YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Rạng Đông

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Rạng Đông. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em các đề khác nhau để các em luyện tập và ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp đến. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 9 CÓ ĐÁP ÁN

NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS RẠNG ĐÔNG

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)  

Chọn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng

Câu 1. Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tự chủ?

A. Khi gặp khó khăn, Hà thường nản chí không muốn tiếp tục công việc.

B. Trong khi giải quyết công việc của lớp, Phương thường bất đồng với các bạn.

C. Trong cuộc họp tổ, Phong hay nổi nóng khi có bạn phản ánh sai phạm của mình.

D. Ba của Hưng rất bình tĩnh khi biết tin Hưng bị tai nạn.

Câu 2. Hành vi, lời nói nào dưới đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Là học sinh giỏi, nhưng Mai không quan tâm đến công việc của lớp.

B. Hải thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

C. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà

D. Là cán bộ lãnh đạo, ông Lợi chỉ đề bạt những ai luôn ủng hộ ông trong mọi việc.

Câu 3. Tự chủ là gì?

A. Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.                             

B. Là làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

C. Là làm chủ bản thân.                                   

D. Là làm việc theo lẽ phải.

Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào  dưới đây nói lên tính tự chủ?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.                   B. Ăn chắc, mặc bền.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.                     D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 5. Việc làm nào sau đây là biểu hiện thiếu dân chủ?  

A. Ông A tự mình nghĩ ra cách thực hiện rồi yêu cầu tập thể làm theo.

B. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

C. Học sinh tham gia học tập, thảo luận nội quy nhà trường.

D. Nam đến trường dự Đại hội Liên đội theo kế hoạch.

Câu 6. Ý nào sau đây nói đúng giá trị của hòa bình?  

A. Là tình trạng không có chiến tranh.

B. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác.

C. Là khát vọng của toàn nhân loại.

D. Là giữ gìn cuộc sống bình yên.

Câu 7. Ngày nào sau đây là Ngày Quốc tế Hòa bình (Ngày Hòa bình thế giới)?  

A. 21.9.                   B. 25.9.                        C. 27.9.                   D. 29.9.

Câu 8. Hành vi, hoạt động nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị, quan hệ hợp tác?

A. Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

C. Bu bám, xin tiền khách nước ngoài.

  D. Trong giờ kiểm tra, Nam và Việt hợp tác cùng làm bài.

Câu 9. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới là:

A. tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia khác.                                      

B. tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.

C. giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.                                                    

D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 10. Chọn cụm từ phù hợp nhất hoàn thành nội dung sau: “Tình hữu nghị giữa các

dân tộc trên thế giới là quan hệ…..........................…..giữa nước này với nước khác”

A. bạn bè hợp tác.    B. có qua có lại.   C. bạn bè.                D. bạn bè thân thiện.

Câu 11. Theo em, biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

A. Không tôn trọng và lắng nghe người khác.

B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.

C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh.

E. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác.

Câu 12. Đâu là những nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta?

(Chỉ chọn những ô mà em cho là đúng)

A. Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

C. Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng chiến tranh.

D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Câu 13. Em tán thành (TT) hoặc không tán thành (KTT) với mỗi ý kiến sau đây về hợp tác?            

 

Ý kiến

Tán thành

Không

tán thành

A. Hợp tác quốc tế sẽ giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu 

 

 

B. Không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình

 

 

II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)

Câu 14. (2.0 đ) 

Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu một việc làm của em thể hiện chí công vô tư, một việc làm chưa thể hiện chí công vô tư?

Câu 15. (1.0 đ)

Em hãy cho biết thực hiện tốt dân chủ và kỉ luậtý nghĩa như thế nào?

