YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Lê Trung Kiên lần 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Lê Trung Kiên lần 2 có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng đã học trong chương trình Sinh học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ 1

Câu 81. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là:

          A. Nhiệt độ.                                                                  B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

          C. Ánh sáng.                                                                 D. Lượng hơi ẩm có trong không khí.

Câu 82. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào, đó là:

          A. AUG, UGA, UAG                                                    B. AUU, UAA, UAG

          C. AUG, UAA, UGA                                                    D. UAG, UAA, UGA

Câu 83. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật:

          A. Tương tác át chế, gen trội át.                                     B. Tương tác bổ sung loại 4 kiểu hình.

          C. Tương tác bổ sung loại 2 kiểu hình.                            D. Phân li độc lập của Menden.

Câu 84. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:

          A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do cuả các nhiếm sắc thể trong giảm phân

          B. Trao đổi chéo giữa các cromatit “không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I

          C. Tiếp hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu của giảm phân I.

          D. Tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể kép trong kì giữa và kì sau của giảm phân I.

Câu 85. Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

          A. Lai kinh tế                                                                 B. Lai khác thứ                  

          C. Lai cải tiến giống                                                       D. Lai khác loài

Câu 86. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là:

    A. Bằng chứng địa lí sinh học.                                       

    B. Bằng chứng phôi sinh học.

    C. Bằng chứng giải phẩu học so sánh.                                                                      

    D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

Câu 87. Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là:

          A. Bằng con đường địa lí                                               B. Bằng con đường sinh thái

          C. Bằng con đường lai xa kết hợp gây đa bội hoá           D. Bằng cách li tập tính

Câu 88. Đặc tính nào sau đây giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi tr­ường?

          A. Có khả năng tự điều chỉnh.                                                                                        

          B. Có khả năng tự sao chép.

          C. Có khả năng tích luỹ thông tin di truyền.                                                              

          D. Trao đổi chất theo ph­ơng thức đồng hoá và dị hoá.

Câu 89. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

          A. Môi trường                     B. Giới hạn sinh thái            C. Ổ sinh thái                      D. Sinh cảnh

Câu 90. Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

          A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh

          B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp

          C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt

          D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp

Câu 91. Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định cao nhất?

          A. Rừng cây lá kim.            B. Sa mạc.                          C. Đồng cỏ.                        D. Rừng nhiệt đới.

Câu 92. Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau:

 Kết luận nào sau đây đúng?

          A. Cào cào là mắt xích chung của 3 chuỗi thức ăn.

          B. Cá rô được là bậc dinh dưỡng cấp 3.

          C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô phát triển mạnh.

          D. Đại bàng là sinh vật phân giải.

Câu 93. Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ dạng NO3- thành nitơ dạng NH4+ ?

          A. Động vật đa bào.                                                      B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất.

          C. Vi khuẩn phản nitrat hoá.                                           D. Thực vật.

Câu 94. Sự dậy thì ở trẻ em nữ và nam là do sự tác động chủ yếu của hoocmôn :

          A. LH, testostêron.                                                        B. tirôxin, ơstrôgen.           

          C. GH, testostêron.                                                       D. ơstrôgen, testostêron.

Câu 95. Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo rA. Trong các giải thích sau, giải thích nào đúng?:

         (1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

         (2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.

         (3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.

         (4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

          A. (2) và (4)                       B. (1), (2) và (3)                 C. (2) và (3)                       D. (2), (3) và (4)

Câu 96. Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là

          A. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.

          B. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

          C. thay thế 2 nucleotit loại A bằng 2 nucleotit loại G.

          D. đảo vị trí cặp A – T và G – X ở 2 bộ ba khác nhau.

Câu 97. Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

          A. Đảo đoạn ngoài tâm động                                         B. Đảo đoạn có tâm động

          C. Chuyển đoạn không tương hỗ                                    D. Chuyển đoạn tương hỗ

Câu 98. Ở bí ngô, A-B- cho quả dẹt; A-bb hoặc aaB- cho quả tròn; aabb cho quả dài. Phép lai nào sau đây đời con có tỷ lệ 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài?

          A. AaBb x aaBb.                                                           B. AABb x Aabb.                     

          C. AABb x aaBb.                                                          D. AaBb x AaBB.

Câu 99. Biết một gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là

A. 1/16                            B. 1/32                               C. 9/64                               D. 1/64

Câu 100. Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

Quần thể

Tần số kiểu gen AA

Tần số kiểu gen Aa

Tần số kiểu gen aa

1

1

0

0

2

0

1

0

3

0

0

1

4

0,2

0,5

0,3

 

Trả lời:

A. Quần thể 1 và 2           B. Quần thể 3 và 4              C. Quần thể 2 và 4              D. Quần thể 1 và 3

ĐÁP ÁN

81.B

82.D

83.B

84.B

85.A

86.D

87.C

88.A

89.B

90.D

91.D

92.B

93.C

94.D

95.C

96.A

97.D

98.A

99.B

100.D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1 (NB): Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

          A. ức chế - cảm nhiễm.                                                  B. hỗ trợ cùng loài.             

          C. cộng sinh.                                                                 D. cạnh tranh cùng loài.

Câu 2 (NB). Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? 

          A. Châu chấu.                     B. Ếch đồng.                       C. Thỏ.                               D. Thằn lằn.

Câu 3 (NB). Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

          A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.                                         B. Tổng hợp phân tử ARN.

          C. Nhân đôi ADN.                                                        D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 4 (NB). Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có kiểu gen nào sau đây? 

          A. aabb.                             B. aaBB.                            C. AABB.                          D. AAbb.

Câu 5 (NB). Hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?

          A. Hiđrô.                            B. Cộng hoá trị.                  C. Ion.                                D. Este.

Câu 6 (NB). Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

          A. đột biến gen.                                                             B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

          C. biến dị tổ hợp.                                                           D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 7 (NB). Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?

          A. Thể một.                        B.Thể tam bội.                    C. Thể tứ bội.                     D.Thể ba.

Câu 8 (NB). Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

          A. 5'AUA3'.                       B. 5'AUG3'.                       C. 5UAA3'.                        D. 5'AAG3'.

Câu 9 (NB). Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây? 

          A. Ruồi giấm.                      B. Vi khuẩn E. coli.             C. Đậu Hà Lan.                  D. Khoai tây.

Câu 10 (NB). Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là

          A. mật độ cá thể của quần thể.                                       B. kích thước tối thiểu của quần thể.

          C. kiểu phân bố của quàn thể.                                        D. kích thước tối đa của quần thể.

Câu 11 (NB). Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền theo dòng mẹ?

          A. Gen nằm ở ti thể.                                                       B. Gen nằm trên NST thường.

          C. Gen nằm trên NST giới tính X.                                  D. Gen nằm trên NST giới tính Y.

Câu 12 (NB). Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

          A.  thành .         B.  thành .             C.  thành .            D.  thành .

Câu 13 (NB). Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂Cây thân cao × ♀Cây thân thấp thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch? 

          A. ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân cao.                           B. ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân thấp.

          C. ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân thấp.                          D. ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân cao.

Câu 14 (NB). Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là

          A. 0,48.                              B. 0,40.                              C. 0,60.                              D. 0,16.

Câu 15 (NB). Lúa nước có 2n = 24. Mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

          A. 12.                                 B. 48.                                 C. 24.                                 D. 6.

Câu 16 (NB). Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen :

          A. aabb.                             B. aaBB.                            C. AAbb.                           D. AaBb.

Câu 17 (NB). Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?

          A. Đại Trung sinh.               B. Đại Nguyên sinh.            C. Đại Tân sinh.                  D. Đại Cổ sinh.  

Câu 18 (NB). Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

          A. Địa lí – sinh thái.             B. Hình thái.                        C. Sinh lí – hóa sinh.            D. Cách li sinh sản.

Câu 19 (NB): Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? 

          A. Tập hợp cá chép ở hồ Tây.                                       B. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương.

          C. Tập hợp bướm ở rừng Nam Cát Tiên.                       D. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã.

Câu 20 (NB): Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

          A. Tốc độ gió.                    B. Vật kí sinh.                     C. Vật ăn thịt.                     D. Hỗ trợ cùng loài.

ĐÁP ÁN

1-D

2-A

3-A

4-C

5-A

6-C

7-C

8-C

9-C

10-A

11-A

12-C

13-D

14-D

15-A

16-D

17-C

18-D

19-A

20-A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 1 (NB). Enzim nào sau đây xúc tác cho quá trình phiên mã?

          A. ARN pôlimeraza.           B. Amilaza.                         C. ADN pôlimeraza            D. Ligaza.

Câu 2 (NB). Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

          A. Đột biến tứ bội.                                                        B. Đột biến đảo đoạn.        

          C. Đột biến tam bội.                                                      D. Đột biến lệch bội.

Câu 3 (NB). Sự xuất hiện của adenine dạng hiếm có thể gây ra đột biến

          A. thay thế G-X thành A-T. B. thay thế A-T thành G-X.

          C. mất cặp A-T.                                                            D. mất cặp G-X.

Câu 4 (NB). Axit amin nào sau đây không thể hiện tính chất thoái hóa của mã di truyền?

          A. Alanin                           B. Triptophan                     C. Lơxin                             D. Foocmin metionin.

Câu 5 (NB). Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:

          A. 30nm.                            B. 11nm.                            C. 300nm.                          D. 700nm.

Câu 6 (NB). Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng:

          A. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

          B. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.

          C. Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cánh hoa trắng.

          D. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

Câu 7 (NB): Ở cây lúa, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

          A. Lá.                                 B. Thân.                             C. Cành.                             D. Rễ.

Câu 8 (NB). Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng phổi?

          A. Ếch.                               B. Cá ngừ.                          C. Rắn.                               D. Cào cào.

Câu 9 (NB). Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:

          A. Các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

          B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

          C. Làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

          D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 10 (NB). Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

          A. Lai tế bào sinh dưỡng.                                               B. Gây đột biến nhân tạo.         

          C. Nhân bản vô tính.                                                        D. Cấy truyền phôi.

Câu 11 (NB): Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

          A. Lọài đặc trưng.                                                          B. Thành phần loài.              

          C. Loài ưu thế.                                                               D. Tỉ lệ giới tính.

Câu 12 (NB). Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây được dùng để nối các đoạn ADN với nhau tạo ADN tái tổ hợp?

A. Restrictaza.                                                               B.Ligaza.                           

C.ADN polimeraza.                                                       D.ARN polimeraza.

Câu 13 (NB). Quần thể nào sau đây có tần số alen a thấp nhất?

          A. 0.2AA : 0,5Aa : 0,3aa                                              B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,laa.

          C. 0,1 AA : 0,8Aa : 0,1 aa   D. 0.4AA : 0,6aa.

Câu 14 (NB). Trong thí nghiệm năm 1953 của S.Miller và Urey nhằm kiểm tra giả thiết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan, hai ông đã sử dụng hỗn hợp khí để mô phỏng thành phần của khí quyển cổ đại giả định, các thành phần khí có mặt trong hỗn hợp bao gồm:

          A. CH4, NH3, H2 và hơi nước                                        B. CH4, CO2, H2 và hơi nước

          C. N2, NH3, H2 và hơi nước                                          D. CH4, NH3, O2 và hơi nước

Câu 15 (NB). Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?

          A. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống bố         B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau       

          C. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau                    D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ.

Câu 16 (NB): Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

          A. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.

          B. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

          C. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

          D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

Câu 17 (NB). Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế

                     A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.                                   B. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.

                     C. nhiều gen không alen chi phối 1 tính trạng.                  D. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.

Câu 18 (NB). Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm

          A. đột biến trung tính.          B. biến dị tổ hợp.                C. biến dị cá thể.                 D. đột biến.

Câu 19 (NB). Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?

          A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.                                     B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc.

          C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới.                                     D. Quần xã đồng rêu hàn đới.

Câu 20 (NB). Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

          A.Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

          B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

          C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

          D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng

ĐÁP ÁN

1-A

2-B

3-B

4-B

5-B

6-D

7-A

8-C

9-C

10-D

11-D

12-B

13-B

14-A

15-D

16-D

17-C

18-C

19-A

20-A

{-- Còn tiếp--}

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Lê Trung Kiên lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF