 26                                      B. 25.                                C. 23.                                D. 32

Câu 20: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do:

  A. Điện tích hạt nhân và số lớp electron tăng dần.

  B. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron giảm dần.

  C. Điện tích hạt nhân tăng dần và số lớp electron không đổi.

  D. Điện tích hạt nhân và số lớp electron không đổi.

Câu 21: Nguyên tố Cu có Z = 29, cấu hình electron của ion Cu là

  A. [Ar] 3d .                                                                    B. [Ar] 3d .

  C. [Ar] 3d 4s .                                                              D. [Ar] 3d 4s

Câu 22: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. M thuộc

  A. Chu kì 2, nhóm IVA                                                  B. Chu kì 2, nhóm IIA

  C. Chu kì 2, nhóm IVB                                                   D. Chu kì 3, nhóm IVA

Câu 23. Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là

  A. 4,90 gam                           B. 5,71 gam                       C. 5,15 gam                      D. 5,13 gam

Câu 24: Ion R3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

  A. chu kì 4, nhóm VIIB.                                                 B. chu kì 4, nhóm IIB.     

  C. Chu kì 3, nhóm VIIIB.                                               D. chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 25: Hợp chất khí với Hidro của nguyên tố R là RH4 . Trong oxit cao nhất của R chiếm 53,3% về khối lượng oxi. Nguyên tố R là:

  A. Si.                                     B. C.                                  C. P.                                  D. S.

Câu 26: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử  M2X là 140, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 22. Công thức phân tử của M2X là

     A. Na2S.                            B. Na2O.                            C. K2O.                             D. K2S.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

  (a) Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng .

  (b) Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, vậy M thuộc chu kì 4, nhóm IA.

  (c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.

  (d) Độ âm điện của các nguyên tố sau giảm dần theo thứ tự : N < S < Cl < F.

  (e) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

  Số phát biểu không đúng:

  A. 5.                                       B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 28: Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa hợp chất khí với hidro của nguyên tố R với oxit cao nhất của nó là 17 : 40. Xác định nguyên tố R. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về R ?

  A. R là một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VA.         

  B. R là nguyên tố s.              

  C. Phần trăm khối lượng của R trong công thức oxit cao nhất là 50%.                  

  D. R có thể nhận 2 electron để tạo thành ion R­2-.

PHẦN 2 : TỰ LUẬN 

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 20.  

  a) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X và ion X2+.

  b) Hãy xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn (Ô, chu kì và nhóm).

Câu 2: Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính độ âm điện của các nguyên tố sau : O (Z = 8), F (Z = 9) , S (Z = 16) và P (Z = 15) ? Giải thích ?

Câu 3: Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB2 bằng 44. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 4.

  a) Hãy tính số electron phân lớp ngoài của nguyên tử nguyên tố A ?

  b) Hãy cho biết nguyên tử nguyên tố B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Vì sao ?

ĐỀ SỐ 2

PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

  A. Nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.   

  B. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.

  C. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.

  D. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm.

Câu 2: Các nguyên tố thuộc cùng một  nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:

  A. Số electron lớp ngoài cùng.                                        B. Số hiệu nguyên tử.

  C. Số lớp  electron.                                                          D. Số khối.

Câu 3: Kí hiệu nguyên tử \({}_{Z}^{A}X\) cho biết những điều gì về nguyên tố X?

  A. Số hiệu nguyên tử và số khối.                                    B. Số hiệu nguyên tử.

  C. Số khối của nguyên tử.                                               D. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.

Câu 4. Trong BTH nhóm các nguyên tố phi kim điển hình là

  A. VIA                                  B. VA                               C. IVA                              D. VIIA

Câu 5: Số khối của nguyên tử bằng tổng

  A. số p và n                           B. số p và e                       C. số n, e và p                   D. số điện tích hạt nhân

Câu 6: Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy nhóm VA : 7N- 15P-33As-51Sb-83Bi biến đổi theo chiều :

  A. Tăng.                                 B. giảm.                            C. Không thay đổi.           D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 7: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học thì chúng có cùng đặc điểm nào sau đây?

   A. cùng số khối                                                              B. Khác tính chất hóa học

   C. Cùng số hạt nơtron                                                    D. Cùng số hạt proton

Câu 8: Nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:

  A. Nhóm kim loại kiềm.                                                  B. Nhóm kim loại kiềm thổ.        

  C. Nhóm halogen                                                            D. Nhóm khí hiếm.

Câu 9: Cấu hình e nào sau đây là đúng:

  A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7                                                        B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3        

  C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d5                                                  D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Câu 10: Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:

  A. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.                       B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.

  C. Tính kim loại tăng, tính phi kim  tăng.                      D. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

Câu 1: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  A. Trong nguyên tử , hạt nơtron không mang điện.

  B. Trong nguyên tử, lớp vỏ electron mang điện âm.

  C. Trong nguyên tử , hạt nơtron mang điện dương

  D. Trong nguyên tử , hạt nhân mang điện dương.

Câu 2: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

  A. Số hiệu nguyên tử.                                                     B. Số khối.                       

  C. Số nơtron.                                                                   D. Số electron hóa trị.      

Câu 3: Cho 3 nguyên tố: \({}_{6}^{12}X\), \({}_{7}^{14}Y\), \({}_{6}^{14}Z\). Các nguyên tử nào là đồng vị với nhau?

  A. Y và Z                               B. X, Y và Z                     C. X và Z                          D. X và Y

Câu 4: Xét các nguyên tố nhóm A,  tính chất nào sau đây không  biến đổi tuần hoàn?

  A. Số electron lớp ngoài cùng.                                        B. Số lớp electron.

  C. Hoá trị cao nhất với oxi.                                             D. Tính kim loại.

Câu 5: Biểu thức tính tổng số hạt (S) của nguyên tử nào sai là :

  A. S = P + E + N                                                             B. S = 2Z + N

  C. S = Z + 2N                                                                  D. S = A + Z

Câu 6: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:

  A. 8 và 8.                               B. 18 và 32.                       C. 8 và 18.                        D. 18 và 18.

Câu 7: Lớp thứ 3 (n=3) có số phân lớp là

  A. 7                                        B. 5                                   C. 4                                   D. 3

Câu 8: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng :

  A. Số electron.                                                                 B. Số electron hóa trị.

  C. Số lớp electronlelectrontron.                                      D. Số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 9: Cấu hình electron không đúng là

  A. 1s22s22p5.                         B. 1s22s22p63s23p5.           C. 1s22s22p63s23p34s2.      D. 1s22s22p63s2.

Câu 10: Cho các nguyên tố: ${}_{8}$O, ${}_{9}$F, ${}_{11}$Na, ${}_{55}$Cs. Nguyên tố có độ âm điện và tính phi kim lớn nhất:

  A. \({}_{55}\)Cs.                  B. \({}_{11}\)Na.              C. \({}_{8}\)O.                 D. \({}_{9}\)F.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 

Câu 1. Trong bảng tuần hoàn, nhóm các nguyên tố kim loại điển hình là

  A. IIIA                                  B. IIA                               C. IA                                 D. IVA

Câu 2: Nguyên tử nào sau đây có số khối bằng 56?

  A. \({}_{26}^{57}Y\)             B. \({}_{26}^{56}Y\)      C. \({}_{26}^{58}Y\)         D. \({}_{26}^{55}Y\)

Câu 3: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 5 có bao nhiêu lớp electron trong nguyên tử?

  A. 6.                                       B. 5.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 4: Các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học hoặc một đồng vị ?

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây không có xu hướng nhường cũng như nhận electron?

  A. Nhóm kim loại kiềm.                                                  B. Nhóm halogen.            

  C. Nhóm kim loại kiềm thổ. D. Nhóm khí hiếm.

Câu 6: Điện tích hạt nhân của nguyên tử O (Z=8, A=17) là

  A. 9.                                       B. 8+.                                C. 8.                                  D. 9+.

Câu 7: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

  A. Nguyên tử khối.                                                          B. Độ âm điện.                 

  C. Tính bazơ.                                                                  D. Bán kính nguyên tử.

Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố \(_{19}^{39}K\)?

  A. 1s22s22p63s23p63d1.                                                   B. 1s22s22p63s23p64s2.

  C. 1s22s22p63s23p63d1 4s2 .                                             D. 1s22s22p63s23p64s1.

Câu 9: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VIIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là:

  A. R2O.                                 B. R2O3.                            C. R2O5.                           D. R2O7.

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử \({}_{1}^{1}H\)?

  A. Z=1.                                                                            B. A=1.

  C. Số nơtron bằng 1.                                                       D. Cấu hình electron là 1s1.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 CÂU – 7 ĐIỂM)

Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  A. electron                                                                  B. electron và nơtron       

  C. proton và nơtron                                                    D. proton và electron

Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?

  A. Li.                                     B. F.                                  C. Cs.                                D. I.

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là  1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là

                                                A. 20                                 B. 19                                 C. 39   D. 18

Câu 4: Các nguyên tố họ d và f (nhóm B) đều là :

  A. Kim loại điển hình.           B. Kim loại.                       C. Phi kim.                        D. Phi kim điển hình

Câu 5: Để tạo thành ion \(_{\text{20}}\text{C}{{\text{a}}^{\text{2+}}}\) thì nguyên tử Ca phải :

  A. Nhận 2 electron                                                          B. Cho 2 proton               

  C. Nhận 2 proton                                                             D. Cho 2 electron

Câu 6: Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:

  A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.             B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.                      D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.

Câu 7: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (\(_{\text{13}}^{\text{27}}\text{Al}\)) lần lượt là

  A. 13 và 13.                           B. 13 và 14.                       C. 12 và 14.                      D. 13 và 15.

Câu 8: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là:

  A. 3.                                       B. 4.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 9: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

  Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ?

  A. 1 và 2                                                                  B. 2 và 3

  C. 1, 2 và 3                                                              D. Cả 1, 2, 3, 4

Câu 10. Trừ chu kì 1, các chu kì khác bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào ? Đầu chu kì – cuối chu kì ?

  A. kim loại kiềm thổ - khí hiếm                                      B kim loại kiềm thổ - halogen

  C. kim loại kiềm – khí hiếm                                            D. kim loại kiềm – halogen

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Nguyên Hãn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON