YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Sông Lô

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập và củng cố kiến thức liên quan đến nội dung giữa HK1, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Sông Lô gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Giá trị lớn nhất của những tác phẩm văn học ở Hi Lạp cổ đại là gì?

A. Đề cao giá trị khoa học.

B. Đề cao tính nhân đạo.

C. Đề cao cuộc đấu tranh giữa người với tự nhiên.

D. Đề cao giá trị truyền thống.

Câu 2: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

C. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

D. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.

Câu 3: Tác phẩm nghệ thuật nổi itếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" của nước nào?

A. Ấn Độ.                            B. Rô-ma.                        C. Hi Lạp.                       D. Trung Quốc.

Câu 4: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành bộ phận nào?

A. Vua chuyên chế.                                                      B. Quý tộc.

C. Bô lão của thị tộc.                                                   D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

Câu 5: Nhà nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại là:

A. Nhà nước Rô -ma cổ đại.                                         B. Nhà nước La Mã cổ đại.

C. Nhà nước Hi Lạp cổ đại.                                         D. Nhà nước A - ten cổ đại.

Câu 6: Óc sáng tạo đầu tiên của người được thể hiện trong lĩnh vực?

A. Sáng tạo chữ viết.                                                    B. Tạo ra lửa.

C. Chế tạo công cụ lao động.                                       D. Làm đồ gốm.

Câu 7: Nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Điều kiện tự nhiên thụận lợi.                                   B. Sự xuất hiện công cụ kim khí.

C. Chống ngoại xâm.                                                   D. Trị thủy.

Câu 8: Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?

A. Thời kim khí.                   B. Thời Cổ đại.                C. Thời đá mới.               D. Thời nguyên thuỷ.

Câu 9: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ đâu?

A. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc                B. Rô-ma, Nhờ canh tách nông nghiệp.

C. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.             D. Hi Lạp. Nhờ đi biển.

Câu 10: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?

A. Rô-ma.                             B. Ấn Độ                         C. Hi Lạp                        D. Trung Quốc

Câu 11: Hômerơ là nhà thơ nổi tiếng của nước nào?

A. Ba Tư.                              B. Hi Lạp.                        C. Ấn Độ.                        D. Rô ma.

Câu 12: Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, thị quốc A-ten như thế nào?

A. Trở thành đế quốc mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải.

B. Trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp.

C. Bị tàn phá nghiêm trọng.

D. Trở thành một quốc gia độc lập.

Câu 13: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?

A. Địa chủ với nông dân                                              B. Vua với nông dân công xã.

C. Quý tộc với nông dân công xã                                D. Quý tộc với nô lệ

Câu 14: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

A. Hi Lạp.                            B. Ai Cập.                       C. Ai Cập, Ấn Độ.          D. Rô-ma.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?

A. Đã biết chế tạo công cụ lao động.                           B. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

C. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân.                 D. Biết sử dụng công cụ bằng đồng.

Câu 16: Phát minh và cống hiến lớn của người Hi Lạp và Rôma cho loài người là gì?

A. Hệ thống chữ cái.  

B. Tìm ra lửa.

C. Những hiểu biết về biển.                                        

D. Phát minh ra thuốc súng.

Câu 17: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?

A. Đưa năng suất lao động tăng lên.

B. Khai khẩn được đất bỏ hoang.

C. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

D. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.

Câu 18: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?

A. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

C. Ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.

D. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.

Câu 19: Nối các sự kiện cặp đôi sau đây cho đúng.

1 - A.ten

a - Tính được số Pi bằng 3.16

2 - Rôma

b - Sáng tạo ra chữ số từ 0-9

3 - Ai Cập

c - Đồng tiền in hình chim cú

4 - Ấn Độ

d - công trình kiến trúc oai nghiêm, đồ sộ và thiết thực

A. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a.                                                     B. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b.

C. 4-d; 3-a; 1-c; 2-b.                                                     D. 4-b; 3-a;1-c; 2-d.

Câu 20: Sự tiến bộ trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây so với các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Mọi chủ nô đều có quyền bầu cử và có quyền quyết định mọi việc của đất nước.

B. Tính dân chủ của đất nước, mọi công dân đều có quyền bầu cử.

C. Mọi người dân trong xã hội đều có quyền công dân.

D. Tính dân chủ của đất nước, tất cả mọi người đều có quyền bầu cử.

Câu 21: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại là gì?

A. Núi.                                                                          B. Cao nguyên.

C. Núi và cao nguyên.                                                  D. Đồng bằng.

Câu 22: Người Hi Lạp cho rằng:

A. Mặt trời chuyển động quanh trái đất.                      B. Trái đất chuyển động quanh mặt trăng.

C. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất.                   D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời.

Câu 23: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xuất hiện tư hữu là gì?

A. Do năng suất lao động tăng lên.

B. Do những người có quyền chiếm hữu sản phẩm thừa làm của riêng.

C. Do xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại.

D. Do xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.

Câu 24: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.                B. Khắp Trung Quốc và ấn Độ.

C. Khắp thế giới.                                                          D. Khắp các nước phương Đông.

Câu 25: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?

A. Từ Hắc Hải, Ai Cập.                                               B. Từ Địa Trung Hải.

C. Từ các nước trên thế giới.                                       D. Từ ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 26: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng:

"............. là ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp".

A. Toán học và lịch.                                                     B. Chữ viết và lịch.

C. Chữ viết.                                                                  D. Thiên văn học và lịch.

Câu 27: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở các quốc gia cổ đại phương Đông với tầng lớp chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?

A. Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.

B. Số lượng ít nhưng được mọi người trong xã hội quý trọng.

C. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế vì tạo ra khối lượng của cải lớn trong xã hội.

D. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.

Câu 28: Khi xã hội có sản phẩm dư thừa, ai là người chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó?

A. Những người có chức phận trong xã hội.

B. Những người đứng đầu mỗi gia đình.

C. Tất cả mọi người trong xã hội.

D. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.

Câu 29: Ở Rô-ma, những nô lệ khoẻ mạnh nhất được sử dụng làm gì?

A. Làm việc ở trang trại                                               B. Làm việc ở xưởng thủ công

C. Tất cả ở các lĩnh vực trên.                                       D. Làm đấu sĩ ở trường đấu

Câu 30: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

A. Bình dân thành thị.                                                  B. Thương nhân

C. Nô lệ.                                                                       D. Thợ thủ công.

Câu 31: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?

A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.

B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

C. Tạo điều kiện cho công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.

Câu 32: Do đâu người phương Đông phải liên kết với nhau trong các công xã?

A. Do nhu cầu mở rộng diện tích canh tác.                 B. Do nhu cầu chống lại thiên tai.

C. Do nhu cầu chăn nuôi.                                             D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 33: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học?

A. Phải tính toán các công trình kiến trúc.

B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.

C. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.

D. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.

Câu 34: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ La-tinh.                                                            B. Chữ tượng ý.

C. Chữ tượng hình và tượng ý.                                    D. Chữ tượng hình.

Câu 35: Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp gắn liền với công cụ sản xuất nào dưới đây?

A. Công cụ bằng đá cũ.                                                B. Công cụ bằng đồng đỏ.

C. Công cụ bằng kim loại.                                            D. Công cụ bằng đá mới.

Câu 36: Vì sao xã hội phương Tây cổ đại được gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ?

A. Xã hội chủ yếu dựa trên sức lao động của nô lệ, chủ nô chiếm hữu và bóc lột nô lệ.

B. Xã hội hoàn toàn chỉ có chủ nô và nô lệ.

C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.

D. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ, số phận của nô lệ nằm trong tay của chủ nô.

Câu 37: Phần quan trọng nhất của thành thị là gì?

A. Xưởng thủ công.             B. Bến cảng.                    C. Phố xá.                        D. Nhà hát.

Câu 38: Hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất ở Hi Lạp là gì?

A. Kịch kèm theo hát.                                                  B. Những câu hát dân gian.

C. Thơ kèm theo hát.                                                   D. Người kể chuyện về sự tích lịch sử.

Câu 39: Ở Trung Quốc, Vương triều nào được thành lập đầu tiên trong thời đại cổ đại?

A. Nhà Tần.                          B. Nhà Chu.                     C. Nhà Hán.                    D. Nhà Hạ.

Câu 40: Rô-ma trở thành quốc gia mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải vào thời gian nào?

A. Thế kỉ IV TCN.               B. Thế kỷ II TCN.           C. Thế kỉ V TCN.            D. Thế kỉ III TCN.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

B

21

C

31

C

2

B

12

B

22

A

32

B

3

C

13

C

23

C

33

C

4

D

14

D

24

A

34

D

5

D

15

A

25

A

35

C

6

C

16

A

26

D

36

A

7

A

17

C

27

D

37

B

8

B

18

B

28

A

38

A

9

D

19

D

29

D

39

D

10

A

20

B

30

C

40

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

A. Hi Lạp.                            B. Ai Cập.                       C. Ai Cập, Ấn Độ.          D. Rô-ma.

Câu 2: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?

A. Đưa năng suất lao động tăng lên.

B. Khai khẩn được đất bỏ hoang.

C. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

D. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.

Câu 3: Giá trị lớn nhất của những tác phẩm văn học ở Hi Lạp cổ đại là gì?

A. Đề cao giá trị truyền thống.

B. Đề cao cuộc đấu tranh giữa người với tự nhiên.

C. Đề cao tính nhân đạo.

D. Đề cao giá trị khoa học.

Câu 4: Rô-ma trở thành quốc gia mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải vào thời gian nào?

A. Thế kỉ III TCN.               B. Thế kỉ V TCN.            C. Thế kỉ IV TCN.          D. Thế kỷ II TCN.

Câu 5: Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp gắn liền với công cụ sản xuất nào dưới đây?

A. Công cụ bằng đá cũ.                                                B. Công cụ bằng đồng đỏ.

C. Công cụ bằng kim loại.                                            D. Công cụ bằng đá mới.

Câu 6: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại là gì?

A. Cao nguyên.                                                             B. Đồng bằng.

C. Núi và cao nguyên.                                                  D. Núi.

Câu 7: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.                B. Khắp Trung Quốc và ấn Độ.

C. Khắp thế giới.                                                          D. Khắp các nước phương Đông.

Câu 8: Hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất ở Hi Lạp là gì?

A. Những câu hát dân gian.                                          B. Kịch kèm theo hát.

C. Người kể chuyện về sự tích lịch sử.                        D. Thơ kèm theo hát.

Câu 9: Tác phẩm nghệ thuật nổi itếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" của nước nào?

A. Trung Quốc.                    B. Hi Lạp.                        C. Rô-ma.                        D. Ấn Độ.

Câu 10: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

B. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

C. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.

D. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

A

21

C

31

B

2

C

12

C

22

C

32

A

3

C

13

B

23

D

33

A

4

D

14

D

24

A

34

B

5

C

15

B

25

D

35

A

6

C

16

B

26

D

36

B

7

A

17

A

27

A

37

C

8

B

18

C

28

D

38

D

9

B

19

B

29

C

39

A

10

D

20

D

30

B

40

A


ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nhà nước cộng hòa dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại là:

A. Nhà nước La Mã cổ đại.                                          B. Nhà nước Hi Lạp cổ đại.

C. Nhà nước A - ten cổ đại.                                         D. Nhà nước Rô -ma cổ đại.

Câu 2: Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?

A. Thời nguyên thuỷ.           B. Thời đá mới.               C. Thời kim khí.              D. Thời Cổ đại.

Câu 3: Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp gắn liền với công cụ sản xuất nào dưới đây?

A. Công cụ bằng đá mới.                                             B. Công cụ bằng kim loại.

C. Công cụ bằng đồng đỏ.                                            D. Công cụ bằng đá cũ.

Câu 4: Hômerơ là nhà thơ nổi tiếng của nước nào?

A. Hi Lạp.                            B. Rô ma.                         C. Ba Tư.                         D. Ấn Độ.

Câu 5: Nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Trị thủy.                                                                   B. Chống ngoại xâm.

C. Điều kiện tự nhiên thụận lợi.                                   D. Sự xuất hiện công cụ kim khí.

Câu 6: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

B. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.

C. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

D. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

Câu 7: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở các quốc gia cổ đại phương Đông với tầng lớp chủ nô ở các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?

A. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế vì tạo ra khối lượng của cải lớn trong xã hội.

B. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị.

C. Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.

D. Số lượng ít nhưng được mọi người trong xã hội quý trọng.

Câu 8: Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, thị quốc A-ten như thế nào?

A. Bị tàn phá nghiêm trọng.

B. Trở thành một quốc gia độc lập.

C. Trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp.

D. Trở thành đế quốc mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải.

Câu 9: Phần quan trọng nhất của thành thị là gì?

A. Xưởng thủ công.             B. Bến cảng.                    C. Phố xá.                        D. Nhà hát.

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến xuất hiện tư hữu là gì?

A. Do những người có quyền chiếm hữu sản phẩm thừa làm của riêng.

B. Do năng suất lao động tăng lên.

C. Do xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.

D. Do xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

C

11

A

21

C

31

C

2

D

12

A

22

C

32

D

3

B

13

D

23

A

33

C

4

A

14

D

24

A

34

B

5

C

15

D

25

A

35

B

6

A

16

B

26

D

36

D

7

B

17

B

27

B

37

D

8

C

18

B

28

C

38

A

9

B

19

D

29

A

39

C

10

D

20

B

30

C

40

A

 

ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ I – X sau công nguyên.

B. Thế kỉ I – X trước công nguyên.

C. Thế kỉ X – XII sau công nguyên.

D. Thế kỉ XV – XVII sau công nguyên.

Câu 2: Cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á là

A. Sự phát triển về kinh tế.

B. Sự phân tán về mặt lãnh thổ.

C. Sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.

D. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Câu 3: Đặc điểm của các quốc gia phong kiến “dân tộc” Đông Nam Á là

A. lấy nhiều bộ tộc có cùng văn hóa làm nền tảng.

B. lấy một bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt.

C. hình thành trên cơ sở đoàn kết các dân tộc.

D. quốc gia có đa dân tộc.

Câu 4: Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là

A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm.

B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển.

C. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

D. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.

B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.

C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.

D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 6: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc nào ra đời?

A. Vương quốc Cham-pa.

B. Vương quốc Phù Nam.

C. Vương quốc Pa-gan.

D. Vương quốc Lan Xang.

Câu 7: Chân Lạp là tên gọi của sử sách Trung Quốc dành cho vương quốc

A. Lào.                      

B. Việt Nam.

C. Cam-pu-chia.         

D. Xiêm

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Cam-pu-chia là

A. không tiếp giáp với biển.

B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ.

C. Xung quanh là rừng và cao nguyên.

D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu.

Câu 9: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. Người Môn.         

B. Người Khơme.

C. Người Chăm.       

D. Người Thái.

Câu 10: Thời kì phát triển nhất của Cam-pu-chia được gọi là

A. thời kì Ăng-co.

B. thời kì Lan-Xang.

C. thời kì Xihanuc.

D. thời kì Phnôm Pênh

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Lập bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV theo các tiêu chí cho sẵn ở bảng sau, từ đó rút ra hệ quả của những phát kiến địa lí đó.

Câu 2. (2 điểm) Theo em các cuộc phát kiến địa lí đó có ảnh hưởng thế nào đến nước ta ở thế kỉ XVI - XVII?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Sông Lô. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON