YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Lê Khiết

Tải về
 
NONE

Sắp tới kì thi HK2, một kì thi khá quan trọng đối với các em lớp 12. Nhằm giúp các em ôn tâp và nắm vững các dạng đề thi, mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Lê Khiết dưới đây. Chúc các em ôn tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ KHIẾT

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"...Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó mang lại hạnh phúc cho bạn. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ 7, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật, hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải là lúc này?

Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảng khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn. Thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người".

(Trích Điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc, First News)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

Câu 2 (0,75 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc.

Câu 3 (0,75 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng: Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.

Câu 2 (0,75 điểm):

Ý hiểu về câu nói “Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc”: tia nắng ban mai là ánh sáng bắt đầu cho một ngày mới; còn ánh hoàng hôn buông xuống là thời khắc kết thúc của một ngày.

Ý cả câu: Đây là cách nói hàm ẩn. Hạnh phúc là ở hiện tại, không phải của sự chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến hay khi kết thúc một công việc.

Câu 3 (0,75 điểm):

Tác giả cho rằng: Hạnh phúc không phải một điểm đến, một thành quả mà là một hành trình dài. Vì: Hạnh phúc không bao giờ đứng yên, nó đòi hỏi ta phải tìm tòi, khám phá từ những điều chưa biết.

Câu 4 (1,0 điểm):

Thí sinh lấy được một thông điệp từ đoạn trích.

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi Thí sinh giải thích rõ ràng, hợp lý.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc: những khó khăn, thử thách trong cuộc sống làm cho con người ta dễ nản chí.

Hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười: chính là ý chí, nghị lực sống của con người vượt lên trên những khó khăn để có được sự thành công, niềm vui, niềm hạnh phúc.

→ Câu nói khuyên nhủ con người sống có nghị lực, ý chí, vượt qua khó khăn, gian khổ để đến được bến bờ hạnh phúc.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Cuộc sống của con người luôn có những khó khăn, thử thách mà chúng ta không thể lường trước đôi khi làm ta vấp ngã, nản chí và bỏ cuộc, nhưng nếu ta biết kiên nhẫn vượt qua, ta sẽ có được những điều tốt đẹp mà người khác không làm được.

Muốn có được thành công rực rỡ ta phải trải qua nhiều khó khăn, khó khăn càng lớn thì thành công càng ngọt, không điều gì là không thể nếu ta có một ý chí hơn người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội có nhiều người sống không có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, không biết vươn lên, phó mặc cho số phận. Lại có những người lười biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… Những người này khó có được thành công và một cuộc sống tốt đẹp.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

2. Thân bài

Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi; ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu: Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát.

Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời; lòng Mị thì đang sống về ngày trước.

Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

Mị thấy vui sướng nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

→ Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại. Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.

Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.

Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận.

Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi → Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

- Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

→ Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[1] ...Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?

[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?

Câu 3 (0,75 điểm): Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1,0 điểm): Quan điểm của anh chị về ý kiến: "Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới".

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

Câu 2 (5,0 điểm): Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2 (0,75 điểm):

Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh: khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca; khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước; chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình.

Câu 3 (0,75 điểm):

Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc cú pháp: "Tự hào dân tộc không phải... mà là..."

Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về niềm tự hào dân tộc.

Câu 4 (1,0 điểm):

Nêu quan điểm: đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng bởi lẽ: Bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập. Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá những nét độc đáo của văn hoá quê hương, những hình ảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước, luôn gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp truyền thống.…

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thay đổi bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Mỗi con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn.

→ Ý câu nói khuyên nhủ con người cố gắng trau dồi, hoàn thiện bản thân bởi chỉ khi bản thân hoàn thiện, tốt hơn thì chúng ta mới có thể mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

b. Phân tích

Người biết thay đổi, hoàn thiện bản thân mình là những người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ còn là người biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục; sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó.

Việc thay đổi bản thân làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác mà không biết phấn đấu vươn lên để hoàn thiện bản thân mình. Lại có những người quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình, trau dồi kiến thức để thực hiện mục tiêu…

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

2. Thân bài

a. Cái nhìn của nhà văn

Những chàng trai cô gái Mèo của ông là những người đẹp người đẹp nết, dũng cảm, yêu đời, yêu lao động, khỏe mạnh: “Mị thổi sáo giỏi”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, còn A Phủ là chàng trai được nhiều người con gái ao ước: “A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa…”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.

Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp: Mị thà phải lao động vất vả hơn làm con dâu nhà giàu, A Phủ dám đánh lại con nhà giàu để bênh vực cho lẽ phải, không hề khóc lóc van xin khi bị cha con thống lí đánh đập tàn nhẫn.

b. Xét về hình thức

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của và khái quát lại ý nghĩa của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

F. Nietzsches, một nhà triết học người Đức, đã viết rằng: "Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình". Vì vậy, bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. Từ đó hãy làm hết sức mình để hoàn thiện bản thân. Bạn đừng nên bằng lòng với việc chỉ chống chọi cuộc sống này một cách đơn thuần. Bạn cần tập trung vào những thành quả cần đạt chứ không phải là sự ngợi khen bình thường của người khác. Để ngày càng tiến bộ hơn thì bạn nên chắc chắn bản thân phải có sự thay đổi nào đó. T.S.Eliot - một nhà thơ Mĩ - nói với chúng ta rằng: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện họ có thể đi được bao xa". Cũng tương tự như vậy, nhà văn W.Irving viết: "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu của họ, còn những kẻ khác thì chỉ có ước muốn mà thôi"

(Trích Đắc nhân tâm - Dale Carnegie)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Vấn đề mà đoạn trích trên đề cập là gì?

Câu 3 (0,75 điểm): Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện ra được họ có thể đi được bao xa"

Câu 4 (1,0 điểm): Trong câu nói của W. Irving thì sự khác nhau giữa "những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt Nghị luận.

Câu 2 (0,75 điểm):

Vấn đề mà đoạn trích trên đề cập: Ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta.

Câu 3 (0,75 điểm):

Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện ra được họ có thể đi được bao xa": Ẩn dụ.

Câu 4 (1,0 điểm):

Sự khác nhau giữa "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là: Người luôn đưa ra mục tiêu để thực hiện nó, dẫn đến thành công trong cuộc sống và trở thành "vĩ đại" còn "người khác" chỉ dừng lại ở việc mơ ước mà không đưa ra mục tiêu cụ thể để thực hiện.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đam mê: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một mục tiêu nào đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.

→ Đam mê có vai trò quan trọng và là khởi đầu trên cuộc hành trình đi tìm thành công của mỗi người, không có niềm đam mê, chúng ta sẽ không có động lực để làm việc và khó có được thành công.

b. Phân tích

Người có đam mê mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện đam mê của mình cũng chính là đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.

Khi có đam mê, chúng ta mới có sự kiên trì, nhẫn nại để vươn lên, vượt qua những khó khăn gian khổ để hướng đến thành công. Đam mê không chỉ giúp con người sống tốt hơn mà còn khiến cho chúng ta rèn luyện, tích lũy cho bản thân mình nhiều giá trị tốt đẹp.

Người sống có đam mê sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có đam mê nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có đam mê, ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có đam mê nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích nhân vật A Phủ

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ: vợ chồng A Phủ là một câu chuyện thành công và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Mị với nội tâm sâu sắc, nhân vật A Phủ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài

a. Cuộc đời A Phủ

b. Khi bị bắt về nhà thống lí

3. Kết bài

Khái quát lại nhân vật A Phủ và giá trị của câu chuyện.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Lê Khiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON