YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên

Tải về
 
NONE

Để ôn tập kiến thức trọng tâm và tiếp cận đề thi THPT QG sắp tới, mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em sẽ có một kì thi đạt điểm cao nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

  1. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.

Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.

Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”.

 (Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích:

“Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”?

Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm). Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) về việc theo đuổi ước mơ.

Câu 2. (5 điểm).  Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Trích“Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm", Ngữ Văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.118)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/nghị luận.

Câu 2. Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa: Ước mơ là động lực thay đổi thế giới, thay đổi bản thân.

Câu 3. 

- Giải thích ý nghĩa câu: “Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”

+ “Trái ngọt” và “những chặng đường dài” là những hình ảnh ẩn dụ. “Chặng đường dài” là biểu tượng cho những khó khăn, thử thách, thất bại, … mà con người phải trải qua trong hành trình khám phá ước mơ. “Trái ngọt” là thành quả, kết quả ngọt ngào sau chặng đường ấy.

+ Cả câu ý muốn nói: Những thành quả có được sau rất nhiều những thử thách, thất bại, … là những thành quả xứng đáng và ý nghĩa.

Câu 4. 

- HS có thể đưa ra các quan điểm khác nhau miễn sao lí giải hợp lí, thuyết phục; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Gợi ý:

* Đồng tình vì:

+ Chúng ta phải bỏ thời gian, công sức; đối mặt với khó khăn, thách thức; phải hi sinh rất nhiều thứ để mới có thể đạt được ước mơ.

+ Trong quá trình thực hiện ước mơ, nhiều khi ta nêm trải cô đơn, thất vọng trên hành trình của chính mình, không ai hiểu, không ai quan tâm. Đôi khi chính chúng ta lại bị định kiến xã hội làm lung lạc ý chí, tư tưởng.

* Không đồng tình, vì:

+ Ước mơ thường bao giờ cũng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật nên việc thực hiện mơ ước là hợp pháp, được pháp luật bảo vệ.

+ Nếu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội; nếu ta có nỗ lực ý chí, quyết tâm thực hiện thì ước mơ cũng dễ dàng trở thành sự thật.

* Vừa đồng tình vừa không đồng tình, vì:

+ Con đường theo đuổi ước mơ sẽ không an toàn và càng không dễ dàng nếu ta chọn những ước mơ lớn, ước mơ “làm thay đổi thế giới”, ước mơ khó thực hiện.

+ Ngược lại, nêu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, với nhu cầu của xã hội; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; đáp ứng mong mỏi của mọi người và nỗ lực thực hiện thì con đường theo đuổi ước mơ sẽ an toàn và dễ dàng hơn.

II. Làm văn

Câu 1. 

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 

Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân mình.

*Bàn luận vấn đề

a. Giải thích

Ước mơ là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.

b. Phân tích

* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

* Tại sao nên theo đuổi ước mơ ?

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô định, mất phương hướng.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì, dẫn tới sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Nhờ theo đuổi ước mơ mà con người biết sống có kế hoạch, biết vạch sẵn ra những bước đi để biến ước mơ thành hiện thực.

- Nếu không theo đuổi ước mơ thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt, nhàm chán.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến. (Liên hệ phần Đọc hiểu.)

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

*Khái quát lại vấn đề: tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân

Câu 2. Cảm nhận 9 câu thơ đầu của bài thơ Đất nước

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Cảm nhận đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” ) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo giải quyết tốt các yêu cầu sau của đề bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.

- Đoạn trích “Đất Nước” trích từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971.

* Cảm nhận nội dung của đoạn thơ:

- Đất nước có từ bao giờ?

+ Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước.

+ Đất nước có từ rất lâu đời qua lời kể “ngày xửa ngày xưa” trong những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ.

- Quá trình lớn lên của đất nước:

+ Những cụm từ “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” đã cho thấy được quá trình hình thành và phát triển đất nước.

+ Đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu của lịch sử văn hoá dân tộc:

  • Đất nước bắt đầu cùng với sự ra đời của những phong tục, tập quán rất đẹp trong suốt mấy nghìn năm: ăn trầu, bới tóc, cách đặt tên của người Việt.
  • Đất nước lớn lên đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người: hình ảnh cây tre - biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và sức sống bất diệt của dân tộc.
  • Đất nước mang vẻ đẹp tâm hồn của những con người sống ân tình, thuỷ chung qua hình ảnh “gừng cay – muối mặn”.
  • Đất nước gắn với những con người cần cù, lam lũ, yêu lao động, chịu thương chịu khó qua hình ảnh “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.

=> Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. Vì thế, đất nước hiện lên thật dung dị, gần gũi, lam lũ nhưng không kém phần cao cả.

* Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ tự do phóng túng, giàu nhạc điệu, cảm xúc. Giọng thơ tâm tình chân thành, thiết tha, sâu lắng.

- Sử dụng sáng tạo, phong phú các chất liệu văn hoá dân gian.

- Sử dụng có hiệu quả các phép điệp, liệt kê; các hình ảnh giàu tính biểu tượng (miếng trầu, cây tre, gừng cay, muối mặn, …)

- Phong cách thơ trữ tình - chính luận.

- Đánh giá chung:

+ Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm về đất nước. Theo đó, đất nước hiện lên dung dị, gần gũi, giàu truyền thống và cao cả, thiêng liêng.

+ Đoạn trích thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình chính luận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ thay đổi – Karen Casey, NXB Tổng hợp TP.HCM,2010, tr.72)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 0,5đ

Câu 2: Theo tác giả, tại sao Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn? 0,5đ

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên”? 1,0đ

Câu 4: Bài học có ý nghĩa nhất mà Anh/Chị rút ra cho bản thân từ việc đọc đoạn trích trên? 1,0đ

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về Tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích sau:

“- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là

nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...

- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?

- Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái  sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Đột nhiên tôi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD, 2017, trang 75,76)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, “Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn” vì điều đó đồng nghĩa với việc “họ không còn kiểm soát được hành động của chúng ta”

Câu 3: Có thể hiểu về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên” như sau:

- Với người bị kiểm soát: Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ khiến họ sự chủ động, tự tin, phát huy được ưu thế của bản thân, …

- Với người kiểm soát: Học được cách tôn trọng người khác, từ đó có được mối quan hệ bình đẳng, hài hòa, …

Câu 4: Có thể rút ra những bài học khác nhau, chẳng hạn: phải có sự độc lập trong suy nghĩ và hành động, tinh thần tự chịu trách nhiệm về bản thân …

- Học sinh lý giải hợp lý vấn đề.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1.Yêu cầu chung: Đảm bảo dung lượng khoảng 200 chữ, hình thức nội dung của đoạn văn, học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích, có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: về sự cần thiết của tinh thần trách nhiệm về hành vi đối với bản thân mỗi người trong cuộc sống.

2.Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, không mắc lỗi chính tả

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người, là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công.

c. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

*  Giải thích:

- Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ý lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

- Tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nổ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn.

* Bàn luận

+ Tinh thần trách nhiệm có thể giúp ta không gục ngã  trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống,  ta có thể làm thay đổi được thời cuộc….

+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời…

+ Việc biết tự chịu trách nhiệm về hành vi ở mỗi người không chỉ thể hiện lòng tự cao mà còn giúp xã hội loại trừ đi thứ văn hóa “đổ thừa”.

+ Tinh thần trách nhiệm là tiền đề xây dựng một xã hội văn minh mà chúng ta luôn luôn hướng đến.

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Tâm trạng của người đàn bà hàng chài khi đối thoại với Đẩu và Phùng  tại tòa án huyện: nhẫn nhịn, chịu đựng, lo lắng và tỉ mỉ với niềm vui nhỏ nhoi từ cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

*  Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

* Phân tích tâm trạng của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích:

* Đánh giá chung:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ trên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

(Trích bài thơ “Phố ta” – Lưu Quang Vũ, “Hương cây – bếp lửa”, NXB Văn học, 1968)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa, bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2016)

Từ đó nhận xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chính trị trong thơ Tố Hữu.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. 

Tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh: Phố nghèo, giọt nước sa, lũ trẻ trên gác thượng, bong bóng xà phòng, cây táo nở hoa,  rãnh nước trong veo

Câu 3. 

- Nêu một biện pháp tu từ: ẩn dụ (cây táo nở hoa, rãnh nước trong veo) hoặc câu hỏi tu từ  (Sao rãnh nước trong veo đến thế?) - Tác dụng:

+ Biện pháp tu từ  ẩn dụ: ẩn dụ cho những điều giản dị tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc đời. Cuộc sống không chỉ toàn chuyện xấu xa.

+ Câu hỏi tu từ đã thể hiện niềm tin và tình yêu cuộc sống của nhà thơ. + Tạo cách diễn đạt giàu hình ảnh, biểu cảm, tăng tính nhạc, giọng điệu thiết tha cho những câu thơ….

Câu 4.

HS phát hiện và lí giải ngắn gọn, thuyết phục về thông điệp được rút ra từ đoạn thơ.

- Có thể tham khảo thông điệp sau:

Cuộc đời này không phải toàn chuyện xấu xa, vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Đó có thể là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên mang tới cảm giác bình yên và thư thái, là những việc tử tế của con người dù bình dị nhỏ bé mang tới niềm tin yêu, hứng khởi, là những yêu thương ta nhận từ bao người như một món quà vô giá…. Vì thế “dù ai có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc đời luôn kì diệu và đẹp đẽ.”

- Lí giải thuyết phục

II. LÀM VĂN

Câu 1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống

c.  Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ khơi dậy và bồi đắp cho chúng ta tình yêu cuộc sống, giúp ta tin rằng cuộc sống mến thương luôn tươi đẹp và đáng sống.

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ thức tỉnh chúng ta về những giá trị sống mà mình đeo đuổi. Thành công, hạnh phúc không phải là những điều lớn lao, vĩ đại mà có khi chỉ là những điều tốt đẹp nhỏ bé, bình dị.

- Những điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm cho những giá trị lớn lao cao cả sinh sôi, nảy nở góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

- Những điều tốt đẹp dẫu bé nhỏ bình dị nhưng có ý nghĩa, giá trị lớn lao. Trân trọng, nâng niu và phát huy những điều tốt đẹp bình dị là cách để góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b.  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc.

- Nhận xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất chính trị

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

2. Cảm nhận đoạn thơ:

* Nội dung:

* Nghệ thuật:

3. Nhận xét:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Hàn Thuyên Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF