Luyện đề thi là một phương pháp ôn tập hiệu quả giúp các em học sinh đạt được kết quả cao trong kì thi HK2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 12 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn.
Mặc dù kinh tế đất nước đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng và không ngừng đẩy mạnh, mở rộng công tác đền ơn, đáp nghĩa hoàn thiện, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ gia đình và người có công với nước. Đây là cơ sở quan trọng để các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng thiết thực đi vào chiều sâu, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng: Huy động mọi nguồn lực xã hội, cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công...Tạo điều kiện, khuyến khích mọi người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn.
Ngay từ đầu tháng 7, Chủ tịch nước đã có quyết định 1142/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cùng nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong cả nước...Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ngành, đoàn thể đã dành kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội để triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, qua đó tạo niềm tin đối với người có công về sự chăm lo, trợ giúp của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, hy sinh của họ vì độc lập, tự do của dân tộc.
Đền ơn đáp nghĩa đã trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp...tích cực, chủ động tham gia, với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng mới và sử chữa nhà tình nghĩa; đỡ đầu con em thương binh, liệt sĩ; trợ cấp, hỗ trợ thường xuyên các gia đình chính sách; tuổi trẻ cả nước đã đồng loạt triển khai Đêm thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ...đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng.
(Trích: Xã luận - Báo Nhân dân điện tử, ngày 26/7/2013)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam..."
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị đã có những hành động cụ thể nào để tiếp nối truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên: Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn.
Câu 2 (0,5 điểm):
Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 3 (1,0 điểm):
Tác giả cho rằng: "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam..." vì: Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người có công, sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. Là đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta gắn với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. Hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc… → Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam.
Câu 4 (1,0 điểm):
Hành động cụ thể về việc tiếp nối truyền thống Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn theo quan điểm riêng của bản thân: Giữ gìn, bảo vệ những giá trị, thành quả của ông cha đã để lại, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩ ở địa phương, học tập nghiêm túc; cần cù lao động phát huy những giá trị ấy...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Dàn ý Nghị luận về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giáo dục: là việc thông qua trường lớp, thầy cô, những người có trình độ chuyên môn để mỗi con người tiếp thu những nguồn kiến thức khác nhau, mở rộng tầm hiểu biết và áp dụng chúng vào thực tế.
Câu nói đề cao vai trò, tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc sống mỗi con người cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Đồng thời câu nói cũng khuyên chúng ta cố gắng học tập vì một tương lai tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Con người nếu không học tập sẽ không tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm quý báu, không rút ra được bài học để hoàn thiện bản thân và từ đó kéo theo sự đi xuống của cả xã hội.
Giáo dục nói chung hay học tập nói riêng là quá trình rất dài đòi hỏi con người phải kiên trì, nhẫn nại, luôn cố gắng, nỗ lực hết mình.
Giáo dục mang lại cho con người nhiều lợi ích quý báu, không chỉ giúp con người trở nên giỏi giang hơn, phát huy được mọi khả năng, thế mạnh của bản thân mà nó còn giúp cho chúng ta trở thành một người có nhân cách tốt.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh chứng cho tầm quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và việc học, chưa cố gắng trau dồi, tiếp thu kiến thức, tích lũy cho bản thân mình. Lại có những người lười biếng, ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác,… chúng ta không nên học theo những người này.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm):
Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật người đàn bà làng chài.
2. Thân bài
a. Ngoại hình
Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng, tấm lưng bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
Sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận.
b. Tính cách, phẩm chất
Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả.
Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
→ Bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn.
Giàu tình yêu thương: Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà bắt nguồn từ tình yêu thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.
Vị tha, bao dung: Bị người chồng đánh đập mà bà vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí bà còn biết ơn người đã cùng bà chèo chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con. Bà nhận mọi lỗi lầm về mình, bà nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì bà mà ra.
Thấu hiểu lẽ đời: Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.
c. Đánh giá chung
Người đàn bà là chân dung thành công của Nguyễn Minh Châu, để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người.
Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật đầy ám ảnh mà Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải tư tưởng nhân đạo qua tác phẩm.
3. Kết bài
Khái quát lại vẻ đẹp nhân phẩm của người đàn bà làng chài và nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi "tại sao chậu hoa của cô không có gì?" "Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại" – cô gái trả lời.
"Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này".
(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (0,5 điểm): Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên.
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.
Câu 2 (1,0 điểm):
Nội dung của văn bản: Hãy kiên trì đến cùng nếu bạn muốn theo đuổi mục tiêu, niềm đam mê của mình và giữ cho mình đức tính trung thực, thật thà, không vì lợi ích mà dối trá để đạt được mục đích.
Câu 3 (0,5 điểm):
Cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng, vì: cô đã cố gắng hết sức mình để chăm sóc hạt giống và trung thực kể lại mọi chuyện cho nhà vua.
Câu 4 (1,0 điểm):
Bài học được rút ra: chúng ta hãy cố gắng, nỗ lực hết sức mình để theo đuổi ước mơ, niềm đam mê của mình và luôn giữ cho bản thân sự trung thực tuyệt đối, không vì những thành công trước mắt của người khác mà nản chí, bỏ cuộc.
Ngoài ra học sinh có thể trả lời theo ý hiểu của mình, nếu hợp lí giáo viên vẫn cho điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý chí, nghị lực sống của con người.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
b. Phân tích
Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.
Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.
c. Chứng minh
d. Phản đề
3. Kết bài
Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí, nghị lực sống của con người đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm):
Dàn ý Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
1. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phát hiện thứ nhất
Nguyên nhân: trưởng phòng yêu cầu Phùng chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu để phục kích.
Phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: con thuyền kéo lưới đang tiến vào bờ, vài bóng người im phăng phắc. → Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.
→ Bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Dường như anh đã bắt gặp cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
b. Phát hiện thứ hai
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.
Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.
Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.
Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời. Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.
Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
(Băng Sơn, U tôi - Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản.
Câu 2 (0.75 điểm): Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống?
Câu 3 (0.75 điểm): Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn? (1,0 điểm)
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Câu 2 (5,0 điểm): Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm):
Đặc tính nổi bật của tấm gương: trung thực, chân thành, thẳng thắn, trong sạch, không biết nói dối hay nịnh hót, ác độc với bất cứ ai.
Câu 2 (0.75 điểm):
Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách, phẩm chất của con người.
Câu 3 (0.75 điểm):
Thái độ tác giả biểu đạt qua bài văn: biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh trình bày quan điểm riêng và cần có những lí giải thuyết phục. Có thể theo hướng: đồng tình với ý kiến:
Vì: Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; nhưng vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng. Trong cuộc sống, con 1,0 người cần biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng điều quan trọng hơn là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Dàn ý Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
2. Thân bài
a. Giải thích
Vùng sỏi đá khô cằn: chỉ hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, những gian nan, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.
Cây hoa dại: chỉ những con người có ý chí, nghị lực, sức sống mãnh liệt, luôn cố gắng vươn lên và hướng về phía trước.
Ý cả câu: những khó khăn, thử thách dùng để thách thức con người, nếu ai có ý chí, nghị lực, vượt qua được nó sẽ hái được quả ngọt, đạt được thành công xứng đáng.
b. Phân tích
Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.
Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.
c. Chứng minh
d. Phản đề
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm):
Dàn ý Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
2. Thân bài
a. Rừng xà nu
- Mỗi người dân là một chiến sĩ, một dũng sĩ nhen nhóm bằng ngọn lửa cách mạng và niềm tin mà anh Quyết cán bộ Đảng hoạt động bí mật đem lại cho dân làng Xô Man:
Cụ Mết già làng, oai phong lẫm liệt; là một thủ lĩnh quân sự tài ba, quyết đoán. Dưới lưỡi mác của cụ Mết, thằng Dục chỉ huy nằm gục trên vũng máu. Mười tên giặc bị giết chết, xác ngổn ngang quanh đống lửa xà nu giữa nhà ưng. Cụ đã thắp sáng ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng vì chân lý lịch sử
b. Những đứa con trong gia đình
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !