YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Ông Ích Khiêm

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Ông Ích Khiêm, nhằm giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 sắp tới đạt kết quả cao.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ÔNG ÍCH KHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1: Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X bằng 58 hạt, trong đó số hạt mang điện tích âm ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Tổng số hạt mang điện của X là:

A. 19.                                      B. 38.                                 C. 20.                               D. 39.

Câu 2: Cho 2,88 gam kim loại M nhóm IIA tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Ca                                     B. Be                                 C. Mg                                D. Ba

Câu 3: Khối lượng nguyên tử trung bình của clo (Cl) là 35,5. Trong tự nhiên clo có hai đồng vị trong đó một đồng vị là 35Cl chiếm 75%. Tìm số khối của đồng vị còn lại.

A. 71                                      B. 37                                   C. 36                                 D. 38

Câu 4: Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dd X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dd Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y  thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2 / V1 thấy

A. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,25                                      B. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,55

C. V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,55                                      D. V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,75

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron                                              B. electron và nơtron

C. proton và nơtron                                                             D. electron và proton

Câu 6: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. số nơtron và proton.         

B. số nơtron.                     

C. số proton.                  

D. số khối.

Câu 7: Nguyên tử Na (Z = 11) có số lớp electron là

A. 3.                                             B. 2.                             C. 1.                               D. 4.

Câu 8: Cho nguyên tử Ca (Z = 20) hãy cho biết nguyên tử đó là:

A. Kim loại                                  B. Phi kim                    C. Khí hiếm                   D. Lưỡng tính.

Câu 9: Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì

A.  Số đơn vị điện tích hạt nhân là Z+                        

B.  Điện tích hạt nhân là Z

C.  Số hạt notron là Z                                                 

D.  Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 2Z

Câu 10: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. O (Z = 8).                            B. S (Z = 16).                       C. Fe (Z = 26).                   D. Cr (Z = 24).

Câu 11: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p4                            B. 1s22s22p63s23p4           C. 1s22s22p63s23p1             D. 1s22s22p63s23p3

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là

A. 15 và 19.                            B. 19 và 14.                       C. 18 và 15.                       D. 19 và 15.

Câu 13: Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M là

A. 1s22s22p6                      B. 1s22s22p63s1      C. 1s22s22p63s2                    D. 1s22s22p4

Câu 14: Cho nguyên tố hóa học có kí hiệu . Trong nguyên tử X có

A. 13 hạt proton, 14 hạt nơtron.                                     B. 13 hạt nơtron, 14 hạt proton.

C. 13 hạt proton, 27 hạt nơtron.                                     D. 13 hạt nơtron, 27 hạt proton.

Câu 15: Cấu hình e của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p3. Hợp chất với hiđro và oxit cao nhất của X có dạng là

A. HX, X2O7              

B. H2X, XO3                          

C. XH4, XO2                  

D. H3X, X2O5

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.             

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Phần II: Tự luận 

Câu 1: 

a. Viết cấu hình electron của các nguyên tố 17Cl, 20Ca và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn?

b. Dự đoán tính chất hóa học của chúng? Viết 5 ptpư minh họa cho mỗi chất (nếu có)?

c. Viết tất cả các ptpứ khi cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với CO2 dư, dung dịch AlCl3 thiếu.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 48. Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.

a. Xác định tên nguyên tố X.

b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho lượng dư dung dịch H2XO4 loãng lần lượt

vào các chất sau: Fe, KOH, MgO, Fe3O4 , FeS,  KHCO3, BaCl2, Al(OH)3.

Câu 3: Cho 21,92 gam một kim loại R có hóa trị 2 khi tác dụng với nước dư thu được 3,584 lít khí H2 ở (ĐKTC) và dung dịch A.

a. Xác định tên kim loại R.

b. Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4­ 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tính m?

Đề số 2

Câu 1. Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p5 trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA               

B. ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA

C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA                

D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 2. Nguyên tố M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA                  

B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA

C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA                    

D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA

Câu 3. Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 1, nhóm VIIA                               

B. chu kì 2, nhóm VIIIA

C. chu kì 4, nhóm VIA                                 

D. chu kì 3, nhóm IVA

Câu 4. Nguyên tố G ở chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là

A. 1s² 2s².                 

B. 1s² 2s²2p6 3s²3p4.   

C. 1s² 2s²2p6 3s³.        

D. 1s² 2s²2p6 3s².

Câu 5. Cho biết Cr có 1s² 2s²2p6 3s²3p63d5 4s1. Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là

A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA                           B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB

C. ô 24, chu kì 3, nhóm VB                          D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB

Câu 6. Ion X2+ có cấu hình electron 1s²2s²2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA.                    B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.

C. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA.                D. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 7. Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA               B. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA

C. ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA                  D. ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA

Câu 8. Anion X3– có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s²3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA                   B. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA

C. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA                 D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB

Câu 9: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm VI có cấu hình là:

A. 1s22s22p63s23p4    

B. 1s22s22p63s23p2      

C. 1s22s22p23s23d4       

D. 1s22s22p63s23p6.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp p bằng 7. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. STT 13; CK 3; nhóm IIIA                                   

B. STT 12; CK 3; nhóm IIA

C. STT 20; CK 4; nhóm IIA                        

D. STT 19; CK 4; nhóm IA

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của X là

A. 18                          B. 17                           C. 15                           D. 16

Câu 2. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 17                          B. 18                           C. 34                           D.52

Câu 3. Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p, n, e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. A = 122                B. A = 96                    C. A = 85                    D. A = 74

Câu 4. Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số nơtron: (1) Na; (2) C; (3) F; (4) Cl.

A. 1; 2; 3; 4                B. 3; 2; 1; 4                 C. 2; 3; 1; 4                 D. 4; 3; 2; 1

Câu 5. Nguyên tử F có tổng số hạt p, n, e là

A. 20                          B. 9                             C. 38                           D. 19

Câu 6. Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì cho biết

A. số A và số Z.        B. số A.                       C. số electron và proton.         D. số Z.

Câu 7. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. số hạt cơ bản        B. số nơtron                C. số proton                D. số khối.

Câu 8. Cho tới nay, các nguyên tố có số lớp electron tối đa là

A. 8                            B. 5                             C. 7                             D. 4

Câu 9. Nguyên tử Kali (Z = 19) có số lớp e là

A. 3                            B. 2                             C. 1                             D. 4

Câu 10. Lớp thứ 4 (n = 4) có số electron tối đa là

A. 32                          B. 16                           C. 8                             D. 50

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1 (1,5 điểm) Viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau :

a. Crom có số hiệu nguyên tử là 24 và có 28 nơtron.

b. Kali có điện tích hạt nhân 19+ và nơtron nhiềuho7n electron 1 hạt.

c. Lưu huỳnh có số khối là 32, số proton bằng số nơtron.

Câu 2 (1,5 điểm) : Oxi có 3 đồng vị 16O; 17O; 18O và cacbon. Có bao hiêu phân tử cacbon monooxit (CO) tạo từ các đồng vị trên ? Cho biết khối lượng phân tử của mỗi loại?

Câu 3 (1,5 điểm) : Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau và cho biết số electron trong mỗi lớp :

a. Nguyên tử X có 18 proton.

b. Nguyên tử Y có tổng số electron trên phân lớp p là 17.

Câu 4 (2 điểm) : Hãy viết cấu hình electron, xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) trong bảng tuần hoàn và tính chất (kim loại, phi kim, khí hiếm) của các nguyên tử sau :

a. Nguyên tử A có điện tích hạt nhân là 26+

b. Nguyên tử E có 3 lớp electorn, lớp ngoài cùng có 5 electron.

Câu 5(2 điểm) Nguyên tố Mg có 3 đồng vị : 

Tính nguyên tử khối turng bình của Mg.

Giả sử có 50 nguyên tử thì đồng vị có bao nhiêu nguyên tử?

Tìm thành phần phần trăm về khối lượng của  trong MgCl2. Biết nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,5.

Câu 6 (1,5 điểm) : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt 40, trong hạt nhân của X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1.

Tìm số hạt proton, notron, số khối của X.

Viết kí hiệu của nguyên tử X.

Đề số 5

Câu 1: Nguyên tử  có 10n và số khối 19. vậy số p là:

  A. 9.                                  B. 19.                                  C. 28.                                  D. 10.

Câu 2: Lớp thứ 4(n=4) có số electron tối đa là:

  A. 8.                                  B. 16.                                  C. 32.                                  D. 50.

Câu 3: Nguyên tử có số e là 13 thì cấu hình lớp ngoài cùng là :

  A. 2s22p1.                          B. 3p14s2.                            C. 3s23p1.                            D. 3s23p2.

Câu 4: Nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng tối đa là 

  A. 5.                                  B. 4.                                    C. 7.                                    D. 8.

Câu 5: Cấu hình e sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 là của nguyên tử nào sau đây:

  A. 19K.                               B. 17Cl.                                C. 9F.                                  D. 11Na.

Câu 6: Lớp electron thứ 3 kí hiệu:

  A. K.                                 B. N.                                   C. L.                                   D. M.

Câu 7: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là:

  A. 10.                                B. 14.                                  C. 18.                                  D. 6.

Câu 8: Nguyên tử K có số hạt nơtron là :

  A. 20.                                B. 39.                                  C. 19.                                  D. 58.

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

  A. Số p bằng số e.

  B. Trong 1 nguyên tử số p = số e = sồ đơn vị điện tích hạt nhân.

  C. Số khối bằng tổng số hạt p và n.

  D. Tổng số p và số e được gọi là số khối.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt nơtron nhỏ nhất ?

  A. F.                               B. Sc.                              C. Ca.                              D. K.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Ông Ích Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF