YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Bình

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Bình do Hoc247 biên soạn. Tài liệu bao gồm các đề thi khác nhau kèm đáp án sẽ giúp các em dễ dàng luyện tập và đối chiếu kết quả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

BỘ 3 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 9 CÓ ĐÁP ÁN

NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

1. Đề số 1

I. Phần trắc nghiệm. (5điểm)

Câu 1:  Em tán thành với ý kiến nào dưới đây :

            A. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh

            B. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn là tất yếu.

            C. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình

            D. Không nên tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác vì chúng không phù hợp với dân tộc ta.

Câu 2:   Học sinh A cô giáo giao bài trong một buổi tối phải làm xong . Hôm sau đến lớp cô giáo kiểm tra bài của em A  đã làm đúng  và đầy đủ  Vậy việc làm của em A đã thể hiện đức tính gì?

            A.  Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả .               B.  Tự chủ.       

            C. Năng động, sáng tạo.                                                          D .  Kỷ luật.                                        

Câu 3:  Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện thái độ thiếu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

            A. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.          B. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội

            C. Ra sức học tập rèn luyện toàn diện  D. Dồn hết sức lực vào học tập, việc khác không quan tâm

Câu 4:  Em đồng ý với ý kiến nào sau đây :

            A. Không nên nghe theo lời của mọi người sẽ hỏng việc

            B. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và tình huống giao tiếp

            C. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

            D. Cần giữ thái độ từ tốn ôn hoà trong giao tiếp

Câu 5:   Theo em , những việc làm nào sau đây có nội dung không thể hiện tính dân chủ ?

            A. Các bạn trong lớp đã thảo luận để xây dựng nội quy lớp học

            B. Nhà trường tổ chức cuộc thi vẽ tranh vì môi trường mọi người đã tích cực tham gia

            C. Tổ trưởng tổ dân phố quyết định mỗi gia đình nộp 100.000 đồng để làm quỹ từ thiện

            D. Lớp phát động phong trào ủng hộ sách vở cho các bạn học sinh vùng núi, các bạn đã tích cực hưởng ứng

Câu 6:  Em tán thành với quan điểm nào sau đây?

            A. Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động trong mọi thời đại

            B. Năng động sáng tạo là phẩm chất của những thiên tài

            C. Người càng năng động sang tạo thì càng vất vả.

            D. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được

Câu 7:   Những thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

            A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

            B. Những người lao động chân tay không đáng tôn trọng

            C. Đánh giá cao , kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống

            D. Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo

Câu 8:  Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo?

            A. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép

            B. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nộị dung học tập

            C. Tìm cách làm bài tập mới nhưng kết quả không đúng

            D. Luôn học thuộc bài học trong sánh giáo khoa

Câu 9:  Tại sao phải thực hiện dân chủ?

            A.  Dân chủ để mọi người biết mọi việc của bạn bè để giúp đỡ lúc khó khăn.

            B. Dân chủ để mọi người thực hiện công việc theo sở thích của mình.

            C.  Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.

            D.  Dân chủ để mọi người thể hiện hết khả năng của mình không bị ai gò bó.

Câu 10:   Trong những hành vi sau đây , theo em hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư:

            A.  Sẵn sàng làm mọi việc để đem lại lợi ích cho mình và gia đình.

            B.  Trong đợt bình xét thi đua cuối năm , Mai cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra

            C.  Học sinh nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư

            D.  Là lớp trưởng, A thường bỏ qua những khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình

Câu 11:  Chúng ta rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

            A.  Suy nghĩ kĩ trước khi hành động, điều chỉnh hành vi, thái độ của mình phù hợp với tình huống giao tiếp

            B.  Quan sát, học hỏi cách ứng xử của những người xung quanh để làm theo.

            C.  Rèn thói quen suy nghĩ độc lập, không cần quan tâm tới đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

            D.  Luôn hành động theo ý mình

Câu 12:  Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?

            A.  Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm

            B.  Tạo nên những kì tích.

            C.  Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi tạo ra giá trị mới

            D.  Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian, đạt kết quả tốt đẹp

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỷ luật là đúng ?

            A. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ

            B. Kỷ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng người

            C. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì ở đâu

            D. Dân chủ đi đôi với kỷ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể

Câu 14:  Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: “Ông A làm nhiều việc sai nhưng ông lại là ân nhân của gia đình em”

            A.  Thích thú   B.  Im lặng      C.  Đồng tình  D.  Phản đối

Câu 15:  Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn

            A. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng.

            B. Tranh cãi đến cùng để giành chiến thắng

            C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn

            D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe dọa, xúc phạm bạn.

Câu 16: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây :

            A. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và tình huống giao tiếp

            B. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

            C. Không nên nóng nảy vội vàng trong hành động

            D. Giữ thái độ từ tốn ôn hoà trong giao tiếp chỉ thiệt cho mình.

Câu 17: Em tán thành  với những quan điểm nào sau đây ?

            A. Năng động sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài

            B. Năng động sáng tạo là kết qủa của quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì

            C. Học sinh nhỏ tuổi  chưa thể sáng tạo được

            D. Năng động sáng tạo là vốn sẵn có của con người lao động

Câu 18: Việc làm nào dưới đây không phải sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

            A. Đi thăm các đền thờ, di tích                          B. Thờ cúng tổ tiên

            C. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu

            D. Tham gia các lệ hội truyền thống

Câu 19: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây :

            A. Trong thời đại hội nhập và  mở cửa hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

            B.  Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá

            C.  Truyền thống là những kinh nghiệm cũ không còn phù hợp với thời đại hiện nay.

            D. Không có truyền thống, mỗi dân tộc  và cá nhân vẫn phát triển

Câu 20: Những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

            A. Anh A bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc

            B. Hà đã làm bài tập sao cho thật nhanh để còn thời gian đi chơi.

            C. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài , Nam đã vội làm ngay

            D. Để tranh thủ thời gian , trong giờ học môn Văn, Hà thường đem họạ ra vẽ

II. Phần tự luận (5đ)

Câu 1: (2,5 đ) Ca dao Việt Nam có câu:

           “ Dù ai nói ngả nói nghiêng

       Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì?

Câu 2: (2.5 đ)  Tình huống:

    Giờ ra chơi có một vài bạn học sinh lớp khác đến trêu em hoặc quấy phá trò chơi mà em đang tham gia. Họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa để châm chọc.

a/ Em sẽ giải quyết như thế nào?

b/ Vì sao em làm như vậy?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (5điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

  9

10

Đáp án

C

A

D

D

C

A

B

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

D

D

A

C

B

C

B

A

II. Phần Tự luận (5 điểm)

Câu 1    

Gợi  ý: * Câu ca dao muốn nói:

- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải giữ vững lập trường của mình…(0.25)

- Thể hiện tính tự chủ, kiềm chế, biết làm chủ bản thân trong mọi tình huống…(0.25).

- Trước mọi sự việc: bình tĩnh, không chán nản, nóng nảy, vội vàng…(0.25)

- Khi gặp khó khăn: không sợ hại, buông xuôi (0.25)

- Trong cư xử, giao tiếp: ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự….(0.25)

* Phê phán những hành vi tự ti, không có lập trường chinh kiến, thiếu nản chí (0.5)

* Dẫn chứng (0.25)

* Liên hệ bản thân (0.5)

Câu 2: Học sinh làm được:

a/ - Bình tĩnh, kiềm chế bản thân...(0,5đ)

   - Giải thích cho bạn hiểu đó là việc làm sai trái, thiếu tôn trọng người khác...(0,25đ)

    - Nếu bạn không nghe thì báo cho giáo viên (0,25đ)

b/ - Thể hiện là người tự chủ, biết cư xử có đạo đức, có văn hóa..(0,5đ)

- Tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra... (0,5đ)./.

2. Đề số 2

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất. (Mỗi ý đúng được 0,25đ)

Câu 1. Xu thế chung của thế giới ngày nay là

A. đối đầu xung đột giữa các quốc gia dân tộc.   .                       

B. hòa bình ổn định và hợp tác cùng phát triển.

C. chiến tranh lạnh, âm mưu diễn biến hòa bình.

D. hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.                                                                                                                                                                   Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện tính tự chủ?

A. Luôn hành động theo ý mình, không lắng nghe ý kiến của người khác.

B. Biết tự ra quyết định cho mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

C. Sống đơn độc, khép kín không có mối quan hệ với bất cứ ai.

D. Luôn bị lôi kéo làm theo người khác, không có chính kiến riêng.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Thẳng thắng phê bình khuyết điểm của bạn.

B. Luôn làm theo ý kiến của số đông.

C. Học sinh nghỉ học có gửi đơn xin phép.

D. Bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống.

Câu 4. Biểu hiện “Không ưu tiên cho người thân quen khi giải quyết công việc” là thể hiện phẩm chất đạo đức gì?

A. Tự chủ.      B. Chí công vô tư.      C. Dân chủ.      D. Tôn trọng người khác.

Câu 5. Tự chủ là

A. kiểm soát được người khác.             B. làm theo ý mình

C. làm chủ bản thân.                             D. làm chủ công việc.

Câu 6. Những quy định trong văn bản nào dưới đây không phải là kỉ luật?

A. Điều lệ đoàn thanh niên.                 B. Hương ước của thôn, làng.

C. Nội quy của trường học.                 D. Hiến pháp.

Câu 7. Luận điểm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về

A. vai trò của nhân dân.                     B. tính tự quản.

C. sức mạnh của nhân dân.                D. tính dân chủ.

Câu 8. Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của

A. các nước gây chiến.                          B. quân đội và công an.

C. toàn nhân loại.                                   D. thế hệ trẻ.

Câu 9. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là

A. ổn định.           B. hòa hoãn.        C. hòa giải.           D. hòa bình.

Câu 10. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?

A. Bồ câu.          B. Hải âu.             C. Bồ nông.           D. Đại bàng.

Câu 11. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ

A. thân thiện giữa các dân tộc, các nước trên thế giới.                  

B. phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, các nước trên thế giới.

C. bạn bè thân thiện giữa các dân tộc, các nước trên thế giới.

D. đồng minh giữa 1 số nước để chống lại 1 số nước khác.

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự chí công vô tư?

A. Chỉ làm những gì khi thấy có lợi cho bản thân.

B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân, quen.

C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của tập thể.

D. Kiên quyến phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.

B/ TỰ LUẬN :( 7đ)

Câu1. Nêu biểu hiện của người có tính tự chủ ? Cho 1 ví dụ về tính tự chủ của bản thân em? (3đ)

Câu 2. (2đ)

Trong giờ học bài Bảo vệ hòa bình, có 2 ý kiến khác nhau:

   Ý kiến 1. Tất cả các bên tham gia chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều phải bị lên án.

   Ý kiến 2. Cần ủng hộ chiến tranh chính nghĩa và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

Quan điểm của em như thế nào về 2 ý kiến trên?

Câu 3. (2đ)

Cho tình huống:

Giờ kiểm tra 1 tiết: bạn An không làm được bài nên đề nghị bạn Hải ngồi chung bàn cùng hợp tác làm bài để giải quyết những bài tập trong đề kiểm tra.

Hỏi:

a. Nhận xét việc làm của An?

b. Nếu là Hải, em sẽ làm gì trong trường hợp đó?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (3đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

B

A

B

C

D

D

C

D

A

C

D

B. TỰ LUẬN ( 7đ)

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

Câu 1

( 3đ)

* Biểu hiện của người có tính tự chủ:

- Biết kìm chế cảm xúc, biết bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống;

- Không nao núng, hoan mang khi khó khăn;

- Không bị ngã nghiêng lôi kéo trước những áp lực tiêu cực;

- Biết tự ra quyết định cho mình;

- Có chính kiến, quan điểm, lập trường của bản thân; ....

* Ví dụ:

Sáng đi học đến cổng trường, bạn rủ nghỉ học đi chơi điện tử nhưng em kiên quyết từ chối không đi.

 

2đ (Hs nêu được 4 ý, mỗi ý đúng 0,5đ)

 

 

(1đ)

Câu 2

( 2đ )

Quan điểm của em là: Em đồng tình, ủng hộ ý kiến thứ 2.

Bởi vì, chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, góp phần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ giá trị của con người và nền hòa bình thế giới.

Vì thế, đối với chúng ta cần lên án chiến tranh phi nghĩa và ủng hộ chiến tranh chính nghĩa.

 

0,5

1,0

 

 

0,5

Câu 3

( 2đ )

a. Việc làm của bạn An là không đúng.

Việc làm đó không phải là sự hợp tác tích cực, đúng đắn mà là việc làm tiêu cực ảnh hưởng đến sự tiến bộ của bản thân, vi phạm kỉ luật, nội quy trong kiểm tra, thi cử.

b. Nếu là Hải em sẽ:

- Kiên quyết từ chối không nhận lời hợp tác với bạn;

- Nói cho bạn hiểu trong giờ kiểm tra không được hợp tác làm bài;

- Khuyên bạn suy nghĩ tự lực làm bài để đánh giá được mức độ của bản thân và không vi phạm nội quy…

- Nếu bạn không làm bài được, sau giờ học có thể giảng lại bài giúp bạn hiểu ; ....

 

0,5

0,5

 

 

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

3. Đề số 3

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tiết kiệm.

Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư là ?

A. Không phân biệt nam hay nữ.

B. Không phân biệt giàu hay nghèo.

C. Không phân biệt tôn giáo.

D. Cả A,B,C.

Câu 3: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.

B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.

C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Câu 5: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Q là người không công bằng.

B. Q là người trung thực.

C. Q là người láu cá.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 6: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

A. Ông D là người Chí công vô tư.

B. Ông D là người trung thực.

C. Ông D là người thật thà.

D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?

A. Quân pháp bất vị thân.

B. Tha kẻ gian, oan người ngay.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 8: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

A. Không thật thà.

B. Không thẳng thắn.

C. Không trung thực.

D. Không công bằng.

Câu 9: Chí công vô tư có ý nghĩa là?

A. Đem lại lợi ích cho tập thể.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

D. Cả A,B,C.

Câu 10: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.

B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Câu 11:Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Câu 12: Biểu hiện của tự chủ là ?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A,B,C.

Câu 13: Biểu hiện không tự chủ là ?

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A,B,C.

Câu 14 : Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

Câu 15: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 16: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Câu 17: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 18: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Câu 19: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Câu 20: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Câu 21: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Câu 22: Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B,C.

Câu 23: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B,C.

Câu 24 : Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Dân chủ.

C. Trung thực.

D. Kỉ luật.

Câu 25: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Câu 26: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Câu 27: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Câu 28: Hành động: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 29: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?

A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.

C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.

D. Cả A,B,C.

Câu 30: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội.

B. Là điều kiện.

C. Là động lực.

D. Là tiền đề.

Câu 31: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tiết kiệm.

Câu 32: Biểu hiện của chí công vô tư là ?

A. Không phân biệt nam hay nữ.

B. Không phân biệt giàu hay nghèo.

C. Không phân biệt tôn giáo.

D. Cả A,B,C.

Câu 33: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.

B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.

C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.

D. Cả A,B,C.

Câu 34 : Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Câu 35: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Q là người không công bằng.

B. Q là người trung thực.

C. Q là người láu cá.

D. Q là người khiêm nhường.

Câu 36: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

A. Ông D là người Chí công vô tư.

B. Ông D là người trung thực.

C. Ông D là người thật thà.

D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 37: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?

A. Quân pháp bất vị thân.

B. Tha kẻ gian, oan người ngay.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 38: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

A. Không thật thà.

B. Không thẳng thắn.

C. Không trung thực.

D. Không công bằng.

Câu 39: Chí công vô tư có ý nghĩa là?

A. Đem lại lợi ích cho tập thể.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 40: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.

B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

21

C

2

C

22

D

3

D

23

D

4

D

24

B

5

A

25

A

6

A

26

B

7

B

27

D

8

D

28

C

9

D

29

D

10

D

30

A

11

D

31

D

12

D

32

C

13

D

33

D

14

B

34

D

15

A

35

A

16

A

36

A

17

D

37

B

18

C

38

D

19

D

39

D

20

D

40

D

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tân Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON