YOMEDIA

Cơ chế di truyền biến dị Sinh học 12 trong đề thi THPT QG - P1 (Từ các đề tham khảo)

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo Cơ chế di truyền biến di trong đề thi THPT QG - P1  do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CƠ CHẾ BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN TRONG ĐỀ THI THPT QG – P1

(Trích từ các đề tham khảo)

Câu 1: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:

A. ARN mạch kép                        B. ARN mạch đơn               

C. ADN mạch kép           D. ADN mạch đơn

Câu 2: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.

B. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.

C. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.

D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 3: Trong quá trình dịch mã,

A. Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.

B. Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.

C. Mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN nhất định.

D. Mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.

Câu 4: Có một trình tự mARN [5’-AUG GGG UGX UXG UUU-3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?

A. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Adenin.

B. Thay thế nuclêôtit thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.

C. Thay thế nuclêôtit thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.

D. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli là không đúng?

(1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.

(2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A.

(3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa.

(4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ.

(5) Ba gen cấu trúc trong operon Lac được dịch mã đồng thời bởi một riboxom tạo ra một chuỗi polipeptit.

A. 1                                                B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?

(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.

(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.

(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.

(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.

A. 2                                                B. 3                                         C. 4                                         D. 5

Câu 7: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Đột biến đảo đoạn không làm mất vật chất di truyền, do đó, ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản khi ở thể dị hợp.

(2) Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

(3) Mất đoạn nhỏ thường được ứng dụng để lập bản đồ gen và loại bỏ những gen có hại ra khỏi bộ nhiễm sắc thể.

(4) Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung, góp phần tạo nên các gen mới dưới tác dụng của đột biến gen.

(5) Đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

A. 1                                                B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 8: Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:

(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.

(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.

(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.

(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.

(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.

Phương án nào sau đây là đúng?

A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng.         B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng.

C. (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng. D. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai.

Câu 9: Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.

(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.

(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.

(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).

(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là:

A. 1                                                B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 10: Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:

(I) AAaaBBbb x AAAABBBb                           (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb

(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb                       (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbb

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở  đời F1 của các phép lai trên?

(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.

(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.

(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.

(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.

A. 1                                                B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 11: Ở một loài thực vật, gen qui định màu sắc vỏ hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a1 > a, trong đó A qui định hoa đỏ, a1- hoa vàng, a - hoa trắng. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, các giao tử đều có khả năng thụ tinh và sức sống của các kiểu gen đều như nhau. Cho cá thể có kiểu gen Aa1aa tự thụ phấn thu được các cây F1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở F1\(\frac{1}{{36}}\)                  B. Tỉ lệ cây hoa vàng thu được ở F1\(\frac{1}{{4}}\)

C. Các cây hoa vàng ở Fcó 2 kiểu gen.                                 D. Cây hoa đỏ ở F1 có 6 kiểu gen.

Câu 12: Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Nếu khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về đời con của phép lai: % AaBb x &AaBb?

(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

(2) Số kiểu gen tối đa là 32.

(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12.

(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%.

A. 1                                                B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 13: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là

A. ADN của một tế bào nấm                                        B. ADN của một loại virut.

C. ADN của một tế bào vi khuẩn                                  D. Một phân tử ADN bị đột biến.

Câu 14: Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân thực,

A. Sau khi tARN mang axit amin cuối cùng đến khớp mã với bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit được giải phóng ra khỏi ribôxôm.

B. Mỗi ribôxôm bắt đầu dịch mã tại những điểm khởi đầu dịch mã khác nhau trên cùng một phân tử mARN.

C. Liên kết peptit giữa các axit amin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều 5’- 3’.

D. Nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã trên tARN và bộ ba mã sao trên mARN diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mARN.

Câu 15: Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, X cấu tạo nên mạch gốc của một gen cấu trúc thì số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có là:

A. 9                                    B. 26                           C. 27                           D. 24

Câu 16: Tiến hành một phép lai giữa hai cây ngô đều có lá xanh bình thường. Trong quá trình giảm phân tạo noãn đã xảy ra một đột biến gen lặn ở một số lục lạp gây mất màu xanh. Thế hệ cây lai trưởng thành

A. Bao gồm các cây lá xanh bình thường và các cây lá xanh đốm trắng.

B. Bao gồm các cây lá xanh bình thường, các cây lá xanh đốm trắng và các cây lá trắng hoàn toàn.

C. Đều mang gen đột biến bao gồm các cây lá xanh bình thường, các cây lá xanh đốm trắng và các cây lá trắng hoàn toàn.hưng không được biểu hiện ra kiểu hình.

D. Đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm lá xanh đốm trắng.

Câu 17: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc MNCDE*FGH và ABOPQ*R. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với dạng đột biến này?

 (1) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến khi ở thể dị hợp.

 (2) Xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng.

 (3) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

 (4) Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền và chuyển gen từ loài này sang loài khác.

 (5) Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 18: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

Cho một số nhận xét sau:

(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.

(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.

(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.

Số kết luận đúng là:

A. 2                                    B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 19: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.

(2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn.

(3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.

(4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới.

(5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.

(6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 20: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của thường biến?

(1) Các loài động vật đẳng nhiệt sống ở vùng nóng thường có tai, đuôi lớn hơn so với các loài tương tự sống ở vùng lạnh.

(2) Người bị bệnh phêninkêtô niệu nếu ăn kiêng sớm có thể hạn chế tác hại của bệnh.

(3) Giống thỏ Himalaya sống ở vùng lạnh có bộ lông trắng muốt trên toàn thân nhưng các đầu mút cơ thể như tai, đuôi, mõm, bàn chân lại có lông màu đen

(4) Hoa của cây cẩm tú cầu có thể có màu đỏ hoặc màu tím tùy thuộc vào độ pH của đất.

(5) Khi thiếu thức ăn, cá mập có thể ăn thịt con non mới nở.

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 21: Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđrô tiến hành nhân đôi 5 đợt. Nếu trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử 5-Brôm Uraxin liên kết với một nuclêôtit trên một mạch khuôn của gen thì tổng số nucleotit mỗi loại có trong các gen đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-Brôm Uraxin chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen trên.

A. A = T =  4207; G = X = 6293                        B. A = T = 8985; G = X = 13500.

C. A = T =  4193; G = X = 6307.                       D. A = T = 8985; G = X = 13515.

Câu 22: Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd thực hiện quá trình nguyên phân. Giả sử một NST A của cặp Aa và một NST b của cặp Bb không phân li. Các tế bào con có thể có thành phần nhiễm sắc thể là: (1) AAaBBbDd và abDd, (2) AAbbDd và aaBBDd, (3) AAaBbbDd và abDd, (4) ABDd và AaaBbbDd, (5) AAaBDd và aBbbDd, (6) AAaBbbDd và aBDd.

A. (1), (2).                         B. (3), (5)                   C.  (2), (4)                  D. (5), (6).

Câu 23: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24, nếu giả sử các thể ba kép vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Cho một thể ba kép tự thụ phấn thì loại hợp tử có 26 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 37,5%               B. 12,5%                    C. 31,25%.                 D. 6,25%

Câu 24: Xét phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AaBbDdee.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 10% tế bào sinh tinh có hiện tượng NST kép mang D không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng có hiện tượng NST kép mang d không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Biết rằng các giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một số nhận xét sau:

(1) Số loại kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.

(2) Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 36 kiểu gen.

(3) Theo lý thuyết, tỉ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con là 1,13%.

(4) Theo lý thuyết, tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 6,875%.

Số phát biểu đúng là:

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 25: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là

A. Axit nucleic     B. Prôtêin                   C. ADN.                     D. ARN.

Câu 26: Thành phần nào sau đây không tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN?

A. ARN pôlimeraza                                             B. ADN pôlimeraza

C. Enzim nối ligaza.                                            D. Enzim cắt restrictaza

Câu 27: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên NST thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Tế bào này nếu có thể phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là

A. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc. 

B. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.

C. Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.

D. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.

Câu 28: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.

B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.

C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit.

D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.

Câu 29: Cho các hiện tượng sau đây:

(1) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.

(2) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.

(3) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu sắc khác nhau như màu lục, nâu hoặc vàng, giúp chúng ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.

(4) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.

Các hiện tượng được gọi là thường biến bao gồm:

A. 1, 2, 3.               B. 1, 4.                                    C. 1, 3, 4.                   D. 1, 2, 3, 4.

Câu 30: Cho biết các codon (bộ ba mã sao) mã hóa các axit amin tương ứng như sau: AAU: Asparagin(Asn), XXX: Prolin(Pro), GGG: Glixin(Gly) và UUU: Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hoá cho chuỗi polipeptit gồm các axit amin theo trình tự sau: Phe – Gly – Asn – Pro?

A. 5’– GGGTTAXXXAAA – 3’.                       B. 5’ – AAAXXXTTAGGG – 3’.

C.  3’ – GGGTTAXXXAAA – 5’.                      D. 5’– GGGATTXXXAAA – 3’.

Câu 31: Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?

(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biểu hiện ra kiểu hình.

(4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 32: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. coli?

(1) Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.

(2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen.

(3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN - polimeraza.           

(4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.

(5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 33: Quan sát hình ảnh sau đây: 

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?

(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm.

(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm.

(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.

(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.

(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.

(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép.

A. 1                        B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 34: Phân tích trình tự các băng trên NST số 2 của 6 dòng ruồi giấm ở các vùng địa lí khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Dòng

A

B

C

D

E

F

Trình tự các băng trên NST

12345678

12263478

15432678

14322678

16223478

154322678

Giả sử dòng A là dòng gốc. Nếu mỗi dòng chỉ phát sinh từ một dòng trước đó bằng một đột biến, trình tự xuất hiện các dòng lần lượt là:

A.  A→B→C→F→E→B.                                               B.  A→B→C→D→E→F.

C. A→C→E→F→D→B.                                                D. A→C→F→D→E→B.

Câu 35: Trong quá trình giảm phân ở người mẹ, ở lần phân bào I, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường nhưng trong lần phân bào II, 50% số tế bào có hiện tượng không phân ly ở nhiễm sắc thể giới tính. Quá trình giảm phân ở người bố bình thường, không có đột biến xảy ra. Người vợ đang mang thai và sắp sinh thì khả năng đứa con họ sinh ra bị bất thường về số lượng nhiễm sắc thể là:

A.  \(\frac{{5}}{{8}}\)      B.    \(\frac{{1}}{{2}}\)     C.   \(\frac{{3}}{{8}}\)    D.  \(\frac{{3}}{{7}}\)

Câu 36: Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1:1:1:1:4:4.

(2) F1 có tối đa 12 kiểu gen và 4 kiểu hình.

(3) Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp về một trong hai tính trạng ở F1 là  \(\frac{{37}}{{144}}\)       

(4) Tỉ lệ của kiểu gen giống cây P thu được ở thế hệ lai là \(\frac{{37}}{{144}}\)

(5) Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ\(\frac{{34}}{{35}}\).

A. 1                                    B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 37: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit?

A. Đường pentose                                               B. Nhóm phôtphát.

C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát.                       D. Bazơ nitơ.

Câu 38: Ở ngô, gen nằm trong tất cả các lạp thể của một tế bào sinh dưỡng bị đột biến. Khi tế bào này nguyên phân bình thường, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.

B. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình tạo nên thể khảm.

C. Chỉ một số tế bào con mang đột biến và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.

D. Gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.

Câu 39: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?

 A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.

B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.

C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.

D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.

Câu 40: Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của opêron Lac vi khuẩn E. coli:

(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế.

(2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron.

(3) Vùng vận hành được giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN.

(4) Các gen cấu trúc không được phiên mã và dịch mã.

(5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế.

(6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ.

Khi môi trường có lactôzơ thì trình tự diễn ra của các sự kiện là:

A. 1->2->4                       B. 1->2->3->6                      C. 1->2->3->5->6    D. 1->5->3->6.

Câu 41: Cho các phát biểu sau đây về quá trình sinh tổng hợp protein:

(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

(2) Tiểu phần bé tiếp xúc trước tiểu phần lớn trong quá trình dịch mã.

(3) Trên cùng một mARN có thể có nhiều riboxom cùng hoạt động.

(4) Mỗi loại riboxom chỉ hoạt động trên những loại mARN nhất định.

(5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên cùng một mARN ở cùng một thời điểm có số lượng, thành phần axit amin khác nhau.

A. 1                                   B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 42: Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 5 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G-X và số gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.

A. 3 và 28                         B. 7 và 24                  C. 15 và 16.               D. 1 và 30

Câu 43: Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau:

5’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT– XXA – ATG – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’

Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể xảy ra?

(1) Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’.

(2) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(3) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(4)Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit X-G.

Số trường hợp là:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 44: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:

(1) Tế bào A mang có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.

(2) Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.

(3) Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.

(4) Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.

(5) Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.

Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:

A. 1                                   B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 45: Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen thuộc 1 cặp NST thường. Nếu giả sử quần thể bao gồm các loại cây thể lưỡng bội, tam nhiễm và tứ nhiễm đều có khả năng sinh giao tử bình thường và các giao tử đều sống sót  thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có sư phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1: 2: 1?

A. 3                                    B. 6                             C. 9                             D. 15

Câu 46: Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?

A. AAA, AO, aa   B. Aaa, AO, AA        C. AAA, AO, Aa       D. AAa, aO, AA.

Câu 47: Ở một loài động vật có vú, phép lai giữa một con cái bị đột biến thể một ở cặp NST số 8 và một con đực bị đột biến thể ba ở cặp NST số 10 sinh ra một con non có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng giống với các con bình thường. Nếu trong giảm phân của cặp bố mẹ này, NST vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến mới thì khả năng con non này bị đột biến NST
là:

A. 37,5%       B. 25%            C. 75%         D. 50%
Câu 48: Nếu trong quá trình giảm phân ở tất cả các tế bào sinh trứng của châu chấu cái (2n=24) đều hoàn toàn bình thường, còn ở tất cả các tế bào sinh tinh của châu chấu đực đều không có sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính thì tính theo lí thuyết, khi 2 con châu chấu này giao phối với
nhau sẽ tạo ra loại hợp tử chứa 23 nhiễm sắc thể với tỉ lệ là:

A. 25%                B. 50%                C. 75%          D. 12,5%
Câu 49: Chỉ có 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?

A. 9 loại.            B. 8 loại               C. 3 loại          D. 27 loại.
Câu 50: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào?

(1) Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.

(2) Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể.

(3) Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào.

(4) Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

(5) Mỗi gen chỉ có một alen trong tế bào.

A. 4             B. 1            C. 2            D. 3
Câu 51: Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?

A. Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến một tính trạng của cơ thể.

B. Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

C. Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.

D. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 52: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

(1) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

(2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

(3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và prôtêin loại histôn.

(4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30nm và 300nm.

A. 4               B. 3                  C. 1              D. 2
Câu 53: Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số nuclêôtit của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là

A. 40%         B. 30%             C. 20%        D. 10%
Câu 54: Cho các hiện tượng sau:

(1) Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

(2) Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.

(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

(4) Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza.

Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?

A. 3          B. 2           C. 5             D. 4
Câu 55: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

(1) Bazơ nitơ hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường có hại.

A. 2                 B. 5               C. 6                D. 4
Câu 56: Một loài giao phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Nếu mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét một gen có 3 alen thì số thể ba kép khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là
A. 77760.       B. 1944000             C. 388800                  D. 129600.
Câu 57: Ở một loài sinh vật (2n = 24), trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái cặp nhiễm sắc thể thứ 3 không phân li tạo giao tử (n+1), ở con đực cặp nhiễm sắc thể thứ 6 không phân li tạo giao tử (n+1). Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n+1) nói trên có thể phát triển thành

A. Thể tam bội        B. Thể tứ bội                C. Thể ba kép           D. Thể ba kép hoặc thể bốn.
Câu 58: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể.

Xét các phát biểu sau:

(1) Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.

(2) Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.

(3) Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.

(4) Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.

(5) Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.

Số phát biểu không đúng là:

A. 3             B. 4            C. 2             D. 1
Câu 59: Ở một loài thực vật, gen A – trội hoàn toàn quy định màu hoa đỏ; gen lặn a – hoa trắng. Biết rằng hạt phấn (n+1) của cây thể ba (2n+1) không tham gia thụ tinh. Phép lai nào sau đây tạo ra kết quả ở đời sau có các cây (3n+1) toàn ra hoa đỏ?

A. ♂ (2n + 1) Aaa x ♀ (4n) AAAA            B. ♀ (2n + 1) AAa x ♂ (4n) Aaaa.

C. ♀ (2n + 1) Aaa x ♂ (4n) Aaaa.           D. ♂ (2n + 1) Aaa x ♀ (4n) AAaa
Câu 60: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.

(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb x Aabb.

(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AAaaBBbb x Aabb.

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

A. 3 phép lai.            B. 2 phép lai.                   C. 4 phép lai.             D. 1 phép lai.
Câu 61: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:

A. Ba loại U, G, X.                 B. Ba loại A, G, X.                  C. Ba loại G, A, U.                     D. Ba loại U, A, X.

Câu 62: Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?

(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính.

(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.

(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến.

5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.

A. 1              B. 2                     C. 3               D. 4
Câu 63: Một biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit xảy ra ở E.coli nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình. Cho các nguyên nhân sau đây:

(1) Do tính thoái hóa của mã di truyền.

(2) Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.

(3)Do đột biến xảy ra ở các đoạn intron trên gen cấu trúc.

(4) Đột biến xảy ra tại mã mở đầu của gen.

(5) Đột biến xảy ra tại vùng khởi động của gen.

Có bao nhiêu nguyên nhân là đúng?

A. 1              B. 2             C. 3            D. 4
Câu 64: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là không đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?

(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.

(2) Quá trình nhân đôi và phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN polimeraza.

(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.

(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.

(5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau.

A. 1             B. 2               C. 3                      D. 4
Câu 65: Một gen nhân đôi liên tiếp 4 lần. Giả sử rằng 5­Brôm Uraxin chỉ xâm nhập vào một sợi mới đang tổng hợp ở một trong hai gen con đang bước vào lần nhân đôi thứ hai thì tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường được tạo ra từ quá trình nhân đôi trên là bao nhiêu?

A.1/15          B.1/7            C.1/14                 D. 1/16

{-- Từ câu 66 - 162 của tài liệu Cơ chế di truyền biến di trong đề thi THPT QG - P1 vui lòng xem tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Cơ chế di truyền biến di Sinh học 12 trong đề thi THPT QG - P1 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON