YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Xương

Tải về
 
NONE

Kì thi giữa học kì 1 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Xương. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VĨNH XƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1:

"Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt nhiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau.

Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt"

(Trích SGK 10 - trang 10 - NXBGD Việt Nam 2017)

Theo em sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển lịch sử nhân loại?

Câu 2: Lập bảng so sánh giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo mẫu sau:

Nội dung

Các quốc gia cổ đại Phương Đông 

Các quốc gia cổ đại Phương Tây

Thời gian ra đời

 

 

Vị trí địa lý

 

 

Điều kiện tự nhiên

 

 

Kinh tế

 

 

Xã hội

 

 

Chính trị

 

 

Câu 3: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: 

* Tác dụng của công cụ bằng kim loại đối với sự phát triển kinh tế:

- Công cụ bằng kim loại so với công cụ bằng đá, tre, gỗ trước đó

+ Diện tích gieo trồng được mở rộng (có thể khai phá những vùng đất mà trước đây không thể khai phá)

+ Số mùa vụ cũng nhờ đó mà tăng lên (Không chỉ trồng vào mùa mưa mà cả mùa khô)...

+ Có thể xẻ gỗ, đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài...

-> Nhờ đó năng suất lao động tăng, nền kinh tế phát triển, của cải làm ra ngày càng nhiều và có của thừa...

* Tác dụng của công cụ bằng kim loại đối với sự phân hóa xã hội:

- Từ khi có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận để chiếm thành của riêng, của tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ, gia đình cũng thay đổi theo... Khả năng lao động của các gia đình khác nhau thúc đẩy sự phân biệt giàu - nghèo..

- Xã hội nguyên thủy (xã hội thị tộc, bộ lạc) bị rạn vỡ, con người đứng trước ngưỡng của thời đại có giai cấp đầu tiên - Xã hội cổ đại

Câu 2:

Nội dung

Quốc gia cổ đại phương Đông

Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ 

Quốc gia cổ đại phương Tây

Hy Lạp và Rô ma

Thời gian ra đời

Ra đời sớm, TNK IV III TCN

Ra đời muộn hơn TNK I TCN

Vị trí địa lý

Trên lưu vự các con sông lớn ở Châu Á, Châu Phi

Trên các bán đảo và nhiều đảo nhỏ ở bờ Bắc ĐTH

Điều kiện tự nhiên

Đất đai màu mỡ, phì nhiêu...

Khí hậu ấm nóng, mưa nhiều...

Khó khăn (lũ lụt, hạn hán...)

Gần biển, thuận lợi giao thông trên biển, khí hậu mát mẻ...

Đất chủ yếu khô và cứng...

Kinh tế

- Nông nghiệp (trồng lúa nước) và chăn nuôi

- TCN: dệt bải, gốm, rèn sắt...

- Trao đổi sản phẩm vật đổi vật

-> Nghề chính là Nông nghiệp trồng lúa nước

- Nông nghiệp: trồng cây lâu năm, lúa mì, lúa mạch...

- TCN: sản xuất rượu nho, dầu ô lưu, đồ thủ công, mĩ nghệ...

- Thương nghiệp: buôn bán tấp nập (đặc biệt nô lệ)

-> Nghề chính là thủ công và thương nghiệp

Xã hội

Có 2 giai cấp và chia 3 tầng lớp

- Quý tộc

- Nông dân công xã

- Nô lệ

-> Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu...

Có 2 giai cấp chia 3 tầng lớp

- Quý tộc chủ nô

- Bình dân

- Nô lê

-> Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu làm ra của cải...

Chính trị

Chuyên chế cổ đại

(Vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành)

Dân chủ chủ nô

(Không chấp nhận có Vua; Đứng đầu là Hội đồng 500 người được bầu theo thể chế dân chủ, quyền dân chủ dành cho tầng lớp chủ nô)

Câu 3:

1.Sự thành lập: Lý Uyên dẹp các phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 -907) 

2.Biểu hiện về kinh tế:phát triển tương đối toàn diện

-Nông nghiệp: (thực hiện giảm tô, thuế; chính sách “quân điền”; áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất...) nhờ đó nông nghiệp phát triển

-Thủ công nghiệp: phát triển thịnh đạt (xưởng thủcông: dệt vải, luyện sắt, đóng thuyền ... có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng) Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

-Thương nghiệp đạt đỉnh cao: hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển được thiết lập và mở rộng 

3. Biểu hiện về chính trị: củng cố và hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương và địa phương (đối nội và đối ngoại)

-Thêm chức tiết độ sứ cai quản vùng biên cương

-Tuyển chọn quan lại thông qua thi cử

-Tiếp tục chính sách xâm lược, mởrộng lãnh thổ

4. Biểu hiện về văn hoá:đạt được nhiều thành tựu rực rỡ(Tôn giáo: đạo Phật phát triển; Thơ Đường đạt đỉnh cao....)

Đề số 2

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đi đứng bằng hai chân, đôi tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Câu 2. Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

A. đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.

B. biết tạo ra lửa.

C. biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

D. biết làm đồ gốm.

Câu 3. Thị tộc được hình thành

A. từ khi người tối cổ xuất hiện.

B. từ khi người tinh khôn xuất hiện.

C. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

Câu 4. Tư hữu xuất hiện là do

A. của cải quá nhiều không thể dùng hết.    

B. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.       

C. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.       

D. ở một số vùng, do điều kiện thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.                

B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.        

C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.           

D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

Câu 6. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 3000 năm. 

D. cách đây khoảng 4000 năm.

Câu 7. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các con sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Công cụ kim loại sớm xuất hiện.

D. Công cụ đá sớm xuất hiện.    

Câu 8. Người phương Đông không sáng tạo ra loại chữ nào dưới đây?

A. Tượng hình. 

B. Tượng ý.

C. Tượng thanh. 

D. Hệ chữ cái A, B, C.

Câu 9. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải?

A. Chủ nô.

B. Nô lệ.

C. Nông dân công xã. 

D. Bình dân thành thị.

Câu 10. Người Roma đã tính một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?

A. 365 ngày, ¼ ngày và 12 tháng.

B. 360 ngày và 12 tháng.

C. 360 ngày và 11 tháng.

D. 366 ngày và 12 tháng.

Câu 11. Một số định lí của các nhà toán học từ thời cổ đại vẫn còn phổ biến đến ngày nay?

A. Talet, Pitago.                

B. Talet, Hôme.

C. Hôme.                          

D. Điaxo.

Câu 12. Vua Tần tự xưng là gì?

A. Vương.                         

B. Hoàng Đế.

C. Thiên tử.                       

D. Đại đế.

Câu 13. Các triều đại Tần – Hán xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Nhà nước Văn Lang.

B. Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc.

C. Thời Bắc thuộc. 

D. Tiền Văn Lang.

Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ và văn tự ở Ấn Độ?

A. Chứng tỏ nền văn hóa lâu đời Ấn Độ.

B. Tạo điều kiện cho nền văn học cổ phát triển.

C. Tạo điều kiện truyền bá văn học cổ ra bên ngoài.

C. Thúc đẩy kiến trúc phát triển.

Câu 15. Tộc người nước ta sử dụng chữ Phạn?

A. Khơme.

B. Thái.

C. Chăm.

D. Tất cả các dân tộc Tây Nguyên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn gốc của loài người:

A.  Do một lực lượng siêu nhân tạo ra. 

B. Do từ hành tinh khác xâm lược vào.

C. Do quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Thế nào là thị tộc?

A. Là nhóm người có chung dòng máu

B. Là nhóm người hơn 10 gia đình

C. Là nhóm người cùng sống với nhau

D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn

Câu 3: Bộ lạc là

A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

Câu 4: Các yếu tố hình thành nhà nước cổ đại phương đông?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

B. Do nhu cầu trị thủy           

C. Do nhu cầu chống ngoại xâm 

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Đặc trưng của hàng hóa chiếm hữu nô lệ phương tây?

A. Nghề trồng lúa nước 

B. Hàng hóa thủ công nghiệp

C. Hàng hóa công thương

D. Nô lệ

Câu 6: Các yếu tố hình thành Nhà nước phong kiến?

A. Đất nước thống nhất về biên giới lãnh thổ

B. Kinh tế phát triển làm thay đổi quan hệ bóc lột.

C. Nhà nước được xây dựng hoàn chỉnh

D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp

B. Hình thành tương đối sớm

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống

Câu 8: Lực lượng xã hội chính ở Phương Đông cổ đại?

A.  Quý tộc tăng lữ 

B. Nông dân công xã                                                 

C. Nô tỳ 

D. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Lực lượng xã hội chính ở phương Tây cổ đại?

A.  Quý tộc tăng lữ

B. Nông dân công xã 

C. Nô tỳ 

D. Chủ nô và nô lệ

Câu 10: Vì sao nói xã hội phương tây cổ đại là xã hội chiếm nô điển hình?

A. Quý tộc tăng lữ đóng vai trò chính

B. Nông dân công xã đóng vai trò chính

C. Nô tỳ đóng vai trò chính 

D. Lực lượng nô lệ đóng vai trò chính

B- PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Vẽ sơ đồ và giải thích tổ chức xã hội phương đông cổ đại. Vì sao nói đây là xã hội "chiếm nô" không rõ nét, không điển hình?

Câu 2: Phân tích đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân trong thế kỉ XIX?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---


Đề số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

B. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

D. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

Câu 2: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

A. Bay-on.                             B. Thạt Luổng

C. Ăng co Thom                    D. Ăng co Vát

Câu 3: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Giai cấp nô lệ

B. Giai cấp nông nô

C. Lãnh chúa phong kiến

D. Giai cấp nông dân tự do

Câu 4: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma

C. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma

D. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma

Câu 5: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

C. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

D. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

Câu 6: Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

A. Phát hiện ra châu Mĩ

B. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

C. Phát hiện ra châu Đại Dương

D. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

Câu 7: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương Đông

B. Nhật Bản và các nước phương Đông

C. Ấn Độ và các nước phương Tây

D. Trung Quốc và các nước phương Đông

Câu 8: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

A. Giai cấp nông nô

B. Lãnh chúa và nông nô

C. Lãnh chúa và nông dân tự do

D. Địa chủ và nông dân

Câu 9: Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

A. Khoa học- xã hội nhân văn

B. Khoa học kĩ thuật

C. Giá trị con người và tự do cá nhân

D. Tôn giáo

Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất

B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa

C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man

D. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là

A. phát minh ra cung tên

B. phát minh ra nhà cửa      

C. phát minh ra lao. 

D. phát minh ra lửa.

Câu 2: “Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức

A. thị tộc

B. bộ lạc

C. bầy người nguyên thuỷ

D. công xã nông thôn.

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ

A. V –IV trước công nguyên

B. IV-III trước công nguyên

C. III-II trước công nguyên

D. II-I trước công nguyên

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là

A. cư dân sống tập trung ở thành thị

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư

D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ

Câu 5: Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là

A. Tuân Tử 

B. Mạnh Tử

C. Lão Tử

D. Khổng Tử.

Câu 6: Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là

A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Hin đu 

D. Bà la môn.

Câu 7: Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Câu 8: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng

B. mở rộng quan hệ sang phương Tây

C. thần phục các nước phương Tây

D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Câu 9: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. thời Vương triều Gúp-ta

B. thời Vương triều Hác-sa

C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li

D. thời Vương triều Mô-gôn

Câu 10: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là

A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước

B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu

C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

D. sự thống nhất đất nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Vĩnh Xương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON