Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi giữa Học kì 1 môn Hóa học 12 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Bộ 3 đề thi giữa Học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
|
KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Etyl fomat. D. Saccarozơ.
Câu 2: Sắp xếp nào sau đây là đúng về tính bazơ của các chất?
A. C6H5NH2 > C2H5NH2 > CH3NH2. B. CH3NH2 > NH3 > C2H5NH2.
C. C6H5NH2 > CH3NH2 > NH3. D. C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(b) Trong phân tử Lysin có số nguyên tử nitơ bằng số nguyên tử oxi.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.
(e) Các chất béo no là những chất rắn, thường được gọi là dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây về este no đơn chức, mạch hở là không đúng?
A. Công thức phân tử chung là CnH2nO2 (n≥2).
B. Khi đốt cháy cho khối lượng H2O bằng khối lượng của CO2.
C. Thuỷ phân trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
D. Phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.
Câu 5: Cho 7,695 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dich HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đươc 12,6225 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C3H7N.
Câu 6: Ở điều kiện thường, để nhận biết iot trong dung dịch, người ta nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch iot thì thấy xuất hiện màu
A. nâu đỏ. B. hồng. C. xanh tím. D. vàng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh.
D. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Câu 8: Cho 20,6 gam hợp chất T (C4H9O2N, mạch hở) tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 24,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của T là
A. C3H5COONH4. B. H2NC2H4COOCH3.
C. C2H3COONH3CH3. D. H2NCH2COOC2H5.
Câu 9: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 24,03 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,97 gam muối khan. Công thức X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NC4H8COOH. C. H2NC2H4COOH. D. NH2CH2COOH.
Câu 10: Tiến hành thủy phân m gam gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ sản phẩm thu được thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 thì được 10,8 gam kết tủa. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 60%. Giá trị của m là
A. 16,875. B. 6,075. C. 18,125. D. 10,375.
Câu 11: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu tím. B. màu vàng. C. màu đỏ. D. màu da cam.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Glucozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 2.
Câu 13: Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ?
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2).
Câu 14: Dung dịch của chất làm đổi màu quỳ tím sang hồng?
A. C6H5NH2. B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 15: Amin nào dưới đây là amin bậc một?
A. CH3-NH-CH3. B. (CH3)2N-CH2-CH3.
C. CH3-CH(NH2)CH3. D. CH3-CH2-NH-CH3.
Câu 16: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức G trong 135 ml dung dịch KOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn theo sơ đồ hình vẽ:
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 11,76 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của G là
A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5.
C. C2H3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 17: Đipeptit X có công thức: NH2CH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là
A. Gly-Val. B. Gly-Ala. C. Ala-Gly. D. Ala-Val.
Câu 18: X là tetrapeptit Ala–Gly–Val–Ala; Y là tripeptit Val–Gly–Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 1 : 2) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 120,8 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 86,2. B. 98,8. C. 90,5. D. 101,3.
Câu 19: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. HCOONa và C2H5OH. B. C2H5COONa và CH3OH.
C. CH3COONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 20: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3-CH2-CO-NH2. B. H2N-CH2-COOH.
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH. D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 8,82 gam chất béo Y bằng lượng oxi vừa đủ, thì thu được 25,08 gam khí CO2 và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là
A. 2,40. B. 1,2. C. 0,36. D. 3,60.
Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất hữu cơ:
Công thức cấu tạo của Z là
A. HO–CH2–CHO. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3COONH4.
Câu 23: Phản ứng tương tác của ancol tạo thành este được gọi là
A. phản ứng xà phòng hóa. B. phản ứng ngưng tụ.
C. phản ứng este hóa. D. phản ứng trung hòa.
Câu 24: Cho 3,68 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, MX< MY<150), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 3,38 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,025 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 60,33%. B. 14,45%. C. 88,75%. D. 40,32%.
Câu 25: Tripanmitin có công thức là
A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. C17H31COO)3C3H5.
Câu 26: Este etyl axetat có công thức là
A. HCOOCH=CH2. B. CH3CH2OH.
C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 27: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol.
C. este đơn chức. D. ancol đơn chức.
Câu 28: Cho lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 60%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn Ala-Ala-Gly-Gly trong môi trường NaOH dư, thu được sản phẩm là
A. H2NCH2COONa, H2NCH(CH3)COONa. B. H2NCH2COONa, H2NCH2CH2COONa.
C. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH. D. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
Câu 30: Fuctozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fuctozơ là
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. (C6H10O5)n.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
A |
B |
D |
C |
D |
B |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
C |
D |
B |
C |
B |
B |
A |
C |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
B |
C |
A |
C |
D |
B |
D |
A |
A |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 02
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Tiến hành thủy phân m gam gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ sản phẩm thu được thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 thì được 5,4 gam kết tủa. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 50%. Giá trị của m là
A. 10,125. B. 2,350. C. 1,620. D. 6,480.
Câu 2: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Etyl fomat. B. Glucozơ.
C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc a-glucozơ..
(b) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi..
(d) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(e) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Este chứa liên kết đôi C=C trong phân tử khi bị thủy phân, sản phẩm luôn có anđehit hoặc xeton.
B. Este đều bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm.
C. Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO.
D. Metyl fomat là este duy nhất có phản ứng tráng bạc.
Câu 5: α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 1,0 mol X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 125,5 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH2(NH2)COOH. D. NH2CH2CH2COOH.
Câu 6: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HOOC CH(NH2)CH2COOH. D. CH3CONH2.
Câu 7: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C12H22O11. B. C2H4O2.
C. C6H12O6. D. (C6H10O5)n.
Câu 8: Cho 7,125 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dich HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đươc 11,6875 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH5N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Câu 9: Sắp sếp tính bazơ của các chất: (1) NH3; (2) CH3NH2; (3) C6H5NH2, theo thứ tự tăng dần là
A. (2), (1), (3). B. (3), (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (3), (2), (1).
Câu 10: Este phenyl fomat có công thức là
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 11: Chất có phản ứng màu biure là
A. tinh bột. B. saccarozơ. C. anbumin. D. chất béo.
Câu 12: Đun nóng 0,15 mol este đơn chức G trong 175 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn theo sơ đồ hình vẽ:
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol metylic và 15,4 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của G là
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3.
C. C2H3COOCH3. D. C2H5COOCH3.
Câu 13: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?
A. Muối. B. Este no, đơn chức.
C. Etyl axetat. D. Chất béo.
Câu 14: Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, axit fomic, glixerol, axetalđehit, axeton, số chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 15: Cho 7,36 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, MX< MY<150), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Tỉ lệ gần nhất với giá trị nào?
A. 2,0. B. 3,0. C. 1,5. D. 2,5.
Câu 16: Một số este có mùi thơm hoa quả rất dễ chịu, không độc. Trong đó isoamyl axetat có mùi thơm của loại hoa (quả) nào sau đây?
A. mùi dứa. B. mùi táo.
C. mùi hoa nhài. D. mùi chuối chín.
Câu 17: Chất nào sau đây không phải amin bậc một?
A. C2H5NHCH3. B. C2H5NH2. C. CH3NH2. D. C6H5NH2.
Câu 18: Cho 22,5 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (hiệu suất phản ứng tráng bạc đạt 70%), khối lượng kết tủa bạc (gam) thu được là
A. 12,48. B. 18,9.
C. 38,6. D. 9,45.
Câu 19: Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala-Gly-Ala trong môi trường axit HCl dư, thu được các sản phẩm là
A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.
B. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH
D. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH2CH2COOH.
Câu 20: Dầu thực vật hầu hết là lipit ở trạng thái lỏng do
A. trong phân tử có chứa gốc glixerol.
B. chứa chủ yếu gốc axit béo không no.
C. chứa chủ yếu gốc axit béo no.
D. chứa axit béo tự do.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 120 ml. B. 240ml. C. 360 ml. D. 480 ml.
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng: C3H7O2N + NaOH → (X) + CH3OH. Công thức của X là
A. H2N-CH(CH3)COONa. B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. CH3COONH4. D. H2N-CH2-COONa.
Câu 23: X là tetrapeptit Ala–Gly–Val–Ala; Y là tripeptit Val–Gly–Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 2 : 1) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 129,1 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 101,3. B. 90,5. C. 86,2. D. 98,8.
Câu 24: Cho 3,64 gam hợp chất X (C3H9O2N, mạch hở) tác dụng hoàn toàn với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một chất khí (làm xanh giấy quỳ tím ẩm) và dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 4,88 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH2(CH3)2. B. CH3COONH3CH3.
C. HCOONH3C2H5. D. CH3CH2COONH4.
Câu 25: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh. Chất X là
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ, fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(b) Glucozơ còn được gọi là triglixerit
(c) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu sai là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 27: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu?
A. H2NCH2COOH. B. HOOCC3H5(NH2)COOH.
C. CH3CH2NH2. D. CH3COOH.
Câu 28: Tristearin là tên gọi của hợp chất
A. (C17H33COO)3C3H5. B. C17H31COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 29: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. HCOONa và C2H5OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và CH3OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 30: Tên gọi của peptit: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2 là
A. Ala-Val. B. Ala-Gly.
C. Gly-Ala. D. Val-Ala.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
B |
B |
B |
D |
C |
B |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
D |
A |
C |
D |
A |
B |
B |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
B |
B |
D |
B |
A |
D |
C |
B |
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN - ĐỀ 03
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Fuctozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fuctozơ là
A. C12H22O11. B. C2H4O2.
C. C6H12O6. D. (C6H10O5)n.
Câu 2: Đipeptit X có công thức: NH2CH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là
A. Ala-Gly. B. Gly-Val.
C. Ala-Val. D. Gly-Ala.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 8,82 gam chất béo Y bằng lượng oxi vừa đủ, thì thu được 25,08 gam khí CO2 và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là
A. 1,2. B. 2,40. C. 0,36. D. 3,60.
Câu 4: Phản ứng tương tác của ancol tạo thành este được gọi là
A. phản ứng xà phòng hóa. B. phản ứng trung hòa.
C. phản ứng ngưng tụ. D. phản ứng este hóa.
Câu 5: Cho lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 60%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 5,60.
C. 3,36. D. 4,48.
Câu 6: Este etyl axetat có công thức là
A. HCOOCH=CH2. B. HCOOC2H5.
C. CH3CH2OH. D. CH3COOC2H5.
Câu 7: Cho 20,6 gam hợp chất T (C4H9O2N, mạch hở) tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 24,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của T là
A. C3H5COONH4. B. H2NCH2COOC2H5.
C. C2H3COONH3CH3. D. H2NC2H4COOCH3.
Câu 8: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng. B. màu tím.
C. màu đỏ. D. màu da cam.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch dài, không phân nhánh.
B. Chất béo không tan trong nước.
C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
D. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Câu 10: Tripanmitin có công thức là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. C17H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 11: X là tetrapeptit Ala–Gly–Val–Ala; Y là tripeptit Val–Gly–Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y (trong đó tỉ lệ mol của X và Y tương ứng là 1 : 2) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được 120,8 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 98,8. B. 86,2. C. 101,3. D. 90,5.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(b) Trong phân tử Lysin có số nguyên tử nitơ bằng số nguyên tử oxi.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.
(e) Các chất béo no là những chất rắn, thường được gọi là dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 13: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức G trong 135 ml dung dịch KOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn theo sơ đồ hình vẽ:
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 11,76 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của G là
A. C2H3COOC2H5. B. HCOOC2H5.
C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5.
Câu 14: Tiến hành thủy phân m gam gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ sản phẩm thu được thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 thì được 10,8 gam kết tủa. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 60%. Giá trị của m là
A. 6,075. B. 18,125.
C. 10,375. D. 16,875.
Câu 15: Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ?
A. (2), (3). B. (3), (4). C. (1), (4). D. (1), (2).
Câu 16: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Etyl fomat. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 17: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. este đơn chức. C. ancol đơn chức. D. glixerol.
Câu 18: Sắp xếp nào sau đây là đúng về tính bazơ của các chất?
A. C6H5NH2 > C2H5NH2 > CH3NH2. B. CH3NH2 > NH3 > C2H5NH2.
C. C6H5NH2 > CH3NH2 > NH3. D. C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2.
Câu 19: Cho 3,68 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, MX< MY<150), tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 3,38 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,025 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,32%. B. 60,33%. C. 14,45%. D. 88,75%.
Câu 20: Ở điều kiện thường, để nhận biết iot trong dung dịch, người ta nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch iot thì thấy xuất hiện màu
A. xanh tím. B. hồng. C. nâu đỏ. D. vàng.
Câu 21: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 24,03 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,97 gam muối khan. Công thức X là
A. H2NC4H8COOH. B. H2NC3H6COOH.
C. H2NC2H4COOH. D. NH2CH2COOH.
Câu 22: Amin nào dưới đây là amin bậc một?
A. CH3-NH-CH3. B. (CH3)2N-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-NH-CH3. D. CH3-CH(NH2)CH3.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Glucozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 24: Cho 7,695 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dich HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đươc 12,6225 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C2H7N.
Câu 25: Dung dịch của chất làm đổi màu quỳ tím sang hồng?
A. C6H5NH2.
B. CH3NH2.
C. H2NCH2COOH.
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn Ala-Ala-Gly-Gly trong môi trường NaOH dư, thu được sản phẩm là
A. H2NCH2COONa, H2NCH2CH2COONa.
B. H2NCH2COONa, H2NCH(CH3)COONa.
C. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
D. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.
Câu 27: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3-CH2-CO-NH2. B. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất hữu cơ:
Công thức cấu tạo của Z là
A. CH3COOH. B. HO–CH2–CHO. C. CH3COONH4. D. CH3CHO.
Câu 29: Nhận xét nào sau đây về este no đơn chức, mạch hở là không đúng?
A. Phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.
B. Khi đốt cháy cho khối lượng H2O bằng khối lượng của CO2.
C. Công thức phân tử chung là CnH2nO2 (n≥2).
D. Thuỷ phân trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 30: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. C2H5COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và C2H5OH.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
B |
D |
C |
D |
D |
B |
D |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
D |
C |
D |
D |
B |
D |
D |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
D |
D |
A |
D |
B |
A |
A |
B |
D |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Quang Trung
- Đề thi giữa HK1 môn Toán 12 năm 2023-2024 THPT Bùi Thị Xuân có đáp án
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.