Câu 16. (2.0 đ) 

Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.

a. Theo em, hành vi của Dũng là đúng hay sai? Tạo sao?

b. Nếu em là Dũng thì em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống này?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)   (0,33 X 15 = 5,0 đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đáp án

D

C

C

A

A

C

A

A

B

D

B

B

D

A -TT

B -KTT

                               

II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

Câu 14

(2.0 đ)

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

1,0

- Nêu đúng một việc làm của bản thân thể hiện  chí công vô tư

- Nêu đúng một việc làm của bản thân chưa thể hiện chí công vô tư

0,5

0,5

 

 

 

Câu 15

(1.0 đ)

 

- Ý nghĩa:

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người;

+ tạo cơ hội cho mọi người phát triển;

+ xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động;

+ tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

 

 

 

 

Câu 16 (2.0 đ)

 

a. Hành vi của Dũng là sai.

- Bởi vì, hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

- Dũng làm như vậy là đi ngược lại với truyền thống hiếu khách của dân tộc ta đồng thời cũng đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới hiện nay.

- Làm như vậy sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng du khách quốc tế về hình ảnh con người Việt Nam.

0,25

0,25

 

0,25

 

 

 

0,25

b. Nếu em là Dũng thì em sẽ ứng xử như sau:

- Cùng với Thắng vui vẻ, nhiệt tình chỉ đường cho hai du khách nước ngoài một cách cụ thể, rõ ràng để giúp họ khỏi mất thời gian tra cứu bản đồ.

1,0

2. Đề số 2

Phần I: Trắc nghiệm (4,0đ)

Câu 1. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào thể hiện chí công vô tư?

  1. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
  2. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
  3. Chỉ những người có chức quyền mới cần phải chí công vô tư.
  4. Còn nhỏ không cần chí công vô tư.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không chí công vô tư?

  1.  Công bằng
  2. Không thiên vị
  3. Giải quyết công việc theo lẽ phải
  4. Xuất phát từ lợi ích cá nhân

Câu 3: Theo em, chí công vô tư mang lại lợi ích

  1. cho tập thể và cộng đồng xã hội
  2. cho cá nhân
  3. cho gia đình
  4. cho một nhóm người.

Câu 4: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

  1. Biêt kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống
  2. Hoang mang, dao động trước khó khăn
  3. Nóng nảy, vội vàng
  4. Bị lôikéo, dụ dỗ vào việc xấu.

Câu 5: Tự chủ giúp con người

  1. mất đoàn kết
  2. biết sống và ứng xử đúng
  3. dễ sa vào tệ nạn xã hội
  4. ứng xử thiếu văn hóa

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân chủ?

  1. Không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của lớp
  2. Nói tự do trong giờ sinh hoạt lớp
  3. Tích cực phát biểu ý kiến trong buổi Đại hội chi đội
  4. Không quan tâm đến công việc chung

Câu 7: Kỉ luật là

  1. quy định chung của cộng đồng
  2. quy định của tổ chức xã hội
  3. quy định của Nhà nước
  4. những quy định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội

Câu 8: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

  1. là mối quan hệ hai chiều
  2. là mối quan hệ một chiều
  3. là mối quan hệ tốt đẹp
  4. là mối quan hệ đối nghịch

Câu 9 : Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

  1. Nói chuyện riêng trong giờ học
  2. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng bài
  3. Không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường
  4. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

Câu10:Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm chết bao nhiêu người?

A. 10 triệu người                                       B. 11 triệu người

C. 12 triệu người                                     D. 13triệu người.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?

  1. Biết lắng nghe người khác.
  2. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
  3. Học hỏi những điều hay của người khác.
  4. Giao lưu với thanh niên quốc tế.

Câu 12: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam

  1. là cuộc chiến tranh chính nghĩa
  2. là cuộc chiến tranh phi nghĩa
  3. là cuộc chiến tranh chống khủng bố
  4. là cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 13:Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc?

  1. Kì thị với người nước ngoài
  2. Chế nhạo ngôn ngữ của người nước ngoài
  3. Chế nhạo trang phục của người nước ngoài
  4. Tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của người nước ngoài.

Câu 14:Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với nước nào?

  1. Việt Nam – Mĩ
  2. Việt Nam – Nhật Bản
  3. Việt Nam – Ô-xtray-li-a
  4. Việt Nam – Pháp.

Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự hợp tác?

A. Chỉ khi có lợi mới hợp tác.

B. Cùng chung sức làm việc giúp đỡ hỗ trợ nhau vì mục đích chung.

C. Cùng chung sức làm việc giúp đỡ hỗ trợ nhau về y tế, giáo dục.

D. Chỉ chung sức làm việc những vấn đề liên quan đến kinh tế.

Câu 16:Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

  1. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
  2. Là vì mục đích riêng
  3. Là sự đoàn kết, thống nhất
  4. Là dựa trên sự bình đẳng.

Phần II: Tự luận (6,0đ)

Câu 1(3,0đ):Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?

Câu 2 (3,0đ): Tình huống :

Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

a. Em hãy nhận xét việc làm của H?

b. Nếu em là H, em sẽ sử sự như thế nào trong tình huống đó ?

ĐÁP ÁN

* Phần I: Trắc nghiệm (4,0đ)

Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

D

A

A

B

C

D

B

B

A

B

A

D

C

B

A

* Phần II: Tự luận (6,0đ)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0đ)

-  Dân chủ là mọi người  được làm chủ công việc của tập thể và xh, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xh có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước

- Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của 1 tổ chức xh, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng,hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung

- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều, thể hiện:

+ Kỉ luật là đk đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

+ Dân chủ  phải đảm bảo tính kỉ luật

- Ý nghĩa của việc phát huy dân chủ và kỉ luật

+Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong 1 tập thể;

+ Tạo đk để xd  mối quan hệ xh tốt đẹp

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội

KL: Vì vậy, thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể

 

 

0,5

 

 

 

0, 5

 

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,5

Câu 2

(3,0đ)

HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :

a. Việc làm của H biểu hiện là người không có tính tự chủ, đúng ra H nên chọn một bộ, đằng này bộ nào H cũng thích, vì vậy hành vi của H làm mẹ bực mình

b. Nếu em là H, em sẽ không làm như vậy, em chỉ chọn một bộ quần áo, vì như  vậy mới thể hiện là người có tính tự chủ

 

 

 

1,5

 

 

1,5 đ

3. Đề số 3

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1: Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lên trên lợi ích cá nhân là:

A. Tôn trọng lẽ phải    B. Liêm khiết. C. Chí công vô tư    D. Tôn trọng người khác.

Câu 2: Đâu không phải là một biểu hiện phẩm chất chí công vô tư trong các phương án dưới đây ?

A. Luôn nghĩ tới tập thể khi làm việc. 

B. Chỉ làm những việc mà thấy có lợi cho mình.

C. Làm việc luôn dưạ trên sự công bằng.         

D. Không thiên vị ai cho dù đó là người thân

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tự chủ ?

A. Khi gặp khó khăn không sợ hãi chán nản.         

B. Luôn cãi vã trước những việc làm không vừa ý.

C. Thường có những hành vi tự phát, ngẫu nhiên. 

D. Dễ dàng nóng giận khi gặp chuyện bất bình.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thiếu tính tự chủ ?

A. Suy nghĩ cẩn thận trước ý kiến góp ý của người khác.

B. Dễ nản lòng, luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng.

C. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến.

D. Ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.

Câu 5: Sáng ngày 8/10/2020 đội an ninh trật tự quận Đ, Thành phố HP đi kiểm tra và dẹp bỏ các quán bán hàng rong trên vỉa hè, thấy chị T đang ngồi  bán bún ốc đã nhắc nhở chị thu dọn, chị T đã nhất trí. Khi đội ANTT quay trở lai vẫn thấy chị T ngồi bán hàng nên đã tịch thu gánh bún. Chị T gào khóc rất to và buông lời chửi rủa. Do mất bĩnh tĩnh một cán bộ đội an ninh trẻ đã túm lấy chị giằng co khiến chị bị ngã xuống đất.

Theo em, trong hình huống này, những đối tượng nào dưới đây đã mất tự chủ ?

A. Chị T và đội an ninh trật tự.                    B. Chị T và những khách hàng.

C. Cán bộ an ninh trẻ và chị T.                    D.Cán bộ an ninh trẻ và khách hàng.

Câu 6: Tuấn tình cờ biết Nam nói xấu mình với bạn bè. Nếu là Tuấn, em sẽ chọn cách cách ứng xử nào phù hợp nhất trong các phương án dưới đây ?

A. Trả đũa Nam bằng cách nói xấu lại.   

B. Dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm Nam trước lớp.

C. Gọi Nam ra nói chuyện riêng để tìm hiểu và nhắc nhở bạn.

D. Rủ nhóm bạn thân đánh Tuấn một trận cho bõ ghét.

Câu 7: Việc nào làm dưới đây thể hiện tính dân chủ ?

A. Nam – Lớp trưởng tự ý thu tiền mỗi bạn đi học muộn xung quỹ lớp.

B. Trong trận bóng các cầu thủ xô sát nhau không theo quyết định của trọng tài.

C. Trưởng thôn họp nhân dân xin ý kiến về việc làm đường.

D. Hiệu trưởng tự ý quyết định mức thu nộp của học sinh trong năm học.

Câu 8: Lớp 9A luôn thực hiện tốt nội quy nhà trường đưa ra nhờ đó luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua học tập của nhà trường. Cuối năm lớp 9A vinh hạnh được nhận danh hiệu “Tập thể vững mạnh xuất sắc”. Theo em lớp 9A đã tuân thủ tốt nội quy nào dưới đây?

A. Dân chủ.                 B. Kỉ luật                            C. Tự chủ                 D. Pháp luật

Câu 9: “Cùng chung sức làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung” là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?

A. Đoàn kết.                    B. Dân chủ.                    C. Hợp tác.                    D. Kỉ luật.

Câu 10: Đáp án nào dưới đây không phải là một nguyên nguyên tắc của sự hợp tác ?

A. Hợp tác trên cơ sở bình đẳng.                  

B. Hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.

C. Không làm phương hại đến lợi ích của nhau.   

D. Quyền lợi thuộc về nước lớn nhiều hơn.

Câu 11: Cầu Bãi Cháy là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào trong các phương án dưới đây?

A. Nhật Bản.                 B. Mĩ.                  C. Pháp.               D. Ô-xtrây-li-a.

Câu 12: Trong giờ học GDCD, cô giáo nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. Các bạn trong nhóm làm việc cá nhân tích cực, sau đó nhóm trưởng yêu cầu các bạn thảo luận và đóng góp ý kiến. Riêng Nam thì cho rằng nhiệm vụ chính là của nhóm trưởng nên thường làm việc riêng và không tham  gia thảo luận.

Em đồng tình với nhận xét nào về ý kiến của Nam trong các phương án dưới đây ?

A. Ý kiến của Nam là đúng.                            B.Ý kiến của Nam là sai.

C. Ý kiến của Nam chỉ đúng một khía cạnh.  D. Không quan tâm đến ý kiến của Nam.

Câu 13: Truyền thồng tốt đẹp của dân tộc là:

A. những giá trị tinh thần được hình thành trong lịch sử của dân tộc và truyền qua các thế hệ.

B. những giá trị vật chất được hình thành trong lịch sử của dân tộc và truyền qua các thế hệ.

C. những nếp sống, thói quen không tốt được hình thành và tồn tại từ đời này qua đời khác.

D. các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành và lưu giữ từ lâu đời.

Câu 14: Khẩu hiệu ''Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh'' nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta trong các phương án dưới đây ?

A. Yêu nước.      B. Cần cù.             C. Yêu thương con người.         D. Đoàn kết.

Câu 15: Những thói quen, nếp sống nào dưới đây được coi là hủ tục ?

A. Ăn trầu và nhuộm răng đen.      B. Gói bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

C. Thờ cúng tổ tiên.                        D. Cúng ma khi bị ốm đau.

Câu 16: Trong các bộ môn nghệ thuật dưới đây, đâu là tên một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam ?

A. Gấp giấy          B. Múa rối nước             C. Trà đạo                     D. Cắm hoa

II. Tự luận (6,0 điểm):

Câu 1. (2,0 điểm):

a. Tự chủ là gì ?

b. Giải thích câu ca dao:                          

                                    Dù ai nói ngả nói nghiêng

                            Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Câu 2. (2,0 điểm):

a. Hãy nêu 04 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày ?

b. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta và toàn nhân loại ?

Câu 3. (2,0 điểm) Cho tình huống :

Trong giờ kiểm tra môn Hóa, An và Bình chia nhau mỗi bạn làm một câu rồi cùng nhau chép vào bài của mình.

a. Theo em việc làm của An và Bình có phải là hợp tác không ? Vì sao ?

b. Nếu là bạn của An và Bình, em sẽ xử sự như thế nào ?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

5

C

9

C

13

A

2

B

6

C

10

D

14

A

3

A

7

C

11

A

15

D

4

B

8

B

12

C

16

B

II. Tự luận (6,0 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

     a. Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

b.  Giải thích câu ca dao:                                  

                                                 Dù ai nói ngả nói nghiêng

                                           Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

-> Quyết tâm của con người, dù bị người khác ngăn trở nhưng cũng vững vàng không thay đổi ý định của mình. Thể hiện tính tự chủ trong những tính huống, hoàn cảnh khó khăn.

 

1.0

 

 

 

1,0

Câu 2

(2,0 điểm)

a. Hãy 04 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ :

+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;

+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;

+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;

+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.

b. Ý nghĩa của tình hữu nghị:

- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục …

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

 

 

0.25

0.25

0.25

0.25

 

 

0.5

0.5

Câu 3

(2,0 điểm)

a. Việc làm của An và Bình không phải là hợp tác.

 Vì: đó là biểu hiện của sự thiếu trung thực, chưa có ý thức tự giác trong giờ kiểm tra, vi phạm nội quy học sinh. Hợp tác phải vì sự phát triển, việc làm đó của hai bạn có thể làm cho các bạn chưa có kiến thức đầy đủ...

b. Em sẽ đưa ra lời khuyên với hai bạn: Không nên làm như vậy, vì đó không phải vì hợp tác.

- Chỉ ra  (giải thích) cho các bạn thấy hậu quả của việc làm đó sẽ làm các bạn không có nhận thức đầy đủ môn Ngữ văn, cần tự giác làm bài kiểm tra để thể hiện năng lực của mình.

0.5

 

0.5

 

0.5

 

0.5

4. Đề số 4

A. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu 1,2,3,4 em cho là đúng (mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư ?

a. Chọn bạn xứng đáng nhất làm lớp trưởng.               c. Không nên phê phán cái sai.         

b. Không chơi với ai học giỏi hơn mình                        d. Chơi với bạn vì bạn hay cho quà.    

Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ? 

a.  Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.

b.  Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

c.  Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.

d.  Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.

Câu 3: Kỉ luật là?

a. Tuân theo nhưng quy tắc của bản thân.                    c. Tuân theo những quy định chung

b. Làm theo những gì mình thích.                                d. Làm theo ý muốn của người khác.            

 Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?

a. Sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn

b. Ứng xử thân thiện với người nước ngoài đến Việt Nam.

c. Không tiếp chuyện với người lạ khi họ có điều muốn hỏi.

d. Sẵn sàng gây gổ với bất kì ai mình không thích

Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển?(1,0 điểm)  

(chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia)

* Hợp tác là cùng …………………….làm việc, giúp đỡ ………………….lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì ………………………chung.

*Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại …………………….của người khác.

B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 6: ( 2,0 điểm)

Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân?

Câu 7: (2,0 điểm)  

Em hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh ?

Câu 8 : ( 3,0 điểm)

Cho tình huống:

Trang là một học sinh ngoan, học giỏi nhất lớp 9A. Trong lớp, Trang học tập rất nghiêm túc. Không những thế, trong lớp ai có khuyết điểm là Trang nhắc nhở ngay. Nếu không sửa chữa, Trang sẽ phê bình các bạn trước lớp.

Trong đợt bình bầu danh hiệu «  Cháu ngoan Bác Hồ » vừa qua, mặc dù biết Trang hoàn toàn xứng đáng nhưng không ai bình bầu cho Trang, vì cả lớp cho rằng Trang hay phê bình các bạn mắc khuyết điểm.

Hỏi:

a, Theo em việc làm của Trang, của lớp 9A như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?

b, Nếu là thành viên của lớp 9A, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN

                                                    Câu 2

d

Câu 3

c

Câu 4

b

Câu 5

Hs lần lượt điền đúng: chung sức; hỗ trợ; mục đích; lợi ích   

mỗi ý đạt  0,25đ (4 ý)

B. Tự luận: ( 7,0 điểm )

Câu

 

Nội dung

Điểm

       

       6

 ( 2,0 điểm)

* Con người cần tự chủ vì:

- Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

- Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.

* Cách rèn luyện tính tự chủ của HS:

- Suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa

- Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ.

- Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu.

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

    

7

(2,0 điểm)

 

 

 

 

 

* Hoà bình

- Đem lại cuộc sống bình yên tự do

- Nhân dân được ấm no hạnh phúc

- Là khát vọng của loài người

* Chiến tranh

- Gây đau thương chết chóc cho loài người

- Mang đến đói nghèo bệnh tật, không được học hành

- Phá hoại hoà bình, là thảm hoạ của nhân loại

 

1,0

 

 

 

 

1,0

     

8

(3,0 điểm)

 

 

 

YC HS nêu được các ý cơ bản sau:

a, Cả lớp 9A làm vậy là sai

- Những việc làm của Trang là đúng

- Hành động của các bạn lớp 9A làm là sai 

b, Em có thể phân tích cho cả lớp thấy không bình bầu cho bạn Trang là thiếu công bằng chưa vô tư trong việc nhận xét, đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư.

 

1,5

 

 

 

1,5

5. Đề số 5

I/ Phần trắc nghiệm. (5điểm)

Câu 1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo.

a. lẽ phải.           b. tình cảm.                c. số đông.               d. cảm tính.

Câu 2. Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946, Bác Hồ trả lời: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Câu nói trên thể hiệm phẩm chất đạo đức nào mà em đã học ở lớp 9?

a. Tự chủ                                    b. Dân chủ và kỉ luật.

c. Chí công vô tự                        d. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 3. Câu ca dao:   “Dù ai nói ngã, nói nghiêng

                           Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                           Thể hiện đức tính gì của con người?

 a. Chí công vô tư.     b. Dân chủ, kỉ luật              c. Tự chủ.      d. Hợp tác cùng phát triển.                                                                 

Câu4. Những câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?

a. Ăn có nhai, nói có nghĩ.                             b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.       d.  Ăn chắc mặc bền

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

a. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.             b.  Không nói chuyện riêng trong giờ học.   

c. Đi học muộn vì mải xem phim.         d. Không tuân theo kế hoạch của lớp

Câu 6: Hành vi nào sau đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

a. Trong giờ hoc, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

b. H hay nói tự do, nói leo khi Thầy Cô đang giảng bài.

c. T là lớp trưởng đã tự đề ra kế hoạch thu tiền cuả các bạn trong lớp để gây quỹ lớp.

d. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến.

Câu 7: Hành vì nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

a. Chiều theo ý kiến của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

c. Sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẩnr, xung đột.

Câu 8: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?

a. Hiện đại hóa các loại vũ khí hũy diệt.      

b. Gây khiêu khích, chia rẽ giữa các quốc gia.

c.Đẩy mạnh giao lưu văn hóa để hiểu biết lẫn nhau. 

d. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Câu 9: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là

a. quan hệ anh em với các nước láng giềng. 

b. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

c. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác. 

d. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.

Câu 10. Việc làm nào sau đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

a. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.

b. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ và chạy theo để xem.

c. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước do nhà trường tổ chức.                              d. Chê bai phong tục tập quán của nước khác.

Câu 11. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển?

a. Hợp tác với nhau cùng chống lại một số người.

b. Hợp tác với người khác để đạt được mục đích của mình.

c. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị bệnh hiểm nghèo

d. Liên kết với nhau để khai  thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm.

Câu 12. Người có phẩm chất chí công vô tư

a.  luôn luôn bị thiệt thòi.           b. chỉ đem lại lợi ích cho cho tập thể và xã hội.

c. ít được mọi người yêu mến.   d. chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà thôi.

Câu 13.  Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ?

a. Sống đơn độc, khép kín.        

b. Luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.   

c. Dễ bị lôi kéo làm theo người khác.

d. Tự quyết định công việc của mình trong mọi hoàn cảnh

Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tự chủ?

a. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.  

b. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc.

c.  Nóng nảy, vội vàng trong hành động.

d. Có thái độ hòa nhã, từ tốn trong giao tiếp.

Câu 15. Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?

a. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài.

b. Học sinh tuân theo nội qui của trường đề ra.

c. Mọi người cùng chấp hành thực hiện những công việc chung

d. Trong buổi sinh hoạt lớp, tất cả học sinh đều sôi nổi thảo luận để tìm ra biện pháp họctốt 

Câu 16. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật đem lại cho chúng ta điều gì?

a. Yêu thương con người.                                            b. Nâng cao dân trí.

c. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc.    d. Làm chủ cảm xúc bản thân.

Câu 17. Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

a. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

b. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

c. Kì thị tôn giáo,  phân biệt chủng tộc.

d. Viết thư gửi các bạn thiêu nhi thế giới.

 Câu 18.  Biểu hiện nào dưới đây nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

a. Cư xử thiếu lịch sự, văn minh với người nước ngoài.

b. Không thích giao lưu văn hóa văn nghệ với người với người da đen.

c. Luôn chia sẻ nổi đau với các nước bị thiên tai, lũ lụt.

d. Chỉ tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa của các nước giàu.

Câu 19. Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia?

a. Bình đẳng                       b. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.                

c. Đôi bên cùng có lợi.       d.  Không phương hại đến lợi ích của người khác  ..       

Câu 20. Vì sao sự hợp tác quốc tế trỡ thành một vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay?

a. Vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

b. Vì ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách địa lí

c. Vì các vấn đề bức xúc toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết.

d. Vì thõa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau.                                          

 II. Phần Tự luận (5 điểm)

Câu 1. (2,5đ)  Suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh thế giới cũng như Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam?

 Câu 2 (2,5 điểm)  Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hòa và Dũng thõa thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Hòa làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.

Hỏi.

 a. Theo em, hành vi của Hòa và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không? Vì sao?

 b. Trong trường hợp trên em sẽ khuyên Hòa và Dũng nên làm bài kiểm tra như thế nào?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (5điểm)

1A       2C       3C       4C       5A       6B       7A       8C         9C     10C

11C     12B     13D     14C     15D     16C     17C     18C     19B     20D

II. Phần tự luận (5đ)

Câu 1 (2,5đ)

Chiến tranh thế giới (1đ)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) đã làm 10 triệu người chết và nhiều công trình bị phá hủy… 0,5đ

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã làm cho 60 triệu người chết và nhiều cơ sỡ hạ tầng nhiều nước bị tàn phá 0,5đ.

Mỹ gây chiến tranh Việt Nam:

- Hàng vạn gia đình có người thân bị hi sinh. 0,5đ

- Hàng trăm người bị di chứng của chiến tranh để lại như trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. 0,5đ

- Tai nạn, thương thương tích do bom mìn còn sót lại 0,5đ

Câu 2. (2,5đ)

a. Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn 0.5đ

- Vì Hòa và Dũng hợp tác như vậy sẽ không hiểu bài, không trung thực, vi phạm nội quy, quy chế thi. 0,5đ

- Nếu sau này đi thi gặp phải bài chưa giải thì sẽ không giải được. 0,25đ

b. - Trong trường hợp trên em sẽ khuyên Hòa và Dũng nên tự làm bài kiểm tra. 0,25đ

- Nên tự lập và trung thực trong kiểm tra. Có như vậy mới hiểu được bài, nắm vững được kiến thức đã học. 0,5đ

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Rạng Đông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON