Tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Quế Võ 1 trên đây để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Tôn giáo chủ yếu của Ấn Độ dưới thời kì Vương triều Gúp-ta là
A. Phật giáo và Nho giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Đạo giáo và Nho giáo.
Câu 2: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy là
A. sự hợp tác lao động.
B. sự công bằng và bình đẳng.
C. chung lưng đấu cật.
D. ăn chung, ở chung.
Câu 3: Công việc nào đã khiến cư dân ở phương Đông gắn bó, ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã nông thôn?
A. Trồng lúa nước
B. Chăn nuôi.
C. Trị thủy.
D. Làm nghề thủ công nghiệp.
Câu 4: Trong xã hội cổ đại phương Đông, giai cấp, tầng lớp nào là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất?
A. Nô lệ.
B. Nông dân công xã
C. Nông dân lĩnh canh.
D. Nông nô
Câu 5: Chữ viết đầu tiên của các quốc gia cổ đại phương Đông là chữ nào?
A. Chữ tượng hình.
B. Chữ tượng ý.
C. Chữ Phạn.
D. Hệ thống chữ cái A, B, C,...
Câu 6: Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn liền với nhu cầu nào?
A. Phục vụ việc buôn bán trên biển.
B. Tìm hiểu vũ trụ, thế giới con người.
C. Sản xuất nông nghiệp.
D. Phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 7: Ở vùng Địa Trung Hải, công cụ quan trọng nhất giúp sản xuất phát triển là
A. công cụ bằng sắt.
B. công cụ bằng kim loại.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ thời đá mới.
Câu 8: Quyền lực trong xã hội cổ đại phương Tây thuộc về
A. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
B. vua và quý tộc.
C. lãnh chúa phong kiến.
D. thủ lĩnh bộ lạc.
Câu 9: Ngành kinh tế nào rất phát triển và đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại phương Tây? A. Nông nghiệp trồng lúa.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Chăn nuôi gia súc và đánh cá.
D. Làm gốm, dệt vải.
Câu 10: Tại sao ở các quốc gia cổ đại phương Tây, sản xuất nông nghiệp không phát triển được như các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. Phần lớn lãnh thổ là núi cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.
C. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng buôn bán.
D. Xã hội cổ đại phương Tây không có tầng lớp nông dân công xã.
Câu 11: Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải là
A. công cụ bằng sắt.
B. nô lệ. C. đồ gốm.
D. lương thực.
Câu 12: Vì sao phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô ma, những hiểu biết về khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
A. Đó là những hiểu biết khoa học thực sự có giá trị.
B. Đạt đến trình độ khái quát hóa cao thành định lí, định đề.
C. Họ đã phát hiện ra số 0.
D. Để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển sau.
Câu 13: Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là
A. dân chủ đại nghị.
B. dân chủ quý tộc.
C. dân chủ chủ nô.
D. dân chủ nhân dân.
Câu 14: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập dưới thời nào?
A. Đường.
B. Minh.
C. Thanh.
D. Tần – Hán.
Câu 15: Quan hệ bóc lột địa tô trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ của những giai cấp nào?
A. Quý tộc và nông dân công xã.
B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
C. Quý tộc và nông dân tự canh.
D. Địa chủ và nông dân tự canh.
Câu 16: Chính sách nổi bật về nông nghiệp dưới thời Đường là gì?
A. Thực hiện chế độ quân điền.
B. Quan tâm đến công tác trị thủy.
C. Bỏ chế độ lao dịch cho nông dân.
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ.
Câu 17: Tại sao Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Phù hợp với tư tưởng đạo đức của người phương Đông.
B. Nội dung có nhiều điểm tiến bộ và tính nhân văn cao.
C. Có tác dụng giáo dục con người.
D. Là công cụ sắc bén phục vụ nhà nước phong kiến tập quyền.
Câu 18: Bốn phát minh về kĩ thuật quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền văn minh thế giới là gì? A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, chữ viết.
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác.
Câu 19: Khu vực nào chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến? A. Trung Quốc.
B. Đông Nam Á.
C. Tây Á.
D. Trung Á.
Câu 20: Chính sách nào của Vương triều Hồi giáo Đê-li đã tạo nên sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo ở Ấn Độ?
A. Áp đặt Hồi giáo với cư dân theo đạo Phật và đạo Hinđu.
B. Dùng biện pháp đàn áp, khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng.
C. Thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
D. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc để chứng tỏ quyền lực, ý chí của mình.
Câu 21: Vị vua nào của Ấn Độ thời phong kiến được nhân dân suy tôn là “Đấng chí tôn”, một vị anh hùng dân tộc?
A. Ba-Bua.
B. A-cơ-ba.
C. Sa Gia-han.
D. Gia-han-ghi-a.
Câu 22: Thiên nhiên đã ưu đãi cho các quốc gia Đông Nam Á một điều kiện hết sức thuận lợi đó là
A. đồng bằng rộng lớn.
B. gió mùa kèm theo mưa.
C. khí hậu ấm áp, trong lành.
D. gần các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 23: Lãnh địa phong kiến Tây Âu có đặc điểm kinh tế nổi bật gì?
A. Có biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền.
B. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
C. Kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, cung cấp lượng hàng hóa lớn.
Câu 24: Trong xã hội phong kiến Tây Âu, nông nô có nguồn gốc từ
A. tù binh chiến tranh.
B. người dân không trả được nợ.
C. nông dân và nô lệ.
D. nông dân lĩnh canh.
Câu 25: Trong xã hội phong kiến ở Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?
A. địa chủ và nông dân.
B. chủ nô và nô lệ.
C. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
D. quý tộc và nông dân công xã.
Câu 26: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. công xã nông thôn.
B. lãnh địa phong kiến.
C. thành thị.
D. thị quốc Địa Trung Hải.
Câu 27: Từ thế kỉ XI, kinh tế ở Tây Âu có đặc điểm nổi bật gì?
A. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
B. Công trường thủ công lớn thay thế các phường hội.
C. Xuất hiện tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
D. Nông dân gắn bó với nhau trong công xã.
Câu 28: Thành thị có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại?
A. Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
B. Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa trong các ngành thủ công nghiệp.
C. Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (3,0 điểm)
Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc ở Đông Nam Á? Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào về chính trị, kinh tế, văn hoá?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
C |
B |
C |
B |
A |
C |
A |
A |
B |
B |
B |
B |
C |
D |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
B |
A |
D |
C |
B |
A |
B |
B |
C |
C |
C |
B |
C |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29:
* Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc ở Đông Nam Á...
- Từ thế kỉ VII-X, ở khu vực Đông Nam Á hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc......
* Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện....
- Chính trị: Nhiều quốc gia được thống nhất....một số quốc gia mới được hình thành...một số quốc gia bước vào thời kì huy hoàng....
- Kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp khối lượng hàng hóa lớn...., lái buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hóa nhiều…. - Văn hoá: Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc văn hoá…, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hoá riêng của mình
Đề số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng thời đá mới?
A. Con người không chỉ biết hái lượm, săn bắt mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
B. Công cụ sản xuất bằng kim loại đã trở nên phổ biến.
C. Con người đã biết dùng đồ trang sức để làm đẹp.
D. Xuất hiện một số loại nhạc cụ như sáo bằng xương, đàn đá, trống bịt da.
Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
B. thị tộc.
D. xã hội cổ đại.
Câu 3. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
A. quan hệ vua tôi được xác lập.
B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.
C. vua Tần xưng là Hoàng đế.
D. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.
Câu 4. Tác động kinh tế lớn nhất của việc phát minh ra công cụ bằng kim khí là
A. con người có thể khai phá những vùng đất mới.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
D. đúc sắt trở thành ngành sản xuất quan trọng.
Câu 5. Đầu công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A- sô- ca.
C. Vương triều Hác- sa.
B. Vương triều Gúp- ta.
D. Vương triều Hậu Gúp- ta.
Câu 6. Cư dân sống trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Sản xuất thủ công nghiệp.
C. Buôn bán.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Đánh bắt thủy sản.
Câu 7. Vai trò của đàn ông và đàn bà có sự thay đổi như thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?
A. Đàn bà có vai trò quyết định.
B. Đàn ông và đàn bà có vai trò như nhau.
C. Đàn ông đóng vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.
D. Đàn bà giúp việc trong gia đình.
Câu 8. Ý nhận xét đúng nhất về nền văn hóa cổ đại phương Đông là
A. cái nôi của nền văn minh nhân loại.
B. có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.
C. có nhiều đóng góp cho nhân loại về khoa học và nghệ thuật.
D. thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến dưới thời Đường là
A. đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. bộ máy cai trị hoàn chỉnh.
C. chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
D. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
Câu 10. Di cốt người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Gia- va và Bắc Kinh.
C. Tây Á, Bắc Á và Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á và Bắc Âu.
D. Tây Á, Trung Á và Bắc Mĩ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
D |
C |
B |
B |
C |
A |
C |
A |
D |
D |
B |
B |
D |
A |
A |
C |
C |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
* Quý tộc
- gồm: vua, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.
- Có nhiều của cải và quyền thế...
- Cuộc sống sung sướng...
- Bóc lột nông dân công xã và nô lệ...
* Nông dân công xã
+ Là bộ phận đông đảo nhất.
+ Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội...
+ Có trách nhiệm nộp một phần hoa lợi cho nhà nước... + Làm việc không công cho quý tộc.
* Nô lệ
+ Nguồn gốc: tù binh và nông dân nghèo không trả được nợ. + Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội...
+ Làm những công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
Câu 2:
*Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài
- Phật giáo và Hinđu giáo.
- Nghệ thuật, kiến trúc: Đền chùa, lăng mộ...
- Chữ viết: Chữ Phạn...
* Ảnh hưởng đến: Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước khu vực Đông Nam Á...
Đề số 3
Câu 1. Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới.
Câu 2. Thế nào là thị tộc, bộ lạc.
Câu 3. Nêu ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại.
Câu 4. Trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây đã đạt được thành tựu gì về khoa học.
Câu 6. Làm rõ sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về: thời gian ra đời, nền tảng kinh tế.
Câu 7. Trình bày tình hình chính trị của Trung Quốc thời Minh.
Câu 8. Trong thời phong kiến, Trung Quốc đã đạt được thành tựu gì về văn học và khoa học-kĩ thuật.
Câu 9. Cơ sở nào đã giúp nhân dân Trung Quốc thời phong kiến sáng tạo được một nền văn hóa phát triển rực rỡ.
Câu 10. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 4
Câu 1. Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới.
Câu 2. Thế nào là thị tộc, bộ lạc.
Câu 3. Nêu những biến đổi trong xã hội nguyên thủy từ khi tư hữu xuất hiện.
Câu 4. Trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã đạt được thành tựu gì về toán học.
Câu 6. Làm rõ sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về: nền tảng kinh tế, thể chế chính trị.
Câu 7. Trình bày sự thịnh đạt về chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc thời Đường.
Câu 8. Trong thời phong kiến, Trung Quốc đã đạt được thành tựu gì về văn học và khoa học-kĩ thuật.
Câu 9. Tại sao mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỉ XVI nhưng lại không phát triển được.
Câu 10. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 5
Câu 1. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai triều đại: vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô gôn?
Câu 2. Anh ( chị) hãy làm rõ những đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á?
Câu 3.
1. Trình bày sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu.
2. Phân tích tác động của của thành thị trung đại đối với chế độ phong kiến phương Tây.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 có đáp án Trường THPT Quế Võ 1. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.