YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân

Tải về
 
NONE

Việc ôn thi sẽ trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi các bạn học sinh sở hữu tài liệu: Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân. Tài liệu giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Lớp thứ n có số electron tối đa là

A. n2                                     B. 2n                                C. 2n2                              D. n

Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

A. nơtron.               

B. nơtron và electron.            

C. electron.                         

D. proton.

Câu 3: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

A. 4.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 4: Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nguyên tố Mg (Z=12)?

A. \({}_{11}^{23}Y\).                               B. \({}_{12}^{24}X\).                              C. \({}_9^{19}T\).                             D. \({}_8^{18}Z\).

Câu 5: Biết hiđro có 3 đồng vị \(_{\rm{1}}^{\rm{1}}{\rm{H,}}\,\,_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{H,}}\,\,_{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{H}}\) và oxi có 3 đồng vị \(_{\rm{8}}^{{\rm{16}}}{\rm{O,}}\,\,_{\rm{8}}^{{\rm{17}}}{\rm{O,}}\,\,_{\rm{8}}^{{\rm{18}}}{\rm{O}}\). Số phân tử H2O tạo thành từ các đồng vị của nguyên tố H và O là

A. 6.                                    B. 18.                                C. 24.                                D. 12.

Câu 6. Số proton và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử \({}_{80}^{201}Hg\) là

A. 80; 201                             B. 80; 121                          C. 201; 80                          D. 121; 80

Câu 7. Chu kì là dãy nguyên tố có cùng yếu tố nào sau đây ?

A. số lớp electron.                                                           B. số electron hóa trị.

C. số proton.                                                                   D. số điện tích hạt nhân.

Câu 8: Cacbon có hai đồng vị, chúng khác nhau về:

A. Số hiệu nguyên tử.                                                  B. Số P

C. Số nơtron                                                                 D. Cấu hình electron.

Câu 9: Nitơ trong thiên nhiên là hỗn hợp gồm hai đồng vị có % về số nguyên tử tương ứng là \({}_7^{14}{\rm{N}}\) (99,63%) và \({}_7^{15}{\rm{N}}\) (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,7                                  B. 14,0                              C. 14,4                             D. 13,7

Câu 10: Trên vỏ nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân................ Hãy chọn cụm từ thích hợp đối với chỗ trống ở trên.

A. với vận tốc rất lớn trên những quỹ đạo xác định

B. với vận tốc rất lớn không theo quỹ đạo xác định

C. một cách tự do

D. với vận tốc rất lớn có quỹ đạo hình elip hay hình tròn

Câu 11: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:

a) 1s22s1                     

b) 1s22s22p63s23p1               

c) 1s22s22p5                               

Cấu hình của các nguyên tố phi kim là

 A. a.                                     B. b                                    C. c                                    D. a,b .

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2?

A. Mg (Z = 12)                     B. K (Z = 19)                      C. Ca (Z = 20)                    D. Na (Z = 11)

Câu 13. Số nguyên tố thuộc chu kỳ 2 là

A. 8                                       B. 18                                  C. 32                                  D. 50

Câu 14: Cho nguyên tử M có cấu hình: 1s22s22p63s23p5. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

A. Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VA                          

B. Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIB  

C. Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VB                           

D. Ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA                              

Câu 15:Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại và tính phi kim biến đổi

A. tăng, giảm.         

B. tăng, tăng.                                

C. giảm, tăng.           

D. giảm, giảm.

Câu 16: Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Câu 17. Oxit cao nhất của ngtố R là RO3. Hợp chất khí của R với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Nguyên tố R là

A. N                                      B. S                                    C. C                                   D. As

Câu 18: Ion R2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?

A. Chu kì 4, nhóm IA                                                  B. Chu kì 4, nhóm IIA

C. Chu kì 3, nhóm VIA                                               D. Chu kì 3, nhóm VIIIA

Câu 19: Cho 9,6 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là

A. Ca                                  B. Sr                                  C. Ba                                D. Mg.

Câu 20: Cho sơ đồ của một nguyên tử X được biễu diễn như sau:

    

Trong số các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng?

(a) X là nguyên tử nguyên tố liti.

(b) Số khối của X bằng 7.

(c) Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 2.

(d) Số hạt mang điện trong hạt nhân là 7.

A. 4.                                    B. 3.                                  C. 2.                                  D. 1.

II. Tự luận 

Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

a.

Kí hiệu nguyên tố

SỐ NƠTRON

(N)

Số hiệu nguyên tử

(Z)

SỐ KHỐI

(A)

\({}_8^{18}O\)

 

 

 

\({}_{26}^{56}Fe\)

 

 

 

 

b.

Kí hiệu hóa học

Cấu hình electron

Vị trí trong bảng tuần hoàn

Hóa trị cao nhất với oxi

Công thức hợp chất tạo với oxi

Ô

Chu kì

Nhóm

 

 

C (Z=6)

 

 

 

 

 

 

 

K(Z=19)

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử X là 80. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt.

a. Tìm số hạt p, n,e và số khối của nguyên tử X?

b. Viết cấu hình e nguyên tử X?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đáp án phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

B

B

B

A

C

B

B

C

C

A

D

C

C

B

C

D

D

Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

a.

Kí hiệu nguyên tố

SỐ NƠTRON

(N)

Số hiệu nguyên tử

(Z)

SỐ KHỐI

(A)

\({}_8^{18}O\)

10

8

18

\({}_{26}^{56}Fe\)

30

26

56

 

b.

Kí hiệu hóa học

Cấu hình electron

Vị trí trong bảng tuần hoàn

Hóa trị cao nhất với oxi

Công thức hợp chất tạo với oxi

Ô

Chu kì

Nhóm

C (Z=6)

1s22s22p2

 

6

2

IVA

4

CO2

K(Z=19)

1s22s22p63s23p64s1

19

 

4

IA

1

K2O

 

Câu 2: Gọi số hạt p là: Z

Số hạt e là: Z ( vì số hạt e = số hạt p )

Số hạt n là: N

Theo đầu bài ta có : Z+Z+N= 80( 1)

Mặt khác : 2Z – N= 20 (2)

Kết hợp (1) và (2) ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 80\\
2Z - N = 20
\end{array} \right.\) 

giải ra ta được

Z=e = 25, N = 30, A = Z + N =55

Cấu hình R   

1s22s22p63s23p43d54s2

Đề số 2

Câu 1: Với 2 đồng vị l2C; 13C và ba đồng vị 168O ,178O; 188O có thể tạo ra bao nhiêu loại phân tử CO2 khác nhau ?

A. 12 loại.                             B. 16 loại                        C. 18 loại                         D. 6 loại

Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

A. nơtron.                        B. nơtron và electron.             C. electron.                D. proton.

Câu 3: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

A. 4.                                    B. 1.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 4: Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nguyên tố O (Z=8)?

A. \({}_{11}^{23}Y\).                               B. \({}_{12}^{24}X\).                              C. \({}_9^{19}T\).                             D. \({}_8^{18}Z\).

Câu 5: Số proton, nơtron, electron trong nguyên tử \(_{17}^{37}Cl\) lần lượt là:

A. 17, 35, 18                       B. 17, 18, 17                    C. 35, 17, 18                   D. 17, 20, 17

Câu 6:Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố

A. Số nơtron                      B. Số proton                      C. Số electron hoá trị       D. Số lớp electron.

Câu 7: Trong tự nhiên magie có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử khối trung bình của Mg là

 A. 24,00.                              B. 24,11.                         C. 24,32.                             D. 24,89.

Câu 8: Lớp thứ n có số electron tối đa là

A. n2                                     B. 2n                                C. 2n2                              D. n

Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn :

A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.

B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.

D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6?

A. Mg (Z = 12)                     B. Ar (Z = 18)                C. Ca (Z = 20)              D. Na (Z = 11)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: (2 điểm) Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 13, 18, 35.

a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X ở chu kì 4, lớp M có 10 e.

Câu 2: (2 điểm) Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử một nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Xác định p, n, e của nguyên tử X.

b) Định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

Câu 3: (2 điểm) Nguyên tố Cu có 2 đồng vị, nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Đồng vị thứ nhất có số khối là 63, đồng vị hai có số khối là 65.

a) Tìm% số nguyên tử mỗi đồng vị .

b) Tìm % theo khối lượng của mỗi đồng vị có trong CuCl2(cho Cl = 35,5)

Câu 4: (2 điểm) Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hidro là RH3, trong đó R chiếm 82,353% khối lượng.

a) Xác định tên nguyên tố R, viết công thức oxít cao nhất và hợp chất khí với hidro.

b) Tính % về khối lượng của R có trong oxit cao nhất.

Đề số 4

Câu 1: (1,0 điểm) Cho sơ đồ phân bố electron trên các lớp của nguyên tử Natri như hình bên. Em hãy xác định:

a. Điện tích hạt nhân của nguyên tử.

b. Số lớp e nguyên tử.

c. Số e ở mức năng lượng thấp nhất.

d. Tên lớp e có mức năng lượng cao nhất.

Câu 2: (2,5 điểm) Cho kí hiệu nguyên tử :

a. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố K.

b. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố K trong bảng tuần hoàn (giải thích ngắn gọn).

c. Nguyên tố K là kim loại, phi kim, hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 3: (1,5 điểm) Cho các nguyên tố sau:  Mg(Z=12); Si(Z=14); C(Z=6); Al(Z=13). Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại các nguyên tố trên. Giải thích.                                           

Câu 4: (1,0 điểm)  Trong tự nhiên nguyên tố Bo (B) có hai đồng vị, đồng vị 10B chiếm 19 % số nguyên tử  và đồng vị 11B. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Bo.

Câu 5: (1,5 điểm) Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 115 hạt. Số hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện âm là 10 hạt. Xác định số hạt từng loại và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

Câu 6 : (1,5 điểm) Cho 13,44 gam một kim loại kiềm X tác dụng  với nước, sau phản ứng thu được 21,504 lít khí ở điều kiện chuẩn. Xác định tên kim loại kiềm X.

Câu 7: (1,0 điểm) Sắt  là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người. Sắt có tác dụng tổng hợp huyết sắc tố vận chuyển oxi cho các tế bào cơ thể. Thiếu sắt hay thừa sắt đều gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Việc bổ sung chế độ ăn uống có thêm sắt rất quan trọng cho cơ thể.

Viết cấu hình e của ion Fe2+, ion Fe3+. Em hãy cho biết ion nào có cấu hình e bền hơn? Vì sao?

Đề số 5

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1: Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X bằng 58 hạt, trong đó số hạt mang điện tích âm ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Tổng số hạt mang điện của X là:

A. 19.                                    B. 38.                                 C. 20.                               D. 39.

Câu 2: Cho 2,88 gam kim loại M nhóm IIA tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Ca                                    B. Be                                 C. Mg                                D. Ba

Câu 3: Khối lượng nguyên tử trung bình của clo (Cl) là 35,5. Trong tự nhiên clo có hai đồng vị trong đó một đồng vị là 35Cl chiếm 75%. Tìm số khối của đồng vị còn lại.

A. 71                                      B. 37                                   C. 36                                 D. 38

Câu 4: Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dd X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dd Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y  thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2 / V1 thấy

A. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,25                                      B. V2 / V1 = 2,5 hoặc V2 / V1 = 3,55

C. V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,55                                      D. V2 / V1 = 2,7 hoặc V2 / V1 = 3,75

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron                                              B. electron và nơtron

C. proton và nơtron                                                             D. electron và proton

Câu 6: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. số nơtron và proton.          B. số nơtron.                     C. số proton.                  D. số khối.

Câu 7: Nguyên tử Na (Z = 11) có số lớp electron là

A. 3.                                             B. 2.                             C. 1.                               D. 4.

Câu 8: Cho nguyên tử Ca (Z = 20) hãy cho biết nguyên tử đó là:

A. Kim loại                                  B. Phi kim                    C. Khí hiếm                   D. Lưỡng tính.

Câu 9: Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì

A.  Số đơn vị điện tích hạt nhân là Z+                        B.  Điện tích hạt nhân là Z

C.  Số hạt notron là Z                                                  D.  Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 2Z

Câu 10: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. O (Z = 8).                        B. S (Z = 16).                     C. Fe (Z = 26).                   D. Cr (Z = 24).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON