YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm ôn tập chủ đề Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa lí 12 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Kiến thức trọng tâm ôn tập chủ đề Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa lí 12 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân bao gồm lý thuyết trọng tâm và các câu hỏi ôn tập chủ đề Vị trí địa lí và lãnh thổ Việt Nam nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Địa lý đã học. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

I. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản

1. Vị trí địa lí

a. Đặc điểm

  • Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
  • Tiếp giáp: với nhiều nước cả trên đất liền và trên biển (Atlat trang 4,5 )
  • Tọa độ địa lí
  • Phần đất liền:
    • 8o34’B (cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)=> 23o23’B (cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)
    • 102o09’Đ (cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện M­ường Nhé, tỉnh Điện Biên)=> 109o24’Đ (cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.)
    • Trên vùng biển: kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050B và khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020Đ tại Biển Đông.
  • Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7

b. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam

  • Ý nghĩa tự nhiên
    • Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
    • Tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú:
    • Tự nhiên có sự phân hóa đa dạng
    • Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, ngập lụt,…
  • Ý nghĩa kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng.
    • Về kinh tế: Vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài
    • Về văn hoá-xã hội: Vị trí đia lí tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực
    • Về chính trị và quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2. Phạm vi lãnh thổ.

=> Là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

a. Vùng đất:

  • Bao gồm: toàn bộ phần đất liền và hải đảo ở n­ước ta
  • Diện tích: 313.212 km2 (Átlat trang 30)
  • Đ­ường biên giới trên bộ chung với các n­ước dài trên 4600 km giáp Trung Quốc, Lào và Camphuchia
  • Đảo: hơn 4000 đảo với 2 quần đảo  xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Vùng biển

  • Diện tích trên 1 triệu km2
  • Tiếp giáp vùng biển của 8 quốc gia ( atlat)
  • Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế ( mặt nước) và thềm lục địa ( đáy biển)

c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ

II. Câu hỏi và bài tập

{-- Nội dung phần câu hỏi và bài tập của tài liệu Kiến thức trọng tâm ôn tập chủ đề Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm ôn tập chủ đề Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa lí 12 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF