YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí tự nhiên Địa lí 12 mức độ nhận biết

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí tự nhiên Địa lí 12 mức độ nhận biết để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về địa lí tự nhiên của nước ta trong chương trình Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Câu 1.  Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên nước ta.

Câu 2. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4. Nêu những tài nguyên thiên nhiên và thiên tai vùng biển ở nước ta.

Câu 5. Tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ?

Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện qua các thành phần địa hình và sông ngòi như thế nào ?

Câu 7.  Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trình bày đặc điểm vùng núi Tây Bắc. Hãy kể tên một số ngọn núi có độ cao trên 2000m.

Câu 8. Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

Câu 9.  Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tự nhiên nước ta được chia thành mấy miền, đó là những miền nào? Đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu.

Câu 10. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.

ĐÁP ÁN

Câu 1.  Các đặc điểm chung của tự nhiên nước ta:

- Đất nước nhiều đồi núi;

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển;

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa;

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

Câu 2.  Những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi:

- Thế mạnh :

+ Tập trung nhiều khoáng sản, là nguyên - nhiên liệu cho công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng để phát triển nông – lâm nghiệp nhiệt đới.

+ Các con sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Tiềm năng du lịch : tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...

- Hạn chế :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh giữa các vùng.

+ Thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, mưa đá,...

Câu 3. Những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng:

- Thuận lợi:

+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản;

+ Cung cấp nhiều nguồn lợi thiên nhiên như: khoáng sản, thủy sản, lâm sản;

+ Thuận lợi cho việc giao thông, hình thành các đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại;...

- Hạn chế:

+ Thường xuyên có nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán,…

+ Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

Câu 4.  Những tài nguyên thiên nhiên và thiên tai vùng biển ở nước ta:

- Tài nguyên khoáng sản :

+ Trữ lượng và giá trị lớn nhất là dầu khí.

+ Ti tan ở bãi các bãi cát ven biển

+ Muối biển.

- Tài nguyên hải sản :

+ Trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài phù du, sinh vật đáy.

+ Các rạn san hô ven các đảo.

- Thiên tai

+ Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão xuất hiện trên Biển Đông

+ Sạt lở bờ biển, nhất là dải bờ biển Trung bộ.

+ Ven biển miền Trung còn có hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Câu 5.  Tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện:

a. Tính chất nhiệt đới

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.

- Tổng số giờ nắng trong năm cao từ 1400 – 3000 giờ.

     b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm.

- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

Câu 6.  Biểu hiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta:

a. Địa hình

- Địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi : bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ,...

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b. Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 sông).

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

- Chế độ nước theo mùa (mùa lũ, mùa cạn ).

Câu 7. 

- Đặc điểm vùng núi Tây Bắc:

+ Giới hạn từ sông Hồng đến sông Cả

+ Vùng núi cao nhất nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-Xi-Păng 3143m)

+ Hướng núi tây bắc – đông nam, có các cao nguyên, thung lũng sông xen giữa các dãy núi.

- Các đỉnh núi có độ cao trên 2000m: Phan-Xi-Păng (3143m), Pu-Si-Lung (3076m), Phu-Luông (2985m), Pu-Trà (2504m), Pu-Huôi-Long (2178m).

Câu 8. Ảnh hưởng của Biển Đông đến:

- Khí hậu: mang đặc tính của hải dương đều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao trên 80%.

- Địa hình ven biển: đa dạng các vịnh cửa sông, các tam giác châu thổ, các bãi triều rộng lớn, các đảo ven bờ, các rạn san hô…

- Hệ sinh thái vùng ven biển: đa dạng và giàu có như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ…

Câu 9. Các miền tự nhiên của nước ta và đặc trưng cơ bản của mỗi miền:

Tự nhiên nước ta được chia thành ba miền: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

* Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

- Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi thấp cao trung bình 600m, hướng núi vòng cung;

+ Đồng bằng mở rộng, địa hình ven biển đa dạng nhiều vịnh, đảo và quần đảo.

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh;

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

* Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Địa hình:

+ Địa hình cao nhất nước, hướng núi Tây Bắc – Đông Nam, nhiều bề mặt cao nguyên, đồng bằng giữa núi;

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

- Khí hậu

+ Mùa đông ngắn, gió Đông Bắc suy yếu

+ Bắc Trung Bộ mùa hạ ảnh hưởng của gió tây khô nóng, bão hoạt động mạnh

* Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

- Địa hình: Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan bằng phẳng rộng lớn.

- Khí hậu:

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa;

+ Tây Nguyên, Nam Bộ mưa từ tháng 5-10; duyên hải NTB mưa từ tháng 9-12.

Câu 10.  Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp;

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng;

- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa;

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 11-15 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí tự nhiên Địa lí 12 mức độ nhận biết, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON