YOMEDIA

Bình luận về bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Tải về
 
NONE

Bình luận về bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tiếng nói của văn nghệ.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
    • Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năm 2003. Ông là nhà văn đồng thời cũng là một nhạc sĩ thời hiện đại. Do trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp nên các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời cuộc.
    • Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” được viết trong giai đoạn Nguyễn Đình Thi đang ở chiến khu Việt Bắc, bài viết nói lên sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh.

2. Thân bài

  • Cần làm rõ ba luận điểm trong bài viết “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi như sau:

a. Văn nghệ cũng chính là phản ánh hiện thực cuộc sống. Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, và tìm mọi cách để độc giả làm cảm nhận được cái đẹp mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được.

  • Tác giả nói rất rõ “mỗi tác phẩm văn nghệ soi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”. Nó mang tới cho độc giả những giá trị nhân văn cao đẹp khác nhau.
  • Trong đó tác giả cũng chỉ rõ vai trò của người nghệ sĩ là đem tới cho độc giả một cách nhìn mới mẻ, cuộc sống tâm hồn hướng tới chân - thiện - mỹ. Việc sáng tạo ra cái hay, cái đẹp là thiên chức, nhiệm vụ của văn nghệ - nghệ sĩ.

b. Chức năng của văn nghệ là gì? Văn nghệ có vai trò vô cùng thiêng liêng. Những tác phẩm văn nghệ chính là tiếng nói tâm hồn, những tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ.

  • Văn nghệ là tiếng nói, khát khao tự do, khát khao hướng tới cái đẹp của con người.
  • Vì sao văn nghệ không thể xa lìa cuộc sống? Văn nghệ muốn tồn tại, muốn có sức ảnh hưởng to lớn tới con người thì văn nghệ và tâm hồn con người trong cuộc sống phải hòa hợp.
  • Văn nghệ phải phản ánh được đời sống tâm hồn của con người trong cuộc sống. Đúng như câu nói của nhà văn Nga Tôn-xtôi, đã nói “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”.

c. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng lý do? Làm nghệ thuật luôn luôn phải gắn liền với tư tưởng. Bởi tư tưởng của nghệ thuật là nảy sinh, lấy ý tưởng từ cuộc sống mà ra.

  • Tư tưởng trong nghệ thuật nó được thể hiện một cách âm thầm,không ồn ào, náo nhiệt. Đọc một câu thơ hay, rung động lòng người ta cảm thấy trí óc mình mở mang được vấn đề.
  • Văn nghệ là một cũng là một mặt trận và người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ.
  • Nghệ thuật, văn nghệ giúp giải phóng con người khỏi những đường lối tăm tối, hướng tâm hồn con người tới những điều cao đẹp, lương thiện, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  • Văn nghệ là thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, những hình ảnh, cảm xúc, là những rung động từ tâm hồn.
  • Văn nghệ mang tới cho con người những nguồn sống mới mẻ, định hướng cho con người những đường đi đúng đắn, vui vẻ.

3. Kết bài

  • Bằng cách viết sâu sắc, lý lẽ chặt chẽ, lời văn sáng tỏ mang nhiều tâm huyết của tác giả. Bài viết “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi, dù đã sau gần 70 năm thì những ý kiến của tác giả vẫn còn giống như một chân lý.
  • Bài viết “Tiếng nói của văn nghệ” thể hiện quan điểm rõ ràng của tác giả trong việc phát triển con đường nghệ thuật của mình như thế nào, thể hiện thế giới quan của tác giả với cuộc đời.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Bình luận về bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Gợi ý làm bài:

Trong cuộc sống của con người, cùng với sự hưởng thụ vật chất như ăn, uống, mặc, ở,... không thể thiếu sự hưởng thụ tinh thần: nghe ca nhạc, xem tranh tượng, đọc văn thơ,... Một khúc nhạc du dương, trầm bổng chúng ta được nghe, một bức tranh, một pho tượng đẹp chúng ta được nhìn ngắm, một câu chuyện, một bài thơ đặc sắc chúng ta được đọc - hiểu - suy ngẫm,... tất cả gọi là văn nghệ. Đó là những sản phẩm tinh thần cao quý mang lại cho chúng ta bao điều bổ ích. Vậy những điếu bổ ích mà văn nghệ đem lại cho chúng ta là gì? Bài Tiếng nói của văn nghệ - một tác phẩm nghị luận sâu sắc, chặt chẽ và giàu hình ảnh của nhà văn Nguyễn Đình Thi - sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy.

1. Mỗi tác phẩm văn nghệ là một lá thư, một lời nhắn nhủ. Để lí giải nội dung những lá thư, những lời nhắn nhủ của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi đã trình bày một hệ thống luận điểm bằng các lí lẽ và dẫn chứng rành mạch, cụ thể:

a) Một câu thơ, đoạn thơ, số phận một nhân vật trong truyện hay tác phẩm văn học, một bài hát, một diệu múa, bức tranh,... đặc sắc sẽ đánh thức trong chúng ta những bâng khuâng, suy nghĩ, khiến ta vương vấn những buồn vui về cuộc sống, về con người. Có người nói: văn học nghệ thuật luôn ám ảnh chúng ta để hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là lời nhắn gửi thứ nhất của văn nghệ. Trước khi nêu luận điểm ấy nhà văn phân tích ngắn gọn câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết của Lép Tôn-xtôi.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Trình bày những luận điểm ấy, Nguyễn Đình Thi ít dùng những dẫn chứng cụ thể như ở phần trên mà chủ yếu giảng giải, phân tích bằng lí lẽ. Song lí lẽ của ông không trừu tượng, khô khan vì ngôn từ trong đoạn văn rất uyển chuyển, cụ thể, sinh động. Đồng thời nhà văn dùng nhiểu phép so sánh, ẩn dụ bằng những hình ảnh gần gũi, chẳng hạn “chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống”... “tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng... trỏ vẽ cho ta đường đi... đốt lửa trong lòng chúng ta...”. Viết văn nghị luận như thế thật tài hoa, đáng học tập.

3. Mục đích của văn nghệ

Đến phần kết thúc của văn bản (từ câu “Bắt rễ ở cuộc đời”... đến hết), tác giả tiếp tục dùng lí lẽ và những từ ngữ sinh động để khái quát cội nguồn và thiên chức vẻ vang, khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật đối với con người, đối với cuộc sống. Nguyên lí cơ bản: Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, để rồi trở lại phục vụ cuộc sống được nhà văn nhấn mạnh bằng những luận điểm đầy ấn tượng như “văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người... Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người,... làm cho con người tự xây dựng được”.

Tóm lại, đọc văn bản Tiếng nói của văn nghệ chúng ta nghe được, hiểu được những lời nhắn gửi kì diệu của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống con người. Văn nghệ là mối dây đồng cảm giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, để tự hoàn thiện nhân cách, để biết sống trong sạch, cao thượng theo tiêu chuẩn của chân, thiên, mĩ (sự thật, điều tốt và cái đẹp). Đồng thời qua áng văn này, chúng ta học tập được ở nhà văn Nguyễn Đình Thi thao tác phân tích bằng lí lẽ, kết hợp nhiều dẫn chứng sinh động, những lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc, đạt tới chuẩn mực của một văn bản nghị luận sâu sắc có tính thuyết phục cao. Nói cách khác, nội dung và những giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy của bài viết đã nhắn gửi cho chúng ta bao điều kì diệu, đốt nóng trong chúng ta tình yêu văn chương nghệ thuật, khích lệ thêm cho chúng ta niềm hứng khởi và quyết tâm học tập, thực hành văn chương, nghệ thuật ở trường lớp, trong gia đình cũng như ngoài cuộc sống. Cám ơn nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta thưởng thức một món ăn tinh thần cao quý và bổ ích.

 

Trên đây là bài văn mẫu Bình luận về bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF