YOMEDIA

61 Câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

61 Câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 có đáp án tài do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu này bao gồm các câu hỏi tự luận kiểm tra kiến thức Chương Ứng dụng di truyền nằm trong chương Sinh học 12. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN THI CHỦ ĐỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG SINH HỌC 12  

Câu 221. Thể truyền là gì?

Trả lời:

  • là vectơ mang gen cần chuyển.               
  • là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.
  • hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp

Câu 222. Để tăng năng suất cây trồng, người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?

Trả lời:  Cây củ cải đường.

Câu 223. Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?

Trả lời: Tia tử ngoại.

Câu 224. Trong chăn nuôi và trồng trọt, người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau?    

Trả lời: Lai gần.

Câu 225. Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?

Trả lời:  F1    

Câu 226. Hiện tượng bất thụ do lai xa có liên quan đến giảm phân ở cơ thể lai là do:

Trả lời:  sự không tương đồng giữa bộ NST của 2 loài về hình thái và số lượng.     

Câu 227. Ưu điểm nổi bật nhất của kỹ thuật di truyền là:

Trả lời:  

  • có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau.
  • có thể sản xuất được các hóoc-môn cần thiết cho người với số lượng lớn.
  • sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp.

Câu 228. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta cho rằng:  AA < Aa > aa. Đó là giả thuyết nào?

Trả lời:  Giả thuyết siêu trội         

Câu 229. Vi khuẩn đường ruột E.coli được dùng làm tế bào nhận nhờ các đặc điểm:

Trả lời:  sinh sản nhanh.

Câu 230. Enzym ligaza tác dụng ở khâu nào trong kỹ thuật ghép gen?

Trả lời:  Ghép ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.

Câu 231. Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người đựơc ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?

Trả lời:  Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.

Câu 232. kĩ thuật di truyền có ưu thế hơn so với lai hữu tính thông thường?

Trả lời:  Kết hợp được thông tin di truyền từ các loài xa nhau.                                   

Câu 233. Hoá chất nào thường dùng để tạo đột biến thể đa bội?  

Trả lời:  Cônsixin.              

Câu 234. Cơ chế tác dụng của cônsixin là:

Trả lời:  Cản trở sự hình thành thoi vô sắc.

Câu 235. Giống táo má hồng được chọn ra từ kết quả xử lí đột biến hoá chất nào trên giống táo Gia Lộc?  

Trả lời:  NMU          

Câu 236. Tác nhân vật lí nào thường được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến vì không có khả năng xuyên sâu qua mô sống?

Trả lời:  Tia tử ngoại.

Câu 237. Trong thực tế chọn giống, loại đột biến được dùng để tăng lượng đạm trong dầu cây hướng dương là:

Trả lời:  chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 238. Đem lai lừa cái với ngựa đực thu được con la, đây là phương pháp:

Trả lời:  lai xa.

Câu 239. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong:

Trả lời:  lai khác dòng.       

Câu 240. plasmid là:

Trả lời:  

  • Cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.                          
  • Chứa ADN dạng vòng.
  • ADN plasmid tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.   

Câu 241. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:

Trả lời:  tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn.

{-- Từ câu 242 - 250  của tài liệu câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 251. Thoái hoá giống là hiện tượng:

Trả lời:  

  • con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm.
  • thế hệ sau khả năng chống chịu kém, bộc lộ các tính trạng xấu, năng suất giảm.
  • con cháu xuất hiện những quái thai dị hình, nhiều cá thể bị chết.

Câu 252. Khi giải thích về nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai, người ta đã đưa ra sơ đồ lai sau : aaBBdd x AabbDD → AaBbDd. Giải thích nào đúng với sơ đồ lai trên :

Trả lời:  F1 có ưu thế lai là do sự tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.

Câu 253. Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật là:

Trả lời:  gây ĐB nhân tạo kết hợp với chọn lọc.

Câu 254. Sơ đồ sau thể hiện phép lai tạo ưu thế lai:

\(\left. \begin{array}{l} A \times B \to C\\ D \times E \to G \end{array} \right\}C \times G \to H\)

Sơ đồ trên là:

Trả lời:  lai khác dòng kép.                                               

Câu 255. Trong lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do

Trả lời:  F1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

Câu 256. Kết quả hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?

Trả lời:  

  • Hiện tượng thoái hoá giống.                    
  • Tạo ra dòng thuần chủng.
  • Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.         

Câu 257. Hiện tượng ưu thế lai là:

Trả lời:  con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.

Câu 258. Dạng đột biến nào có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?

Trả lời:  Đột biến đa bội.

Câu 259. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do:

Trả lời:  các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.

Câu 260. Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta sử dụng phương pháp:

Trả lời:  Nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.

Câu 261. Ưu điểm chính của lai tế bào so với lai hữu tính là:

Trả lời:  có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau.

Câu 262. Ở thực vật, để duy trì, củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng phương pháp:

Trả lời:  nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Câu 263. Cacpêsenkô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ và cải bắp như thế nào?

Trả lời:  Lai cải bắp với cải củ được F1. Đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.

Câu 264. Vai trò của plasmit trong kỹ thuật cấy gen là:

Trả lời:  thể truyền.           

Câu 265. Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lý do chính là

Trả lời:  E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi.            

Câu 266. Trong kỹ thuật cấy gen, những đối tượng nào được dùng làm thể truyền?

Trả lời:  Plasmit và thể thực khuẩn.

Câu 267. Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào trong kỹ thuật cấy gen?

Trả lời:  Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.

Câu 268. Ứng dụng nào dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền?

Trả lời:  

  • Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ dầu mỏ để phân huỷ các vết dầu loang trên biển.
  • Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản suất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
  • Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.

Câu 269. Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật:

Trả lời:  chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 270. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm:

Trả lời:  có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.

Câu 271. Trong kỹ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách

Trả lời:  nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.

{-- Từ câu 272 - 282 của tài liệu câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 61 Câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF